Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 72 - 75)

Cây tái sinh (cây bụi, cây gỗ) là cây có chiều cao ≥ 20cm, đường kính < 6cm. Sau khi thu thập số liệu từ các ô dạng bản phân bố đều ở các vị trí trong những ô tiêu chuẩn điển hình ở 3 kiểu TTV thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được mật độ, tổ thành cây tái sinh và trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu

TT

Thảm cỏ thấp Thảm cây bụi Rừng thứ sinh

Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%) Tên loài Mật độ (cây/ha) Tổ thành (%)

1 Sim 82 28,98 Vối thuốc 521 13,31 Sau sau 597 13,71

2 Mua 73 25,8 Sau sau 508 12,98 Vối thuốc 570 13,10

3 Mua lùn 61 21,55 Ba soi 356 9,11 Màng tang 416 9,56

4 Bọ mẩy 25 8,83 Màng tang 323 8,25 Xoan núi 334 7,67

5 Xoan nhừ 234 5,98 Dẻ gai 283 6,5

6 Trám trắng 211 5,39 Dâu da 264 6,07

7 Muối 206 5,26 Chẹo Ấn độ 239 5,49

8 Hoắc quang 197 5,04 Kháo nhớt 233 5,35

9 Trám trắng 218 5,01

10 3 loài khác 42 14,84 10 loài khác 1357 34,68 16 loài khác 1279 29,38

*Thảm cỏ thấp

Từ kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, Thảm cỏ thấp có 7 loài cây tái sinh xuất hiện, mật độ 283 cây/ha. Trong đó có 4 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành, đó là loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa) chiếm tỉ lệ tổ thành cao nhất 28,98% tương ứng với mật độ lớn nhất 82 cây/ha, tiếp đến loài Mua (Melastoma candidum) chiếm tỉ lệ tổ thành là 25,8% tương ứng với mật độ 73 cây/ha, Mua lùn (Melastoma dodecandrum) chiếm tỉ lệ tổ thành 21,55% tương ứng với mật độ 61 cây/ha, cuối cùng là loài Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum) chiếm tỉ lệ tổ thành 8,83% tương ứng với mật độ 25 cây/ha. Mật độ và tỷ lệ tổ thành loài cây tái sinh ở đây thấp do thời gian tái sinh sau nương rẫy ngắn và do đây vừa là bãi chăn thả gia súc của người dân trong KVNC, với cường độ sử dụng liên tục cộng với độ dốc tương đối cao (300).

*Thảm cây bụi

Ở Thảm cây bụi phục hồi sau nương rẫy có tổng số 18 loài cây tái sinh xuất hiện, với mật độ 3913 cây/ha. Có 8 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành. Trong đó Vối thuốc (Schima wallichii) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (13,31%) với mật độ cao nhất 521 cây/ha. Tiếp đến là Sau sau (Liquidambar formosana) chiếm tỷ lệ tổ thành (12,98%) với mật độ 508 cây/ha. Ba soi (Macaranga denticulata) chiếm tỷ lệ tổ thành (9,11%) với mật độ 356cây/ha. Màng tang (Litsea cubeba) chiếm tỷ lệ tổ thành (8,25%) với mật độ 323 cây/ha. Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,98%) với mật độ 234 cây/ha. Trám trắng (Canarium album) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,39%) với mật độ 211 cây/ha. Muối (Rhus chinensis) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,26%) với mật độ 206 cây/ha. Sau cùng là loài Hoắc quang (Wendlandia paniculata) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,04%) với mật độ 197 cây/ha.

* Rừng thứ sinh

Ở Rừng thứ sinh có tổng số 25 loài cây tái sinh xuất hiện mật độ 4353 cây/ha. Có 9 loài tham gia vào cấu trúc tổ thành. Trong đó Sau sau

(Liquidambar formosana) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất (13,71%) với mật độ cao nhất 597 cây/ha. Tiếp đến là Vối thuốc (Schima wallichii) chiếm tỷ lệ tổ thành (13,10%) với mật độ 570 cây/ha. Màng tang (Litsea cubeba) chiếm tỷ lệ tổ thành (9,56%) với mật độ 416 cây/ha. Xoan núi (Walsura bonii) chiếm tỷ lệ tổ thành (7,67%) có mật độ 334 cây/ha. Dẻ gai (Castanopsis armata) chiếm tỷ lệ tổ thành (6,5%) mật độ 283 cây/ha. Dâu da (Baccaurea ramiflora) chiếm tỷ lệ tổ thành (6,07%) với mật độ 264 cây/ha. Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,49%) với mật độ 239 cây/ha. Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis) chiếm tỷ lê tổ thành (5,35%) mật độ 233 cây/ha. Trám trắng (Canarium album) chiếm tỷ lệ tổ thành (5,01%) với mật độ 218 cây/ha. Ngoài ra còn 16 loài khác nhưng tỷ lệ tái sinh còn thấp. Như vậy thành phần loài cây tái sinh tham gia vào cấu trúc tổ thành trong kiểu thảm này chưa đều chủ yếu là loài Sau sau (Liquidambar formosana) và Vối thuốc (Schima wallichii) chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Như vậy, khi so sánh thành phần loài ở 3 kiểu thảm phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do gieo giống tại chỗ mà có thể do từ các khu rừng lân cận phát tán tới nhờ gió, chim hoặc thú.

Qua nghiên cứu sự xuất hiện của các loài cây tái sinh trong cấu trúc tổ thành cho thấy, tổ thành loài cây tái sinh có xu hướng tăng về số lượng. Mật độ cây tái sinh ngày có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng. Điều này có nghĩa là khi thời gian phục hồi rừng tăng lên thì độ che phủ của rừng cũng tăng lên đồng nghĩa với việc một số loài cây ưa bóng sẽ thay thế dần các loài cây ưa sáng. Những loài cây này sẽ tham gia vào công thức tổ thành cây cao của rừng thứ sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (Trang 72 - 75)