Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 79 - 112)

Cây gỗ tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi và hạt. Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hình thái và tuổi cây tái sinh. Tuy nhiên, do tuổi cây tái sinh khó xác định nên trong nghiên cứu này chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình thái cây như khả năng phát triển của tán lá, hình thái thân và khả năng sinh trưởng của cây. Do đó khi nghiên cứu tái sinh rừng, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng để qua đó xác định được biện pháp lâm sinh tác động thích hợp. Kết quả nghiên cứu thảm thực vật trong quá trình điều tra chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 4.9

Bảng 4.9. Nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh ở KVNC Kiểu TTV Cây (N/ha) Nguồn gốc Chất lƣợng (%) Hạt % Chồi % Tốt TB Xấu Thảm cỏ thấp 283 24 8,48 259 91,52 55,36 23,43 21,21 Thảm cây bụi 3913 2971 75,93 942 24,07 53,41 31,13 15,46 Rừng thứ sinh 4353 3425 78,68 928 21,32 62,69 24,28 13,03

Qua bảng 4.9, cho thấy cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt dao động từ 8,48% đến 78,68%, có nguồn gốc từ chồi từ 21,32% đến 91,52%. Đối với Thảm cỏ thấp, nguồn gốc cây tái sinh từ chồi chiếm tỷ lệ lớn hơn (91,52%) so với nguồn gốc từ hạt (8,48%), vì Thảm cỏ thấp phát triển khi đất trồng trọt sau nương rẫy bị bỏ hoang mới 2 năm. Ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh, cây tái sinh có nguồn gieo giống tại chỗ. Điều này thuận lợi cho việc hình thành các tầng rừng chính trong tương lai. Vì cây mọc từ hạt sẽ có đời sống dài hơn cây có nguồn gốc từ chồi, khả năng thích nghi và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường sống tốt hơn, do đó chắc chắn sẽ tạo ra một hệ sinh thái đa dạng phong phú, có cấu trúc bền vững hơn. Xét về chất lượng cây tái sinh ở Thảm cỏ thấp, chất lượng tốt chiếm 55,36%, trung bình chiếm 23,43% và cây xấu chiếm 21,21%. Ở Thảm cây bụi tốt chiếm 53,41%, trung bình chiếm 31,13% và cây xấu chiếm 15,46%. Ở Rừng thứ sinh cây tốt chiếm 62,69%, trung bình chiếm 24,28% và cây xấu chiếm 13,03%. Như vậy phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng, nhưng phân bố cây tái sinh không đều. Biện pháp kỹ thuật thích hợp ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích nhằm nâng cao chất lượng rừng, phù hợp với mục tiêu quản lý rừng.

4.5. Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu thảm thực vật tại

KVNC

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV ở KVNC cho thấy:

Khả năng tái sinh trong các kiểu TTV phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân là khá chậm, mật độ cây gỗ mục đích tái sinh chưa cao và số lượng loài tái sinh còn thấp. Do địa hình đồi cao dốc (300) nên rất dễ bị thoái hóa do bị xói mòn rửa trôi.

vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng quan trọng nhất là tiêu chuẩn: mật độ cây tái sinh, nguồn gốc cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh và phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng.

- Về mật độ cây tái sinh: Bảng 4.6 cho thấy ở Thảm cỏ thấp mật độ cây tái sinh rất thấp (283 cây/ha), trong đó cây gỗ tái sinh mục đích không có, do đây là bãi chăn thả Trâu, Bò thường xuyên và độ dốc cao (300), nguồn gieo giống thiếu hụt. Vì vậy đối với Thảm cỏ này phải tiến hành trồng rừng (phục hồi nhân tạo) hoặc tiếp tục làm nơi chăn thả gia súc. Ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh mật độ cây tái sinh đã tăng lên lần lượt là 3913 cây/ha và 4353 cây/ha, trong đó tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài cây mục đích có giá trị như Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis armata), Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana), Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis)…

- Về nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh: Ở Thảm cỏ thấp, do phục hồi từ đất sau nương rẫy bỏ hoang (2 năm) nên cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi là chủ yếu (91,52%), tổ thành cây tái sinh chủ yếu là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Bọ mẩy (Callicarpa arborea); không có cây tái sinh mục đích nên không có khả năng phục hồi rừng tự nhiên. Ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh nguồn gốc cây tái sinh từ hạt dao động từ 75,93% - 78,68% và chất lượng cây tái sinh tốt chiếm từ 53,41% - 62,69%. Do đó Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh cần có các biện pháp lâm sinh tác động phù hợp để chúng phát triển theo hướng có lợi.

- Về phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng: Ở Thảm cỏ thấp cây tái sinh phân bố cụm, nhưng tổ thành cây tái sinh không có cây mục đích. Ở Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh cây tái sinh có phân bố cụm và ngẫu nhiên.

Như vậy, từ những nhận xét đánh giá về khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu thảm thực vật tại KVNC, đó là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi rừng tại KVNC, đây cũng là nội dung sẽ được trình bày ở mục 4.6.

4.6. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy quá trình phục hồi rừng tại KVNC

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của các kiểu TTV tại KVNC, có thể đề xuất một số biện pháp phục hồi hoặc sử dụng như sau:

- Đối với Thảm cỏ thấp: Cây tái sinh mục đích không có, Thảm cỏ chủ yếu là cỏ Hòa thảo; nhu cầu nơi chăn thả gia súc của địa phương rất lớn. Vì vậy cần tiếp tục bảo vệ và khai thác hợp lý Thảm cỏ phục vụ cho chăn thả gia súc. Hoặc nếu không có nhu cầu chăn thả gia súc thì có thể trồng rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế như: Dẻ gai, Trám đen, Trám trắng, Kháo…để tăng diện tích rừng.

- Đối Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh: Do mật độ cây tái sinh đáp ứng được yêu cầu (3913 cây/ha và 4353 cây/ha), tổ thành cây tái sinh mục đích xuất hiện các loài cây gỗ định cư có giá trị kinh tế như Dẻ gai, Trám, Kháo…Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh đảm bảo tiêu chuẩn (tái sinh từ hạt từ 75,93% - 78,68%; chất lượng cây tốt chiếm 53,41% - 62,69%); phân bố cây tái sinh theo cụm và ngẫu nhiên. Vì vậy có thể sử dụng một trong hai giải pháp sau:

+ Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên: Đây là giải pháp đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với địa phương, vì giải pháp này chỉ cần bảo vệ, khoanh nuôi cho rừng tự phục hồi. Tuy nhiên với giải pháp này rừng phục hồi chậm, cây tái sinh mục đích không đáp ứng được yêu cầu về giá trị kinh tế của con người.

+ Khoanh nuôi phục hồi tự nhiên có tác động của con người, tùy vào từng kiểu thảm. Ở Thảm cây bụi mật độ cây tái sinh chưa cao (3913 cây/ha), chất lượng cây tái sinh tốt chỉ chiếm 53,41%, cây tái sinh phân bố cụm. Vì vậy để phục hồi rừng trước mắt là tiến hành phát dây leo, cây bụi có hại, loại bỏ cây cong queo, cây bị sâu bệnh, cây phi mục đích để đảm bảo độ tàn che hợp lý, tạo điều kiện về không gian dinh dưỡng và ánh sáng cho cây tái sinh mục đích sinh trưởng. Mặt khác nếu có điều kiện thì thực hiện giải pháp trồng dặm, trồng bổ sung thêm cây mục đích (Dẻ, Trám, Kháo…). Đây là giải pháp tuy có tốn kém

về tài chính và công sức, nhưng là giải pháp có vai trò đẩy nhanh quá trình diễn thế, rừng phục hồi theo hướng có lợi cho con người. Ở Rừng thứ sinh, do mật độ cây tái sinh khá cao (4353 cây/ha), chất lượng cây tái sinh tốt chiếm trên 62%, tổ thành cây tái sinh xuất hiện nhiều loài có giá trị kinh tế. Vì vậy cần phải tiến hành điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác tập trung những loài không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ cho xây dựng và nguyên liệu làm giấy, sợi, và chất đốt phục vụ cho sinh hoạt đời sống của người dân. Song quá trình khai thác phải đảm bảo đúng quy trình, khai thác phải đảm bảo tái sinh rừng.

Ngoài ra để rừng luôn được duy trì và phát triển hơn nữa cần phân cấp trách nhiệm quản lý rừng để tăng cường trách nhiệm cá nhân, tập thể trong bảo vệ rừng. Tăng cường sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Đồng thời dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

1. Đã xác định được 3 kiểu thảm thực vật điển hình tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng gồm:

- Thảm cỏ thấp: đặc trưng là các loài cây cỏ Hòa thảo - Thảm cây bụi: đặc trưng là các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi - Rừng thứ sinh: đặc trưng là các loài cây gỗ

2. Đặc điểm thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật tại KVNC là khá phong phú và đa dạng:

- Đã xác định được 302 loài thuộc 223 chi, 79 họ của 4 ngành thực vật là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó ngành Mộc lan có số lượng lớn nhất (292 loài, 213 chi, 72 họ).

- Trong 3 kiểu thảm nghiên cứu có tất cả 5 nhóm dạng sống (Ph, Ch, He, Cr, Th), trong đó dạng cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm ưu thế với 217 loài (chiếm 71,85%). Các dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, dao động trong khoảng từ 4,64% đến 13,91% tổng số loài. Phổ dạng sống của hệ thực vật trong KVNC như sau:

SB = 71,85 Ph + 4,64 Ch + 13,91 He + 4,96 Cr + 4,64 Th

3. Cấu trúc hình thái của các kiểu thảm thực vật gồm 2-4 tầng, trong đó Rừng thứ sinh có cấu trúc 4, thành phần thực vật tập chung chủ yếu ở tầng 1 với độ che phủ 40% và tầng 2 với độ che phủ 50%; Thảm cây bụi có cấu trúc 3 tầng, thành phần thực vật tập chung chủ yếu ở tầng 1 với độ che phủ 40% và tầng 2 với độ che phủ 30%; Thảm cỏ thấp cũng gồm 2 tầng, tập chung chủ yếu ở tầng 1 với độ che phủ 95%.

4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV: Số loài cây tái sinh biến động từ 7 đến 25 loài, trong đó số loài tham gia vào cấu trúc tổ thành có 4-9 loài. Mật độ cây tái sinh dao động từ 283 - 4353 cây/ha. Phân bố cây tái sinh

theo cấp chiều cao chủ yếu tập trung ở cấp I (< 50cm) và II (50-100cm) cụ thể là ở cấp chiều cao I (< 50cm) đối Thảm cỏ thấp mật độ lớn nhất 269 cây/ha (chiếm 95,05%) và cấp chiều cao II (50- 100cm) mật độ lớn nhất ở Thảm cây bụi là 1239 cây/ha (chiếm 28,46%), ở Rừng thứ sinh là 1264 cây/ha (chiếm 32,3%). Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở Rừng thứ sinh có dạng phân bố ngẫu nhiên, Thảm cây bụi, Thảm cỏ thấp có dạng phân bố cụm. Nguồn gốc cây tái sinh từ hạt khá cao (75,93% ở Thảm cây bụi, 78,68% ở Rừng thứ sinh). Cây tái sinh có chất lượng tốt nhất ở Rừng thứ sinh (tốt 62,69%, trung bình 40,28%, xấu 13,03%).

5. Đã đề xuất các giải pháp phục hồi rừng và sử dụng phù hợp cho từng kiểu TTV ở KVNC. Đó là giải pháp trồng rừng (phục hồi nhân tạo) hoặc tiếp tục sử dụng làm bãi chăn thả gia súc đối với Thảm cỏ thấp. Giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên cho Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh. Khoanh nuôi không có tác động (chỉ bảo vệ, chống chặt phá, chống hỏa hoạn…). Hoặc khoanh nuôi có tác động mức thấp (phát dây leo, cây bụi, loại bỏ cây phi mục đích, cây tái sinh có phẩm chất xấu, bảo vệ…); Khoanh nuôi có tác động ở mức độ cao (trồng dặm, trồng bổ sung thêm các loài cây bản địa có giá trị kinh tế: Dẻ, Trám, Kháo…) để đẩy nhanh quá trình diễn thế phục hồi rừng.

II. Đề nghị

Kết quả nghiên cứu thu được mới chỉ là bước đầu. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, tái sinh tự nhiên của cây gỗ phục hồi sau nương rẫy ở các kiểu thảm thực vật khác tại phường Ngọc Xuân nói riêng và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung. Để từ đó xây dựng các giải pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, quản lý và bảo vệ rừng nhằm phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy của địa phương một cách có hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * TIẾNG VIỆT

1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.

2. Baur, G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Hà Nội.

5. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng (2013), Báo cáo diện tích rừng và đất nông nghiệp, Cao Bằng.

6. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1995, tr.53-56.

10.Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

11.Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.

12.Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại Lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

13. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

14. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

15. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2, tr. 3-4.

17. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1- 3, Nxb Montreal, Canada.

18. Lương Thị Thanh Huyền (2009), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số thảm thực vật thứ sinh tại vùng đầu nguồn hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

19. Phùng Ngọc Lan (1984), “Đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9).

20. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học , tập 1, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 79 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)