Đặc điểm thành phần loài trong các kiểu TTV nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 58)

4.2.2.1. Thảm cỏ thấp

Trong KVNC thảm cỏ thấp phân bố không đều và chiếm diện tích không lớn (gần 3ha). Thảm cỏ ở đây gần khu dân cư, là nơi chăn thả Trâu, Bò hàng ngày, vì vậy thảm cỏ thường xuyên bị dẫm đạp nên cây tái sinh ở đây kém phát triển. Thành phần thực vật chủ yếu là các cây cỏ Hòa thảo phát triển xen lẫn là các cây bụi như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum).

Ở kiểu này chúng tôi thu được 11 họ, 16 chi, 19 loài. Trong 3 kiểu thảm thì Thảm cỏ thấp có số họ, số chi và số loài ít nhất. Có 2 họ 3 loài là họ Mua (Melastomataceae) gồm các loài là Mua (Melastoma candidum), Mua lùn (Melastoma dodecandrum), Mua tép (Osbeckia chinensis); họ Hòa thảo (Poaceae) gồm Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus).

Có 4 họ có 2 loài là họ Dương xỉ (Dryopteridaceae) gồm Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Dương xỉ (Dryopteris filix-max). Họ Cúc (Asteraceae) gồm Đại bi (Blumea balsamifera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber). Họ Thầu dầu (Euphobriaceae) gồm loài Chó đẻ (Phyllanthus amarus), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm loài Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò đỏ(Clerodendrum paniculatum).

Có 5 họ chỉ có 1 loài đó là họ Thông đất (Lycopodyaceae) có loài Thông đất (Lycopodiella cernua). Họ Bòng bong (Lygodiaceae) có loài Bòng bong

asiatica). Họ Sim (Myrtaceae) có loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Họ Kim cang (Smilacaceae) có loài Kim cang lá to (Smilax ovalifolia). Độ nhiều của Thảm cỏ thấp ở mức Soc.

4.2.2.2. Thảm cây bụi

Thảm cây bụi được phục hồi ở KVNC từ 5-7 năm trở lại đây. Trước kia đây là rừng tự nhiên sau khi bị khai thác kiệt và chặt trắng làm nương rẫy nay mới hình thành nên thảm cây bụi. Diện tích Thảm cây bụi KVNC khoảng 10ha.

Tại điểm nghiên cứu, đã thống kê được 162 loài, 133 chi và 61 họ. Trong đó họ có số loài nhiều nhất (13 loài) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm Sói rừng (Alchornea rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Lộc mại lá dài (Claoxxylon longifolium), Cọc rào nhọn (Cleistanthus sumatranus), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (Macaranga denticulate), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Chó đẻ (Phyllanthus amarus), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Sòi tía (Sapium discolor), Sòi trắng (Sapium sebiferum).

Họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài là Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera), Đại kế (Cirsium japocicum), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Rau má tía (Emilia sonchifolia), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Diếp dại (Lactuca indica), Nút áo tím (Vernonia villosa), Sài đất (Wendelia chinensis),Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium).

Họ Cà phê (Rubiceae) có 10 loài là Găng răng nhọn (Aidia oxyodonta), Găng vàng gai (Canthium horridum), An điền tai (Hedyotis auriculata), An điền hai hoa (Hedyotis biflora), An điền vòng (Hedyotis verticillata), Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense), Ba kích (Morinda offficinalis), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Găng gai (Randia spinosa), Hoắc quang (Wendlandia paniculata).

Họ Hòa thảo (Poaceae) có 6 loài là Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus composites), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Có 3 họ có 5 loài là Họ Đậu (Fabaceae) gồm các loài Thóc lép (Desmodium gangeticum), Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria crinita). Họ Trôm (Sterculiaceae) gồm các loài Bích nữ nhọn (Byttneria aspera), Hu đen (Commersonia bartramia), Tổ kén lông (Helicteres hirsute), Vàng mương lá to (Pterospermum diversifolium), Lòng mang lá nhỏ (Pterospermum heterophyllum). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm các loài Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò đỏ (Clerodendrum paniculatum), Mò mâm xôi (Clerodendrum philippinum), Ngọc nữ lông (Clerodendrum villosum), Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis).

Có 6 họ có 4 loài là Họ Na (Annonaceae) gồm các loài Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông mượt (Fissistigma villosissimum), Béo đen (Goniothalamus vietnamensis), Nhọc (Polyalthia cerasoides). Họ Xoan (Meliaceae) gồm các loài Gội trắng (Aphanamixis grandiflora), Chạc khế (Dysoxylum tonkinense), Xoan (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura bonii). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm các loài Cơm nguội lá nhọn (Ardisia aciphylla), Cơm nguội đuôi (Ardisia caudate), Lá khôi (Ardisia silvestris), Chua ngút (Embelia laeta). Họ Sim (Myrtaceae) gồm các loài Vối (Cleistocalyx operculatus), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Trâm tía (Syzygium cumini), Trâm núi (Syzygium levinei). Họ Cam (Rutaceae) gồm các loài Bí bái (Acronichia pedunculata), Ba chạc (Euodia lepta), Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum). Họ Đay (Tiliaceae) gồm các loài Đay rừng (Corchorus acutangulus), Cò ke (Grewia paniculata), Ké đay vàng (Triumfetta bartramia), Gai đầu lông (Triumfetta pseudocana).

Có 9 họ 3 loài là họ Ô rô (Acanthaceae) gồm các loài Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Thanh táo (Justicia gendarussa), Tước sàng (Justicia procumbens). Họ Rau dền (Amranthaceae) gồm các loài Cỏ xước (Achyranthes aspera), Dền cơm (Amaranthus lividus), Dền gai (Amaranthus spinosus). Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) gồm các loài Xoan nhừ (Choerospondias

(Caesalpiniaceae) gồm các loài Móng bò trắng (Bauhinia acuminata), Muồng lông (Cassia hirsute), Thảo quyết minh (Senna tora). Họ Dẻ (Fagaceae) gồm các loài Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum), Sồi vàng (Lithocarpus tubulosus). Họ Bông (Malvaceae) gồm các loài Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata). Họ Trinh nữ (Minosaceae) gồm các loài Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperna), Trinh nữ nhọn (Mimosa pigra), Trinh nữ (Mimosa pudica). Họ Dâu tằm (Moraceae) gồm các loài Dướng (Broussonetia papyrifera), Vú bò lông (Ficus hirta), Ngái (Ficus hispida). Họ Cà độc dược (Solanaceae) có các loài Cà độc dược (Datura metel), Cà dại quả đỏ (Solanum capsicoides), Cà gai (Solanum incanum).

Có 17 họ 2 loài là họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae) gồm loài Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris), Dớn đen (Stenochlaena palustris). Họ Dương xỉ (Polypodiaceae) gồm loài Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Dương xỉ (Dryopteris filix - max). Họ Dương đào (Actinidiaceae) gồm loài Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (Saurauia tristyla). Họ Thôi ba (Alangiaceae) gồm loài Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii). Họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm loài Thừng mực trâu (Holarrhena antidysenterica), Lài trâu (Tabernaemontana bovina). Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) gồm loài Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Cẩm cù (Hoya carnosa). Họ Núc nác (Bignoniaceae) gồm loài Kè đuôi nhông (Markhamia caudafelina), Núc nác (Oroxylum indicum). Họ Khoai lang (Convolvulaceae) gồm loài Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea). Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có loài Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Hồng bì (Trichosanthes rubriflos). Họ Ban (Hypericaceae) bao gồm loài Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum). Họ Long não (Lauraceae) gồm loài Bời lời đắng (Litsea umbellata), Bời lời vòng (Litsea verticillata). Họ Mua (Melastomataceae) gồm loài Mua (Melastoma candidum), Mua lùn (Melastoma dodecandrum). Họ Nhài (Oleaceae) gồm loài Nhài dây (Jasminum funale),Vằng

(Jasminum nervosum).Họ Gai (Urticaceae) gồm loài Gai ráp (Maoutia puya), Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea). Họ Nho (Vitaceae) gồm loài Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Chìa Vôi (Cissus repens). Họ Kim cang (Smilacaceae) gồm loài Kim cang nhiều tán (Smilax prolifera), Kim cang lá to (Smilax ovalifolia). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm loài Riềng gừng (Alpinia conchigera), Sa nhân (Amomum villosum).

Có 22 họ chỉ có 1 loài là họ Thông đất (Lycopodyaceae), họ Cỏ tháp bút (Equisetaceae), họ Guột (Gleichnia), họ Bòng Bong (Lygodiaceae), họ Thích

(Aceraceae), họ Sau sau (Altingiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Bông gạo (Bombacaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Máu chó (Myristicaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), họ Mã đề (Plantaginaceae), họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Bồ đề (Styracaceae), họ Chè (Theaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Bách bộ (Stemonaceae), họ Râu hùm (Taccaceae).

Ở đây, thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài cây ưa sáng, sức sinh trưởng mạnh có thể đạt kích thước cây gỗ lớn. Đây là những loài tiên phong thường có mặt ở tầng cây gỗ lớn như: Ba soi (Macaranga denticulate), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan (Melia azedarach), Núc nác (Oroxylum indicum), Máu chó lá to (Knema pierrei), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis)…

Thành phần cây bụi chiếm phần lớn diện tích, bao gồm các loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua lùn (Melastoma dodecandrum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Chó đẻ (Phyllanthus amarus), Trinh nữ (Mimosa pudica)...

Thành phần thảm tươi bao gồm các loài của họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Dương xỉ (Dryopteridaceae). Cụ thể các loài thường gặp là: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus composites), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber),Rau má tía(Emilia sonchifolia), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sài đất (Wendelia chinensis),Ké đầu ngựa (Xanthium

4.2.2.3. Rừng thứ sinh

Rừng thứ sinh trong KVNC có diện tích khá lớn trên 70ha, thành phần thực vật tương đối phong phú. Trong quá trình nghiên cứu đã thống kê được 209 loài, 158 chi và 65 họ. Như vậy, rừng thứ sinh có số lượng họ, chi và loài ở đây cao hơn nhiều so với kiểu thảm cây bụi và thảm cỏ.

Họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 15 loài gồm: Chòi mòi tía (Antidesma bunius), Thàu táu (Aporosa dioica), Tai nghé lông (Aporosa villosa), Dâu da (Baccaurea ramiflora), Nhội (Bischofia javanica), Đỏm (Bridelia minutiflora), Thổ mật xoan (Bridelia ovata), Thổ mật (Bridelia retusa), Cọc rào nhọn (Cleistanthus sumatranus), Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Vạng trứng (Endospermum chinense), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Cánh kiến (Mallotus philippinensis), Me rừng (Phyllanthus emblica),Phèn đen (Phyllanthus reticulates).

Họ Long não (Lauraceae) có 13 loài gồm : Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Gù hương (Cinnamomum balansae), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon),Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Kháo heo (Cryptocarya obtusifolia), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời đắng (Litsea umbellata), Bời lời vòng (Litsea verticillata), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo hôi (Phoebe pallida).

Họ Dâu tằm (Moraceae) có 10 loài bao gồm : Xui (Antiaris toxicaria), Dướng (Broussonetia papyrifera), Vả (Ficus auriculata), Si sanh (Ficus benjamina), Ngõa lông (Ficus ulva), Ngái (Ficus hispida), Sung (Ficus rasemosa), Đa bóng (rasemosa vasculosa), Ruối (Streblus asper), Mậy tèo (Streblus macrophyllus).

Họ Cà phê (Rubiaceae) có 8 loài bao gồm : Găng răng nhọn (Aidia oxyodonta), Găng vàng gai (Canthium horridum), Nhàu lá chanh (Morinda citrifolia), Ba kích (Morinda officinalis), Gáo trắng (Neolamarckia cadamba), Lấu (Psychotria reevesii), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Câu đằng bắc (Uncaria homomalla).

Có 3 họ có 7 loài là họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm các loài Vuốt hùm (Caelalpinia minax), Muồng lông (Cassia hirsuta), Bồ kết (Gleditsia australis), Cồng mộ (Gymnocladus angustifolius), Mý (Lysidice rhodostegia), Vàng anh (Saraca dives), Me (Tamarindus indica). Họ Dẻ (Fagaceae) gồm các loài Dẻ gai (Castanopsis armata), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Dẻ gai đỏ (Castanopsis hystrix), Sồi lông (Lithocarpus amygdalifolia), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum), Sồi vàng (Lithocarpus tubulosus). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm các loài Giang (Ampelocalamus patellais), Tre gai (Bambusa bambos), Vầu (Bambusa nutans), Nứa (Neohouzeana dullosa), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Có 2 họ 6 loài đó là: Họ Ngũ gia bì (Arliaceae) gồm các loài Đu đủ gai (Aralia dasyphylla), Cây than (Brassaiopsis glomerulata), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Chân chim leo (Schefflera leucantha), Chân chim phụ sinh (Scheffleropis hemiepiphytica), Đu đủ rừng (Trevesia palmata). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm các loài Cơm nguội lá nhọn (Ardisia aciphylla), Cơm nguội đuôi (Ardisia caudata), Trọng đũa (Ardisia crenata), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegona), Lá khôi (Ardisia silvestris), Mặt cắt (Myrsine seguinii). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 4 họ 5 loài đó là: Họ Cúc (Asteraceae) gồm các loài Song nha kép (Bidens bipinnata), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Bồ công anh tím (Cichorium intybus), Tàu bay (Gynura crepidioides), Rau bao (Sonchus arvensis). Họ Xoan (Meliaceae) gồm các loài Gội trắng (Anphanamixis grandiflora), Quyếch tía (Chisocheton paniculatus), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Chạc khế (Dysoxylum tonkinense), Xoan núi (Walsura bonii). Họ Trôm (Sterculiaceae) gồm các loài Hu đen (Commersonia bartramia), Vàng mương lá to (Pterospermum diversifolium), Lòng mang lá nhỏ (Pterospermum heterophyllum), Lòng mang lá cụt (Pterospermum truncatolobatum), Sảng (Sterculia lanceolata). Họ Đay (Tiliaceae) gồm các loài Đay rừng (Corchorus

glabra), Cò ke lông nhám (Grewia hirsuta), Cò ke (Grewia paniculata).

Có 7 họ 4 loài đó là: họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) gồm các loài Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Sơn rừng (Rhus succedanea). Họ Núc nác (Bignoniaceae) gồm các loài Đinh thối (Fernandoa brilletii), Kè đuôi nhông (Markhamia caudafelina), Đinh (Markhamia stipulata), Núc nác (Oroxylum indicum). Họ Đậu (Fabaceae) gồm các loài Hàm xì (Flemingia macrophylla), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Đuôi chồn (Uraria crinita). Họ Cam (Rutaceae) gồm các loài Hồng bì (Clausena lansium), Thôi chanh trắng (Euodia meliaefolia), Kim sương (Micromelum minutum), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum). Họ Bồ hòn (Sapindaceae) gồm các loài Trường vải (Delavaya yunnanensis), Nhãn (Dimocarpus longan), Vải rừng (Nephelium cuspidatum), Bồ hòn (Sapindus mukorosii). Họ Gai (Urticaceae) gồm các loài Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Tai đá (Pellionia repens), Nan ông hoooker (Pilea hoookeriana), Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea). Họ Cau (Arecaceae) gồm các loài Búng báng (Arenga pinnata), Mây tàu (Calamus palustris), Đùng đình bông đơn (Caryota monostachya), Móc (Caryota urens).

Có 12 họ 3 loài đó là: họ Ô rô (Acanthaceae) gồm các loài Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Thanh táo (Justicia gendarussa), Tước sàng (Justicia procumbens). Họ Na (Annonaceae) gồm các loài Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Nhọc (Polyalthia cerasoide). Họ Trúc đào (Apocynaceae) gồm các loài Thừng mực trâu (Holarrhena antidysenterica), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Thừng mực lông (Wrightia pubescens). Họ Trám (Burseraceae) gồm các loài Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Trám đen (Canarium tramdenum). Họ Bứa (Clusiaceae) gồm các loài Tai chua (Garcinia cowa), Dọc (Garcinia multiflora), Bứa (Garcinia oblongifolia). Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) gồm Dần toòng (Gymnostemma pentaphyllum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Hồng bì (Trichosanthes rubriflos). Họ Sổ (Dilleniaceae) gồm các

loài Sổ bà (Dillenia indica), Lọng bàng (Dillenia turbinata), Chạc chìu (Tetracera scandens). Họ Dầu (Dipterocarpaceae) gồm các loài Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò đen (Parashorea stellata), Táu mật (Vatica odorata). Họ Trinh nữ (Mimosaceae) gồm các loài Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma), Bản xe (Albizia lucidior), Mán đỉa (Archidendron clypearia). Họ Du (Ulmaceae) gồm các loài Sếu (Celtis sinensis), Ngát vàng (Gironniera subaequalis), Hu đay (Trema orientalis). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm các loài Bông nạc (Callicarpa arborea), Hải thông (Clerodendrum mandarinorum), Lõi thọ (Gmelina arborea). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm các loài Riềng rừng (Alpinia conchigera), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân (Amomum longiligulare).

Có 13 họ 2 loài đó là họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae) gồm loài Tóc vệ nữ (Adiantum capillus - veneris), Dớn đen (Stenochlaena palustris). Họ Thôi ba (Alangiaceae) gồm loài Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Thôi ba lông (Alangium kurzii). Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) gồm loài Cẩm cù (Hoya carnosa), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Họ Bàng (Combretaceae) gồm loài Bàng (Terminalia catappa), Chò xanh (Terminalia myriocarpa). Họ Thị (Ebenaceae) gồm loài Thị đen (Diospyros nitida), Thị lông (Diospyros susarticulata). Họ Ban (Hypericaceae) gồm loài Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum). Họ Hồ đào (Juglandaceae) gồm loài Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana), Cơi (Pterocarya stenoptera). Họ Máu chó (Myristicaceae) gồm loài Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Dớn đen (Knema globularia). Họ Sim (Myrtaceae) gồm loài Vối (Cleistocalyx operculatus), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camandulensis). Họ Nho (Vitaceae) gồm loài Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Nho rừng (Vitis balansaeana). Họ Thài lài (Commelinaceae)

gồm loài Trai thường (Commelina communis), Đỗ nhược (Pollia hasskarlii). Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) gồm loài Củ nâu (Dioscorea cirrhosa), Củ mài (Stenochlaena persimilis). Họ Kim cang (Smilacaceae) gồm loài Thổ phục linh

Có 20 họ chỉ có một loài như họ Quyển bá (Selaginellaceae) có loài Quyển bá (Selaginella tamariscina). Họ Dương xỉ (Dryopteridaceae) có loài Cốt toái bổ (Drynaria fortunei). Họ Guột (Gleicheniaceae) có loài Guột (Dicranopteris linearis). Họ Thích (Aceraceae) có loài Thích Bắc bộ (Acer tonkinense). Họ Dương đào (Actinidaceae) có loài Nóng (Saurauia tristyla). Họ Sau sau (Altingiaceae) có loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Rau dền (Amaranthaceae) có loài Cỏ xước (Achyranthes aspera). Họ Thường sơn (Hydrangeaceae) có loài Thường sơn (Dichroa febrifuga). Họ Mộc lan (Magnoliaceae) có loài Giổi lông (Michelia balansae). Họ Nhài (Oleaceae) có loài Nhài dây (Jasminum funale). Họ Sơn cam (Opiliaceae) có loài Rau sắng (Melientha suavis). Họ Hoa hồng (Rosaceae) có loài Xoan đào tía (Prunus arborea). Họ Hồng xiêm (Sapotaceae) có loài Sến mật (Madhuca pasquieri). Họ Bần (Sonneratiaceae) có loài Phay (Duabanga grandiflora). Họ Chè (Theaceae) có loài Vối thuốc (Schima wallichii). Họ Hoa tím (Violaceae) có loài Hoa tím ẩn (Viola inconspicua). Họ Ráy (Araceae) có loài Ráy (Alocasia macrorrhiza). Họ Lá dong (Marantaceae) có loài Lá dong (Phrynium placentarium). Họ Chuối (Musaceae) có loài Chuối rừng (Musa acuminata). Họ Bách bộ (Stemonaceae) có loài Bách bộ (Stemona tuberosa).

Như vậy ta thấy so với các kiểu TTV khác rừng thứ sinh có số lượng loài cây gỗ nhiều. Các loài cây gỗ lâu năm có giá trị kinh tế đã xuất hiện ở KVNC như: Gù hương (Cinnamomum balansae), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Đinh (Markhamia stipulata), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Trám đen (Canarium tramdenum), Chò xanh (Terminalia myriocarpa)...Ngoài ra cũng thấy xuất hiện các loài cây gỗ ưa sáng nhưng chất lượng gỗ không tốt giá trị kinh tế thấp như Ba soi tai (Macaranga auriculata), Sau Sau (Liquidambar formosana)...Và một số loài cây gỗ lại không thấy xuất hiện ở đây như: Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Muối (Rhus chinensis)...

Có nhiều loài cây bụi không còn xuất hiện ở đây như: Mua (Melastoma candidum), Mua lùn (Melastoma dodecandrum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)...

Thành phần thảm tươi có các loài thân thảo chủ yếu thuộc về các họ Cúc (Asteraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Những đại diện chiếm ưu thế gồm : Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ bông lau (Saccharum spontaneum), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)...Ngoài ra, còn phải kể đến các loài dây leo như: Nhài dây (Jasminum funale), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis).

Như vậy, rừng thứ sinh ưu thế là các loài cây gỗ như: Sau sau (Liquidambar formosana), Trám đen (Canarium tramdenum), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica)...

Qua nghiên cứu thành phần loài của 3 kiểu thảm thực vật ở KVNC đã có nhận xét như sau:

Cả 3 kiểu đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trước kia là rừng tự nhiên, sau khi bị khai thác các cây gỗ lớn và chặt trắng làm nương rẫy rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Thành phần loài đã tăng lên theo thời gian cụ thể là: Ở Thảm cỏ thấp có 19 loài, Thảm cây bụi đã có 162 loài, đến Rừng thứ sinh có số lượng lớn nhất 209 loài. Các loài cây gỗ tăng dần, đặc biệt là các cây gỗ mọc chậm thay thế dần các cây ưa sáng mọc nhanh có chất lượng gỗ không cao và thời gian sinh trưởng ngắn.

Số lượng họ, chi, loài tại các kiểu thảm thực vật nghiên cứu được thể hiện cụ thể ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các kiểu thảm thực vật ở KVNC TT Các kiểu TTV Họ Chi Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Thảm cỏ thấp 11 8,03 16 5,21 19 4,87 2 Thảm cây bụi 61 44,52 133 43,32 162 41,54 3 Rừng thứ sinh 65 47,45 158 51,47 209 53,59

Hình 4.2. Tỷ lệ các họ, chi, loài trong các kiểu thảm thực vật ở KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 58)