tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi để đảm bảo quy định kĩ thuật và vệ sinh kiểm dịch động thực vật
Hiện nay, hầu hết các vùng nuôi trồng thủy sản được phát triển tự phát, nhiều vùng có quy hoạch nhưng thực sự không tuân theo quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, thậm chí không phù hợp với từng loại thủy sản, hiện tượng ô nhiễm xảy ra phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Vì vậy cần phải quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng thủy sản để tạo ra các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, hạn chế ô nhiễm và lây nhiễm chéo.
Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đặc điểm của vùng nuôi phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại thủy sản. Quy hoạch vùng nuôi phải đi trước một bước và phải được triển khai phê duyệt một cách kịp thời, vì hiên nay các vùng nuôi thủy sản địa phương, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển tự phát rất nhanh. Nếu quy hoạch không đi trước một bước thì khi có quy hoạch các vùng nuôi phát triển tự phát rất khó khăn trong việc cải tạo phù hợp với quy hoạch.
Đồng thời các vùng được quy hoạch phải có quy mô đủ lớn thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và mô hình nuôi trồng sạch. Các vung quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng, đường sắt, hệ thống xử lí nước nuôi, xử lí nước thải, dịch vụ cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, kĩ thuật nuôi trồng.
3.1.4 Thực hiện liên kết 6 “nhà” để đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh dịch tễcho hàng thủy sản XK