2.3.3.1. Thành công
- Số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP, được phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU ngày càng tăng. Năm 2001 mới chỉ có 56 doanh nghiệp, sau hơn 10 năm con số này đã đạt 415 doanh nghiệp vào năm 2012. Bên cạnh đó, khả năng đáp ứng các quy định của hệ thống HACCP cũng tăng lên. Các doanh nghiệp chế biến được thanh tra EU đánh giá: đã đáp ứng cơ bản yêu cầu của EU về điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và có điều kiện vệ sinh khá tốt.
- Ngành thủy sản Việt Nam đã có những chính sách, biện pháp tích cực và kịp thời trong việc đáp ứng tiêu chuẩn HACCP của Châu Âu. Các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU ngày càng đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng. Tỷ trọng lô hàng bị thị trường EU
cảnh báo do vi phạm dư lượng về kháng sinh, hóa chất, vi sinh vật đã giảm qua các năm, giảm từ 10,2 % năm 2008 xuống còn 0,08% vào năm 2012. Đến nay Việt Nam đã vượt qua các rào cản của EU. EU cũng đã công nhận Việt Nam đảm bảo độ tin cậy trong việc kiểm soát dư lượng đối với thủy sản nuôi.
2.3.3.2.Hạn chê
- Sản phẩm thủy sản bị nhiễm hóa chất, kháng sinh,tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp
- Ngày càng có nhiều loại hóa chất kháng sinh được các nước phát triển đưa vào danh sách cấm và hạn chế sử dụng, điển hình là chính sách “Dư lượng bằng 0” của EU.
- Việc áp dụng HACCP trong các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu còn mang nặng tính hình thức, đối phó với các thị trường nhập khẩu, với cơ quan kiểm tra, dẫn đến nhiều lô hàng bị hủy bỏ hoặc bị trả về do không đạt yêu cầu.
- Công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản còn lạc hậu dẫn đến khâu kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Các Bộ, Ngành, Hiệp hội thủy sản Việt Nam chưa phát huy được hết vai trò của mình trong việc cung cấp hỗ trợ thông tin về các quy định của thị trường EU cũng như việc đáp ứng tiêu chuẩn HACCP của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân:
- Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín toàn bộ quy trình nguồn nguyên liệu của mình. Thức ăn, thuốc, hóa chất cung ứng cho nuôi trồng thủy sản ngày càng phong phú về chủng loại, đã có nhiều cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi lựa chọn. Tuy nhiên, việc quản lý đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở kinh doanh thuốc, hóa chất còn nhiều bất cập. Tình trạng người nuôi trồng thủy sản tùy tiện sử dụng thuốc, hóa chất bị cấm vẫn xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm thủy sản.
- Thị trường nhập khẩu có yêu cầu cao và thay đổi theo hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn,cùng với sự phát triển của khoa học và sự gia tăng mối quan tâm về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm.
-Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ việc áp dụng thực sự HACCP tại cơ sở và thực sự coi HACCP là biện pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng và VSATTP đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất