Tổng quan về thị trường tài chính và công cụtài chính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (Trang 39 - 41)

Năm 1986 Việt Nam chính thức chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của trung tâm chứng khoán (http://www.hsx.vn/)

Tháng 7/2000, trung tâm chứng khoánTP.HCM (từ năm 2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động - đây chính là một sự khác biệt được khởi tạo sau hơn 10 năm của chính sách đổi mới nền kinh tế. Ngày mở cửa và cũng là phiên giao dịch đầu tiên chỉ có 02 cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM); 02 công ty chứng khoán; 01 trung tâm giao dịch chứng khoán kiêm chức năng trung tâm lưu ký và 01 ngân hàng chỉ định thanh toán. (http://www.hsx.vn/)

Ngày 08/03/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (từ năm 2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đến nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức giao dịch chứng khoán sơ cấp với hai hoạt động chính là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu; và giao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường gồm thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM), và thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ. (http://www.hnx.vn/)

Sau 15 năm hoạt động, quy mô và phạm vi của thị trường tuy có những thăng trầm song vẫn đang dần lớn mạnh. Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, mức vốn

hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến tháng 12/2014 đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng, tăng 21,77% so với năm 2013 và tương đương 32,24% GDP. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết với tổng giá trị là 425.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2013; trong đó giá trị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM chiếm 78,19%. Thị trường trái phiếu cũng tăng trưởng mạnh mẽ (23 - 25% so với 2013). (http//www.cafef.vn/)

Thanh khoản thị trường có sự cải thiện mạnh. Đến tháng 12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2013; quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.

Tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2014 ước đạt 237.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013 và đóng góp 27,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó tổng giá trị huy động qua phát hành Trái phiếu Chính phủ ước đạt 214.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% tổng giá trị vốn huy động và gần tương đương với mức huy động vốn kỷ lục trong năm 2013.

Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm do chịu tác động từ các điều kiện kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước song thị trường chứng khoán vẫn đạt kết quả khá tích cực. Việt Nam vẫn được xếp vào các nước có thị trường chứng khoán tăng trưởng đứng đầu trên thế giới.

3.2 Mẫu nghiên cứu

Mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài doanh nghiệp. Để có kết luận đầy đủ hơn tác giả đã đưa ra một số giả thuyết và lựa chọn một số các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát thực tế đồng thời định lượng các nhân tố ảnh hưởng.

Có hai cách tiếp cận để nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty. Cách thứ nhất là nghiên cứu theo chuỗi thời gian cho nhiều công ty. Cách này có ưu điểm là đánh giá được tiến triển mức độ công bố

thông tin theo thời gian, được sử dụng khi muốn đánh giá mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của doanh nghiệp với những thay đổi về quy định pháp lý cơ chế công bố thông tin. Cách thứ hai là nghiên cứu tại một thời điểm. Các nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu tại một thời điểm phản ánh được thực tế công bố thông tin. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận thứ hai: nghiên cứu mức độ trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính của các công năm 2014. Những công ty hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm sẽ bị loại khỏi mẫu vì những đặc điểm riêng của nó không thể so sánh với những doanh nghiệp. Số mẫu còn lại là 285 công ty. Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 100 công ty với tỷ lệ 35%. Cụ thể, tác giả khảo sát ngẫu nhiên báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM năm 2014, do các công ty kiểm toán khác nhau thực hiện, trong đó 50 công ty có quy mô vốn hóa lớn và trung bình (nằm trong VN100) và 50 công ty có giá trị vốn hóa thấp (nằm trong VNsmallcap).

Một phần của tài liệu Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (Trang 39 - 41)