phẩm từ trung ương đến địa phương đủ năng lực để kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản
Hình thành và ổn định tổ chức cơ quan quản lí chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản tại các địa phương, trong đó chức năng xây dựng và ban hành chính sách cần có một bộ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lí sản xuất hoặc nằm ngay trong bộ sản xuất như Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công nhận để đưa vào hướng dẫn thực hiện, sớm sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn.
Xây dựng cơ quan thẩm quyền kiểm soát an toàn vệ sinh trên toàn quốc trên cơ sở các cơ quan hiện có ở các bộ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện và cơ quan này đồng thời kiểm soát cả NK và XK.
Tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị... phục vụ công tác kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng được các quy định của HACCP. Hầu hết các tỉnh hiện nay chưa được đầu tư thiết bị cơ bản để kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản. Hiện nay nhu cầu đào tạo của các cơ quan địa phương còn rất lớn, đặc biệt là rất cần các khóa huấn luyện chuyên sâu để có thể ứng dụng ngay trong thực tế. Các địa phương cần xác định chính xác nhu cầu đào tạo, có kế hoạch và xếp thứ tự ưu tiên cụ thể từ đó phối hợp chặt chẽ với cục và trung tâm vùng thực hiện triển khai.