Quan hệ đầu tƣ

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 56 - 60)

Khác với quan hệ thƣơng mại, quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc, mà chủ yếu là đầu tƣ từ Mỹ vào Venezuela trong lĩnh vực khai thác dầu thô, bị chi phối khá lớn bởi những mâu thuẫn, căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ ngoại giao song phƣơng trong giai đoạn này. Mối quan hệ này liên quan trực tiếp tới chính sách quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez. Trong quá khứ, Venezuela cũng nhƣ nhiều quốc gia vùng Trung Đông khác nhƣ Iraq, Iran, Suadi Abria, khi phát hiện ra họ đang “ngủ trên đống vàng” (dầu mỏ) thì lại chƣa có trình độ khai thác. Các nhà nƣớc này phải hợp tác với các công ty khai thác Mỹ và Phƣơng Tây với điều kiện các công ty này tự bỏ ra 100% vốn và chịu hoàn toàn rủi ro cộng với việc đóng thuế cho nƣớc có dầu mỏ. Kết quả là, các giếng dầu ở Trung

57

Đông cũng nhƣ ở Venezuela, đất nƣớc đƣợc xếp vào hàng có trữ lƣợng dầu lớn nhất thế giới, rơi vào tay các công ty, tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ nhƣ Chevron, Exxon Mobil, Gulf, Texaco, và British Petroleum của Anh, Royal Dutch, Shell của Hà Lan. Khi các quốc gia này nhận ra tài nguyên thiên nhiên của họ đang bị vơ vét, bóc lột, làm giàu cho chủ nghĩa tƣ bản và các công ty nƣớc ngoài trong khi nhân dân của họ thì vẫn nghèo đói, lạc hậu, họ bắt đầu tăng thuế và tính đến việc áp dụng chính sách quốc hữu hóa công nghiệp dầu. Theo đó, năm 1943, Venezuela đã bắt đầu tăng thuế thu nhập đối với các công ty dầu khí nƣớc ngoài, lên đến 50%. Vào những năm 1970, các công ty dầu khí nƣớc ngoài, chủ yếu là của Mỹ ở Venezuela đã bắt đầu bị siết chặt bởi chính sách thuế bằng nhiều hình thức, đặc biệt là phải liên doanh với công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA đƣợc thành lập năm 1976. Tuy nhiên, giữa thập niên 1990, Tổng thống Venezuela Rafael Caldera, vốn chủ trƣơng thân Mỹ, bắt đầu mở cửa rộng hơn cho các công ty dầu nƣớc ngoài, đặc biệt là của Mỹ. Hơn nữa, vành đai Orinoco (dài khoảng 595km và rộng khoảng 69km) đƣợc biết đến là nơi có trữ lƣợng dầu khổng lồ, khoảng hơn 500 tỷ thùng, lại là địa hình hiểm trở, khó khai thác, vƣợt qua khả năng kỹ thuật của PDVSA. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Exxon Mobil và ConocoPhilips và một số tập đoàn khác nhảy vào đầu tƣ khai thác. Bình quân những năm 1990, tổng số vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Venezuela, chủ yếu là từ các công ty khai thác dầu khí, đạt khoảng gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 1998, 1999, giá dầu bắt đầu giảm mạnh khiến cho các khoản đầu tƣ này cũng giảm xuống. Nếu nhƣ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Venezuela năm 1997 đạt 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tƣ của Mỹ chiếm đến gần 40%, thì đến năm 1999 chỉ đạt 3,3 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, đất nƣớc lại rơi vào khủng hoảng, thất thu đến 50% nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ khiến cho các lĩnh vực chi tiêu khác bị khủng hoảng theo và đặt ra những thách thức lớn đối với vị Tổng thống thiên tả này. Mặc dù sau đó, với chính sách cắt giảm sản lƣợng khai thác của Tổng thống, dòng chảy FDI vào Venezuela đã tăng lên mức 4,46 tỷ USD nhƣng đến năm 2002, những biến động về chính trị mà cụ thể là cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Hugo Chavez đƣợc cho là

58

do Mỹ hậu thuẫn, đã khiến cho dòng chảy FDI lại giảm xuống mức thấp tồi tệ 1,2 tỷ USD [97].

Mức suy giảm này cho thấy sự ảnh hƣởng nhất định của tình hình chính trị trong nƣớc. Tuy nhiên, quan hệ đầu tƣ giữa Venezuela và Mỹ chỉ thực sự gặp rắc rối từ năm 2007, khi Tổng thống Hugo Chavez quyết định quốc hữu hóa khai thác dầu khí ở Orinoco với tuyên bố “đem hàng tỷ đô la trở về cho nhân dân”. Chính sách này đặt ra cho các công ty nƣớc ngoài đang làm ăn tại vành đai dầu này hai sự lựa chọn, hoặc là phải liên doanh với công ty nhà nƣớc PDVSA, hoặc là tháo chạy hoàn toàn khỏi Venezuela. Cả hai phƣơng án này đều gây cho họ những thiệt hại to lớn. Hai tập đoàn lớn của Mỹ là Exxon Mobil và Conocophillips đã chọn phƣơng án rút khỏi Venezuela. Nhƣ vậy, Venezuela đã mất đi một khoản đầu tƣ khai thác khổng lồ từ hai công ty lớn này và quan hệ đầu tƣ Mỹ - Venezuela trở nên khó khăn, thậm chí trở thành tranh chấp còn tiếp diễn đến tận nay.

Exxon Mobil đã kiện công ty dầu nhà nƣớc Venezuela PDVSA đòi chính phủ Venezuela phải bồi thƣờng phần doanh thu mà họ đã mất do hậu quả của việc “sang tay” cho PDVSA. Tháng 9/2010, Venezuela đã đƣa ra giá bồi thƣờng 1 tỉ USD cho phần tài sản Exxon Mobil đầu tƣ vào nƣớc họ và bị “sung công” nhƣng Exxon Mobil không chấp nhận. Với hai hồ sơ dự kiến sẽ gửi lên Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tƣ thuộc Ngân hàng thế giới, tập đoàn này đòi một khoản bồi thƣờng lên tới 12 tỷ USD. Tuy nhiên, theo phán quyết của Tòa án thƣơng mại quốc tế đầu năm 2012, tập đoàn Exxon Mobil chỉ đƣợc nhận chƣa đầy 10% trong tổng số 12 tỷ mà họ yêu cầu, tức là khoảng 908 triệu USD, nhƣng Venezuela chỉ trả 255 triệu USD do mâu thuẫn trƣớc đó trong vụ Exxon Mobil, sử dụng đến công cụ là tòa án quốc tế, phong tỏa khoảng 300 triệu USD mà Venezuela gửi tại các ngân hàng Mỹ. Vụ tranh chấp này vẫn còn đang tiếp diễn mà chƣa biết phần thắng sẽ thuộc về bên nào. Điều này góp phần khiến cho hoạt động đầu tƣ giữa hai nƣớc, chủ yếu là của Mỹ vào Venezuela trong lĩnh vực khai thác dầu, gặp khó khăn.

Việc tranh chấp này là hậu quả trực tiếp của chính sách quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Venezuela. Và chính sách Quốc hữu hóa này có liên quan

59

trực tiếp tới quan hệ chính trị Mỹ và Venezuela thời Tổng thống Hugo Chavez. Năm 2006 là năm bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Hugo Chavez cùng với đó là những căng thẳng không ngừng gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Chavez và chính quyền Bush bởi những nỗ lực lật đổ Tổng thống Chavez của Mỹ đã nhiều lần thất bại. Sau khi tiếp tục nắm quyền, Tổng thống Chavez vẫn theo đuổi một chính sách nhất quán với Mỹ nhƣ những nhiệm kỳ trƣớc, tiếp tục lên án chính sách của Mỹ và nỗ lực làm giảm ảnh hƣởng và vai trò của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh cũng nhƣ tại chính đất nƣớc ông. Phải chăng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu cũng là một trong những nỗ lực thay thế vai trò của Mỹ nhƣ Tổng thống Chavez đã tuyên bố?

Sau khi thực hiện việc quốc hữu hóa ngành công nghiệp khai thác dầu tại vành đai Orinoco, tịch thu tài sản đầu tƣ của các tập đoàn lớn của Mỹ không muốn liên doanh với PDVSA, Venezuela lại ký ngay với Trung Quốc những hợp đồng khai thác lớn. Đầu năm 2010, Venezuela đã đồng ý vay 20 tỉ USD từ Trung Quốc, và Venezuela sẽ trả nợ Trung Quốc bằng hình thức tăng xuất khẩu dầu đến Trung Quốc, từ 200.000 thùng/ngày (năm 2006) lên mức dự kiến 600.000 thùng/ngày. Đồng thời, PDVSA cũng hợp tác với một công ty nhà nƣớc Trung Quốc để “phát triển nông nghiệp” tại vành đai Orinoco (PDVSA chiếm 70% vốn) [26]. Những con số này đang chứng minh rằng thực chất việc quốc hữu hóa ngành dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez chỉ là một hình thức “trả đũa chính trị” đối với Mỹ, “hất cẳng” Mỹ để thay thế bằng Trung Quốc. Điều đó phù hợp với mục đích chính trị trong chính sách đối ngoại của Venezuela đối với Mỹ trong giai đoạn này.

Trên đây chỉ là diễn biến trong quan hệ đầu tƣ khai thác dầu lửa giữa Venezuela và các tập đoàn khai thác lớn của Mỹ mà chịu tác động lớn của tình hình quan hệ chính trị hai nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những con số đáng ghi nhận trong quan hệ đầu tƣ của hai nƣớc với nhau trong những năm gần đây. Chẳng hạn nhƣ, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Mỹ tại Venezuela năm 2011 đạt gần 19 tỷ USD, sang năm 2012, có giảm đôi chút, còn 15 tỷ USD. Ngƣợc lại, Venezuela có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Mỹ đạt 4,6 tỷ năm 2012, tăng 14,9% so với năm 2011

60

[84]. Hiện nay, có khoảng 500 công ty Mỹ đang hiện diện ở Venezuela. Điều này cho thấy bên cạnh những tranh chấp, hai nƣớc vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đầu tƣ nhằm đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Nhƣ vậy, mặc dù quan hệ trong lĩnh vực an ninh chính trị có ảnh hƣởng ít nhiều đến mối quan hệ chung giữa hai nƣớc, nhƣng nhìn chung, hai bên vẫn duy trì hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong thƣơng mại, trao đổi dầu lửa và các mặt hàng khác bao gồm cả những máy móc công nghệ hiện đại của Mỹ. Điều đó góp phần khẳng định một chân lý về lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Lợi ích quốc gia luôn đƣợc đặt lên hàng đầu trong bất kỳ mối quan hệ nào trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ song phƣơng nói riêng. Trong trƣờng hợp này, cả Mỹ và Venezuela đều có những lợi ích thiết thực không thể đánh mất chỉ vì những tranh chấp, mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)