Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 31 - 32)

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn.Việc áp dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước.

Chúng tôi thu thập số liệu đã thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến và theo OTC của Hoàng Chung (2008) [7] như sau:

- Tuyến điều tra: dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, hồ sơ quản lý rừng của phường Ngọc Xuân - thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng và các tài liệu thu thập được chúng tôi lập tuyến điều tra. Các tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức chính, các tuyến sau song song với tuyến đầu và được đánh dấu trên bản đồ. Chiều rộng của tuyến điều tra là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến điều tra là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4 OTC, mỗi ô có diện tích1m2 (1m x 1m) đối thảm cỏ thấp, 16m2 (4m x 4m) đối với thảm cây bụi, 400m2

(20m x 20m) đối rừng thứ sinh. Tổng số tuyến điều tra là 11 tuyến.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với các kích trước như trên. Ô dạng bản được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC 400m2. Tổng diện tích trên các ô dạng bản phải đạt ít nhất 1/3 ô tiêu chuẩn. Ngoài ra, dọc theo hai bên tuyến điều tra, đặt các ô dạng bản để thu thập số liệu bổ sung. Tổng số OTC đã thực hiện: 44 OTC.

20m

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở Rừng thứ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)