Phương pháp điều tra trong nhân dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 35)

Trực tiếp phỏng vấn những người quản lý rừng, lãnh đạo cơ sở và cơ quan chuyên môn (Ủy ban nhân dân phường, Chi cục Kiểm lâm tỉnh), các hộ dân sống xung quanh khu vực nghiên cứu về nguồn gốc, độ tuổi của các kiểu TTV, tên địa phương của các loài thực vật, những tác động của con người và động vật tới các kiểu TTV nghiên cứu.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Cao Bằng (Khu vực nghiên cứu: phƣờng Ngọc Xuân)

Phường Ngọc Xuân nằm ở phía Đông - Bắc của thành phố Cao Bằng. Tọa độ địa lý là 22°41′10″ vĩ độ Bắc, 106°14′58″ kinh độ Đông. Phía Đông giáp xã Ngũ Lão, huyện Hòa An;

Phía Bắc giáp xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng;

Phía Tây giáp phường Đề Thám, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng; Phía Nam giáp phường Hợp Giang, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng. Phường Ngọc Xuân có tổng diện tích tự nhiên 684,99 ha, trong đó diện tích đất có rừng là: 330,73 ha (diện tích rừng tự nhiên là 93,99 ha, diện tích rừng trồng là 236,74 ha) chiếm 48,3% tổng diện tích tự nhiên toàn phường.

3.1.2. Địa hình

Địa hình của phường Ngọc Xuân thấp dần từ phía bắc xuống phía nam, phía bắc là vùng đồi núi cao, phía nam có độ cao thấp dần và bằng phẳng dọc sông Bằng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m - 500m.

3.1.3. Khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Các đặc trưng chính của khí hậu năm 2014 như sau:

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm 22,1oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13,40C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 30

C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27,80

C (vào tháng 6, tháng 7), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 38,50

C (vào tháng 5). Tổng số giờ nắng trong năm là 1.511,3 giờ. Trong đó giờ nắng nhiều nhất là 204,8 giờ (tháng 5). Đây là nguồn năng lượng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp mạnh mẽ, góp phần làm tăng năng suất cây trồng trong nông - lâm nghiệp.

- Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa trong năm 1.543mm, số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Lượng mưa trong

mùa mưa chiếm 80,7% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 6 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 460,8mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 1 (có 5 ngày có mưa với 2,5mm).

- Về chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83,83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 78%- 88%.

- Về lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trong năm là 670,8mm, tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất (89,9mm), lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 11 (39,3mm).

Với địa hình và khí hậu như trên là điều kiện để phát triển đa dạng các kiểu thảm thực vật (tự nhiên, nhân tạo), tuy nhiên cũng không ít những khó khăn, đòi hỏi phải bố trí lịch sản xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp.

3.1.4. Sông suối - thủy văn

Phường có dòng sông Bằng chảy qua (cũng là ranh giới tự nhiên phía Nam và Tây Nam của phường). Ngoài ra còn có các con suối nhỏ như: suối Nà Lè, suối Nà Lành, suối Nà Tọong, suối Nà Pác, suối Khuổi Đứa, suối Khuổi Tát tất cả các con suối đều đổ ra sông Bằng.

Sông Bằng bắt nguồn từ Nà Cài (Trung Quốc) ở độ cao 600m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi nhập với sông Tà Giang tại Long Châu (Trung Quốc).

Chế độ thủy văn các sông suối ở phường phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

- Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường chiếm 65 - 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông suối trong mùa lũ như trên, nên hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng thường bị ngập lụt, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây hậu quả trầm trọng.

- Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn phường, đỉnh mùa cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3

/s.

3.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng

Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam và bản đồ thổ nhưỡng, phường Ngọc Xuân có các loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm: Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi tích và dốc tụ phù sa của sông Bằng ở địa hình thấp (có độ cao 180m so với mặt biển) chủ yếu phân bố ở khu vực Nà Lum, Thắc Thúm, Gia Cung. Đặc điểm của đất này có màu nâu tươi, tầng dày trên 1m, chưa phân hóa phẫu diện, đất có phản ứng chua ít, hàm lượng chất dinh dưỡng khá, chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất phù sa không được bồi hàng năm: Loại đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù xa của sông Bằng và các con suối nhỏ nhưng không bị ngập nước hàng năm. Đất có màu đỏ tươi, phẫu diện đã phân hóa, phản ứng chua vừa đến chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình. Tổng số hàm lượng lân dễ tiêu ở mức nghèo. Đất được phân bố ở ven sông Bằng chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Đất này được hình thành trên sản phẩm phù sa mới nhưng do địa hình cao thiếu nước nên trong phẫu diện đã có những biến đổi màu sắc trong quá trình hình thành. Đất xuất hiện màu loang lổ đỏ vàng do tích sét và bị quá trình kết vôi hóa, đất có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Đất được phân bố chủ yếu ở Nà Bám, Bản Vuộm, Nà Pế, Nà Kéo…

- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa: Là loại đất tại chỗ do có điều kiện thuận lợi trồng lúa nước nên tính chất đất đai bị biến đổi tầng canh tác được hình thành, tầng phù sa Glây xuất hiện ở nông. Thành phần cơ giới thịt nặng, chua và nghèo dinh dưỡng.

đất có địa hình đồi thoải lưới sóng nhẹ hoặc đồi bát úp, một số diện tích bị xói mòn mạnh đất bị lớp kết vón xuất hiện ở nông. Hiện nay phần lớn diện tích loại đất này đang sử dụng vào mục đích trồng rừng, ở chân đồi có địa hình thấp và bằng, tầng đất này được sử dụng trồng hoa màu và cây ăn quả.

- Đất đỏ vàng trên đá sét: Là loại đất có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn trên 250. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, hạt mịn, tầng đất dày > 80cm, phản ứng của đất chua vừa, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, nghèo lân và kali dễ tiêu. Hiện nay phần lớn diện tích này đã sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như: khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới, khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất hạn chế.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

3.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Là phường mới được thành lập nên nền kinh tế của phường mang tính bán nông nghiệp với cơ cấu kinh tế là: Nông - lâm nghiệp, tiểu thương và dịch vụ. Hiện nay các tổ nằm ở phía nam của phường ven đường quốc lộ 3 ngành nghề chủ yếu là tiểu thương và dịch vụ, còn các tổ thuộc khu vực đồi núi dân cư không tập trung, chủ yếu ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Ngành nông nghiêp:

Trong tương lai ngành nông nghiệp của phường có xu hướng giảm do đất nông nghiệp chuyển sang mục đích xây dựng đô thị và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển nền kinh tế của phường.

+ Về lương thực: Năm 2014 tổng sản lượng lương thực đạt 1.058 tấn tăng 122 tấn so năm 2013.

+ Về chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Năm 2014 toàn phường có 75 con trâu, 25 con bò, 1.500 con lợn và trên 12.000 con gia cầm. Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm qua các năm vẫn ổn định đó là nguồn thu có tích lũy chủ yếu của đại bộ phận các hộ nông dân.

kinh tế và mang tính khai thác tự nhiên (tự cung, tự cấp) nhưng không thể thiếu trong các hộ gia đình ở nông thôn, đất vườn tạp dần bị thu hẹp do sự gia tăng dân số và đô thị hóa. Trong tương lai cần cải tạo vườn tạp và xây dựng các vườn rừng hình thành những vườn rừng chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao, tăng nguồn tích lũy cho các hộ nông dân.

- Ngành lâm nghiệp:

Toàn phường có 330,73 ha đất có rừng. Trong đó:

+ Rừng tự nhiên gồm 93,99 ha chủ yếu phân bố xa khu dân cư, ở những nơi có độ dốc cao, rừng thuộc trạng thái Ic và IIa, thảm thực bì dầy (guột, lau…) nhiều tầng.

+ Rừng trồng chủ yếu là cây Thông gồm 263,74 ha phân bố gần khu dân cư, việc chăm sóc, vệ sinh rừng của các chủ rừng thường xuyên nên thảm thực bì mỏng.

Độ che phủ rừng đạt 48,3% nhìn chung rừng trên địa bàn phường đã tăng so với những năm qua. Đến nay về cơ bản phường không còn đất trống đồi núi trọc.

- Ngành công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp:

Hiện nay trên địa bàn phường có các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như: Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng, xưởng sơ chế khoáng sản (K55), các xưởng men vi sinh Gia Cung, các cơ sở sản xuất và gia công về sắt, xưởng chế biến nông - lâm sản, các xưởng sửa chữa ô tô, xe máy…tổng giá trị sản lượng ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt trên 3 tỷ đồng. Tổng giá trị sản lượng hàng năm tăng bình quân 10% do số lượng cơ sở sản xuất tăng và qui mô sản xuất nghề chế biến gỗ, gia công cơ khí…được mở rộng.

- Ngành thương mại - dịch vụ:

Tuy phường mới thành lập nhưng ngành thương mại - dịch vụ của phường cũng khá phát triển gồm các ngành nghề như: Sửa chữa ô tô, xe máy, đồ điện dân dụng, nhà hàng và buôn bán các loại hàng hóa...Nhìn chung dịch vụ thương mại ở

phường Ngọc Xuân khá phát triển. Trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Đời sống dân cư

Trong những năm đổi mới khi bước sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần đời sống nhân dân trong phường không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo liên tục giảm. Đến nay toàn phường còn 28 hộ nghèo (so năm 2011 là 35 hộ), 20 hộ cận nghèo (so năm 2011 là 50 hộ), đây là kết quả đáng phấn khởi. Qua khảo sát cho thấy mức sống của các hộ làm dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp cao hơn so với các hộ thuần nông.

3.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Theo sè liÖu ®iÒu tra d©n sè, phường Ngọc Xu©n hiÖn cã 1717 hé víi kho¶ng 6571 nh©n khÈu trong đó nam 3192 người, nữ 3379 người. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn trong đó: Dân tộc Tày gồm 3.665 người chiếm 55,77%, Nùng gồm 1.389 người chiếm 21,13%, Dao gồm 10 người chiếm 0,15%, H Mông gồm 13 người chiếm 0,19%, Mường gồm 01 chiếm 0,015%, Cao Lan gồm 08 người chiếm 0,12% và dân tộc khác 1.488 người chiếm 22,64%.

Phường phân chia thành 17 tổ dân cư chủ yếu tập trung ở hai bên đường quốc lộ 3, tỉnh lộ 203 và các tổ vùng đồng bằng phẳng gần sông Bằng Giang. Trong tương lai dân số tại chỗ tiếp tục tăng cộng với dân số tăng cơ học do phát triển đô thị mới và việc đền bù giải tỏa để xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là nhân tố quan trọng gây sức ép về đất đai.

Toàn phường có 3.568 người trong độ tuổi lao động chiếm 54,3% dân số. Trong đó: Lao động nông nghiệp là 1.089 người, lao động phi nông nghiệp là 2.479 người. Số lao động có việc làm là 3.471 người, số lao động chưa có việc làm là 97 người chiếm 2,7 % tổng số lao động.

3.2.3. Văn hóa - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục:

Trên địa bàn phường có 3 trường học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, đều đạt trường chuẩn quốc gia và đã hoàn thành phổ cập Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Không còn người mù chữ. Năm 2014 trường Trung học cơ sở của phường có 330 học sinh, trường Tiểu học với 485 học sinh và trường Mầm non có 390 học sinh. Trong những năm qua chất lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao và đạt được nhiều thành tích cao.

- Y tế:

Trạm y tế phường Ngọc Xuân có 5 cán bộ chuyên trách ở trạm và 17 y tế thôn bản, được tổ chức khá tốt việc chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh cho nhân dân, các chỉ tiêu về khám chữa bệnh và điều trị ngoại trú đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, các chương trình y tế quốc gia như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, bướu cổ, HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình đều thực hiện đạt kết quả tốt. Công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh tại các dịch vụ ăn uống, cơ sở sản xuất được thực hiện thường xuyên, trong các năm qua trên địa bàn phường không có ổ dịch nào xảy ra.

3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Xây dựng cơ bản: Phường Ngọc Xuân có trô së UBND phường, nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học…đóng trên địa bàn phường.

- Giao thông: Có hệ thống đường giao thông phát triển tương đối tốt khá hợp lý trong việc giao lưu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân với các địa phương lân cận gồm có đường quốc lộ 3, đường tránh quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 203 và các đường liên phường, liên tổ.

- Thủy lợi: phường có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh. Có các tuyến mương chính: Bản Ngần, trạm bơm Gia Cung, mương Nà Lành và mương Nà Pế.

- Các công trình khác:

Toàn phường đã phủ kín mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt 100% số hộ được dùng điện và đã được đầu tư đường điện chống quá tải.

Hệ thống thông tin liên lạc trong địa bàn phường khá phát triển và đảm bảo thông tin thông suốt.

Hầu hết các tổ đã xây dựng được nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao cho thanh, thiếu niên và nhân dân.

* Nhận xét:

Phường Ngọc Xuân với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tương đối thuận lợi nên địa phương có đủ điều kiện để bảo vệ và phát triển chất lượng rừng hiện có, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Tuy nhiên hiện nay do áp lực về dân số phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh nên đã tác động rất lớn đến việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố Cao Bằng.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Các kiểu TTV thứ sinh tự nhiên đặc trƣng trong KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 35)