CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Các lý thuyết cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến mức độ
trình bày, cơng bố thơng tin
2.3.1 Lí thuyết tín hiệu (Signalling theory)
Lí thuyết tín hiệu do Spence khởi xướng năm 1973 nhằm giải thích tính bất cân xứng thông tin trên thị trường lao động, nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu kế tốn, tài chính sử dụng để giải thích các vấn đề nghiên cứu của mình có liên quan đến tính bất cân xứng thơng tin giữa nhà quản trị và các nhà đầu tư. Bằng lí thuyết tín hiệu, Ross (1977) đã lập luận rằng sự tồn tại của thông tin bất cân xứng được xem là lí do để các cơng ty tốt sử dụng thơng tin tài chính của mình gửi tín hiệu thị trường. Bài viết vận dụng lí thuyết tín hiệu nhằm giải thích các nhân tố quy mơ và tỉ lệ nợ ngoài trên tổng nguồn vốn ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin Công cụ tài chính.
2.3.2 Lí thuyết ủy nhiệm (Agency theory)
Lí thuyết ủy nhiệm nghiên cứu mối quan hệ bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm trong cổ đông và nhà quản trị ( ensen Meckling, 1976). Lí thuyết này dựa trên cơ sở tồn tại của thơng tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, khiến phát sinh chi phí ủy nhiệm (Levinthal, 1988). Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác. Lý thuyết ủy nhiệm góp phần giải thích ảnh hưởng của quy mơ, lợi nhuận và tỉ lệ nợ ngoài trên tổng nguồn vốn đến mức độ công bố thơng tin Cơng cụ tài chính trên Báo cáo tài chính được lý giải ở các giả thuyết nghiên cứu trong phần sau.
2.4 Cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu
Phần này trình bày những nghiên cứu thực nghiệm cùng kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, từ đó đưa ra mơ hình đề nghị. Quy ước:
(0): Các biến có ảnh hưởng nhẹ với mức độ cơng bố thơng tin thì được giả định là khơng ảnh hưởng.
(+): nhân tố có mối tương quan thuận với mức độ trình bày và cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính.
(-): nhân tố có mối tương quan nghịch với mức độ trình bày và cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính.
2.4.1 Nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2006)
Nghiên cứu xác định các tiêu chuẩn cơng bố tự nguyện về cơng cụ tài chính ở các doanh nghiệp Bồ Đào Nha, Bảng Hạng mục Công bố được phát triển dựa vào các quy định ở IAS 32: Cơng bố và trình bày và IAS 39: Ghi nhận, đo lường. Kết quả nghiên cứu của tác giả như sau:
Tên biến Đo lường biến Chiều ảnh hưởng
Đặc điểm công ty
Quy mô Ln(Tổng tài sản)
Ln(Tổng doanh thu) + + Ngành Biến giả: 1: Tài chính 0: Phi tài chính +
Doanh nghiệp kiểm tốn
Biến giả:
1: doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big5 0: doanh nghiệp khơng được kiểm tốn bởi Big5
+
Tình trạng niêm yết
Biến giả:
1: công ty trong nước
0: cơng ty nước ngồi/ niêm yết nhiều thị trường
-
Mức độ quốc tế hóa
Doanh thu ở nước ngồi/ tổng doanh thu +
Cơ cấu tài chính
Địn bẩy tài chính Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu 0
Độ phổ biến của chủ sở hữu
Tỷ lệ cổ phần được sở hữu bởi 5 cổ đông lớn nhất
Tên biến Đo lường biến Chiều ảnh hưởng
Cổ đông Chỉ số giá thị trường/ Tổng tài sản 0
Quản trị doanh nghiệp
Thành phần HĐQT Mức độ độc lập của giám đốc 0
Tuân thủ các
khuyến nghị của ủy ban thị trường chứng khoán về mức độ độc lập của giám đốc Biến giả: 1: tuân thủ 0: không tuân thủ 0 Tuân thủ các
khuyến nghị của ủy ban thị trường chứng khoán về quản trị doanh nghiệp Biến giả: 1: tuân thủ 0: không tuân thủ 0
2.4.2 Nghiên cứu của Hassan và các cộng sự (2006 – 2007)
Nghiên cứu của Hassan và các cộng sự (2006 – 2007) tập trung vào tính minh bạch của các cơng bố về cơng cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng ở Úc trong khoảng thời gian 1998 - 2001. Họ đo lường tính minh bạch dựa trên chỉ số công bố thông tin dựa trên hội đồng chuẩn mực kế toán Úc AASB 1033 – Trình bày và cơng bố cơng cụ tài chính. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng tính minh bạch của cơng bố cơng cụ tài chính phái sinh giữa các doanh nghiệp trong ngành khai khoáng gia tăng qua các thời kỳ.Tuy nhiên, vẫn còn bằng chứng về sự không tuân thủ với những yêu cầu về công bố, đặc biệt là khi liên quan tới giá trị hợp lý ròng. Kết quả nghiên cứu của tác giả như sau:
Tên biến Đo lường biến Chiều ảnh hưởng
Quy mô Log(Tổng tài sản) +
Hiệu suất Chỉ số giá/ thu nhập +
Lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản 0
P/E Chỉ số giá thị trường/ giá trị sổ sách ròng 0
Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu +
Loại hình doanh nghiệp
Biến giả:
1: Cơng ty không trách nhiệm (*) 0: công ty trách nhiệm hữu hạn
0
Doanh nghiệp kiểm toán
Biến giả:
1: doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big5
0: doanh nghiệp khơng được kiểm tốn bởi Big5 0 Nghiên cứu và phát triển (R D) Biến giả: 1: công ty R D 0: cơng ty khơng có R D 0
MTB Giá thị trường/ giá trị sổ sách của tài sản cố định
hữu hình
0
DTE Tổng nợ/ giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông 0
(*) Đây là mơ hình cơng ty khá đặc biệt, gắn liền với sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ ở Úc. Một công ty được đăng ký dưới hình thức cơng ty khơng trách nhiệm nếu như: (1) nó có vốn cổ phần; (2) Điều lệ của công ty khẳng định rằng đối tượng duy nhất của nó là mục đích khai thác mỏ và (3) Điều lệ của cơng ty khơng có qui định về việc cơng ty có quyền địi hỏi các cổ đơng phải góp đủ tiền trên các cổ phiếu mà họ chưa nộp đủ.
2.4.3 Nghiên cứu của Malaquias và Vargas (2013)
Nghiên cứu của Malaquias và Vargas (2013) phân tích mức độ cơng bố thơng tin của các cơng cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô (ln(tài sản)) và tuổi của các doanh nghiệp của Brazil có mối tương quan thuận đến mức độ cơng boosthoong tin về các cơng cụ tài chính trong báo cáo tài chính dựa trên Các chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS.
2.4.4 Mơ hình nghiên cứu đề nghị
Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các nhân tố tác động đến mức độ công bố thơng tin cơng cụ tài chính đã giúp xác định và chứng minh những nhân tố có khả năng tác động đến mức cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính. Những nhân tố này có thể giống nhau hoặc khác nhau trong từng nghiên cứu, thậm chí mức độ tác động của các nhân tố trong từng nghiên cứu là khác nhau. Người nghiên cứu tiến hành tổng hợp các nhân tố tác động được đa số các nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn khi nghiên cứu để làm cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố đưa vào mơ hình trong bài nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu đề nghị được đưa ra với các nhân tố tác động là Biến quy mô; Kết quả kinh doanh; Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu; Doanh nghiệp kiểm toán. Những nhân tố này dung để đo lường biến phụ thuộc là Mức độ trình bày và cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã tóm tắt các khái niệm liên quan đến Cơng cụ tài chính và cách trình bày, cơng bố thơng tin Cơng cụ tài chính. Bên cạnh đó, nội dung chương 2 cịn nêu lên các cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến mức độ trình bày, cơng bố thơng tin Cơng cụ tài chính trênbáo cáo tài chính tạicác doanh nghiệp Việt Nam và giới thiệu các mơ hình nghiên cứu liên quan trên thế giới, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu đề nghị. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả đưa ra kết luận trong những chương sau.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về thị trường tài chính và cơng cụ tài chính tại Việt Nam
Năm 1986 Việt Nam chính thức chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của trung tâm chứng khoán (http://www.hsx.vn/)
Tháng 7/2000, trung tâm chứng khoánTP.HCM (từ năm 2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động - đây chính là một sự khác biệt được khởi tạo sau hơn 10 năm của chính sách đổi mới nền kinh tế. Ngày mở cửa và cũng là phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 02 cổ phiếu của Cơng ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM); 02 cơng ty chứng khốn; 01 trung tâm giao dịch chứng khoán kiêm chức năng trung tâm lưu ký và 01 ngân hàng chỉ định thanh toán. (http://www.hsx.vn/)
Ngày 08/03/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (từ năm 2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đến nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức giao dịch chứng khốn sơ cấp với hai hoạt động chính là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu; và giao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường gồm thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM), và thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ. (http://www.hnx.vn/)
Sau 15 năm hoạt động, quy mô và phạm vi của thị trường tuy có những thăng trầm song vẫn đang dần lớn mạnh. Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, mức vốn
hóa thị trường chứng khốn Việt Nam tính đến tháng 12/2014 đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết với tổng giá trị là 425.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM chiếm 78,19%. Thị trường trái phiếu cũng tăng trưởng mạnh mẽ (23 - 25% so với 2013). (http//www.cafef.vn/)
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện mạnh. Đến tháng 12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2013; quy mơ giao dịch bình qn mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.
Tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2014 ước đạt 237.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư tồn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm do chịu tác động từ các điều kiện kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước song thị trường chứng khốn vẫn đạt kết quả khá tích cực. Việt Nam vẫn được xếp vào các nước có thị trường chứng khốn tăng trưởng đứng đầu trên thế giới.
3.2 Mẫu nghiên cứu
Mức độ trình bày và công bố thông tin cơng cụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài doanh nghiệp. Để có kết luận đầy đủ hơn tác giả đã đưa ra một số giả thuyết và lựa chọn một số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát thực tế đồng thời định lượng các nhân tố ảnh hưởng.
Có hai cách tiếp cận để nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các cơng ty. Cách thứ nhất là nghiên cứu theo chuỗi thời gian cho nhiều công ty. Cách này có ưu điểm là đánh giá được tiến triển mức độ công bố
thông tin theo thời gian, được sử dụng khi muốn đánh giá mức độ cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính của doanh nghiệp với những thay đổi về quy định pháp lý cơ chế công bố thông tin. Cách thứ hai là nghiên cứu tại một thời điểm. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu tại một thời điểm phản ánh được thực tế công bố thông tin. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận thứ hai: nghiên cứu mức độ trình bày và cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính của các cơng năm 2014. Những cơng ty hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm sẽ bị loại khỏi mẫu vì những đặc điểm riêng của nó khơng thể so sánh với những doanh nghiệp. Số mẫu cịn lại là 285 cơng ty. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 100 công ty với tỷ lệ 35%. Cụ thể, tác giả khảo sát ngẫu nhiên báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014, do các cơng ty kiểm tốn khác nhau thực hiện, trong đó 50 cơng ty có quy mơ vốn hóa lớn và trung bình (nằm trong VN100) và 50 cơng ty có giá trị vốn hóa thấp (nằm trong VNsmallcap).
3.3 Giả thuyết nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính đã được trình bày ở chương II, tác giả tiến hành xác định các biến số và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cùng các thang đo phù hợp với nhân tố trong giả thuyết.
Việc xây dựng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong phân tích dựa vào những nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, các nhân tố được lựa chọn thích hợp với việc xác định mức độ Công bố thông tin cơng cụ tài chính và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích phân tích thống kê.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định nhân tố quy mô được đo lường bởi tổng tài sản có tác động đến mức độ cơng bố thơng tin về Cơng cụ tài chính. Theo Lopes và các đồng sự (2006), Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007), Vargas (2013), đều cho thấy quy mơ doanh nghiệp lớn thì mức độ cơng bố về các cơng cụ tài chính thì cao hơn các doanh nghiệp nhỏ.
Thứ nhất, các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có tổng tài sản lớn, khối lượng sản phẩm, dịch vụ lớn hơn, cấu trúc tài sản phức tạp hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Do đó các thơng tin về cơng cụ tài chính cần trình bày sẽ nhiều hơn.
Thứ hai, theo lý thuyết ủy nhiệm, chi phí ủy nhiệm có liên quan đến sự tách biệt quyền quản lý và quyền sở hữu, thường xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mơ lớn. Chi phí ủy nhiệm có xu hướng gia tăng cùng với quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mơ lớn có khả năng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn để nỗ lực giảm chi phí này.
Giả thuyết đặt ra là:
H1: Doanh nghiệp có quy mơ tài sản lớn hơn sẽ có mức độ trình bày và cơng bố thơng tin về Cơng cụ tài chính cao hơn doanh nghiệp có quy mơ tài sản thấp hơn.
Theo lý thuyết tín hiệu thì khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi có thể sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn để truyền đạt những tin tốt tới các nhà đầu tư nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là phát những tín hiệu tốt ra thị trường. Ngoài ra lý thuyết ủy nhiệm với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm trong nhà quản trị và cổ đơng. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì việc cung cấp nhiều thông tin chi tiết như vậy sẽ góp phần giải quyết vấn đề thơng tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên này.
Nghiên cứu của Hassan, Percy và Goodwin-Stewart (2006 – 2007) cho thấy