Quan hệ thƣơng mại

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 51 - 56)

Những chỉ trích chính trị, những mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela trong suốt những năm qua đã không thể làm sụp đổ mối quan hệ thƣơng mại truyền thống giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng vẫn diễn ra nhƣ một dòng chảy suốt gần 200 năm nay nhƣ lời phát biểu của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC: “Chúng tôi đã có đƣợc một mối quan hệ thƣơng mại ổn định với Venezuela trong gần 200 năm nay. Nó đã phải chịu đựng thử thách của thời gian. Nó cũng đã phải trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá khứ” [102]. Đối với một nền kinh tế mà ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm đến 90% lƣợng hàng xuất khẩu nhƣ Venezuela thì Mỹ luôn là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu. Trái lại, nền kinh tế với những máy móc công nghệ hiện đại của Mỹ cũng đang vận hành trơn tru nhờ vào một trong những nguồn cung dầu lớn nhất của Venezuela, đất nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ đứng vào hàng lớn nhất trên thế giới, và là nƣớc xuất khẩu dầu lớn thứ tƣ cho Mỹ (sau Saudi Arabia, Canada và Mexico) [93]. Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 2 năm 2012, tổng kim ngạch thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Venezuela đạt gần 436 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu từ Mỹ sang Venezuela đạt hơn 90,5 tỷ USD và xuất khẩu từ Venezuela sang Mỹ đạt hơn 345 tỷ USD với hơn 50% là dầu lửa [74]. Nếu tính theo tỉ lệ thì hàng năm, hàng hóa Mỹ, chủ yếu là máy móc, các phƣơng tiện vận tải, mặt hàng nông nghiệp và các thiết bị tự động, chiếm 25% lƣợng hàng nhập khẩu của Venezuela và 50% lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Venezuela đƣợc xuất sang thị trƣờng Mỹ. Con số này cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong quan hệ thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa

52

hai nƣớc. Cả hai nền kinh tế vẫn đang vận hành tốt nhờ những khoản thu từ việc xuất nhập khẩu này. Nguồn thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của nền kinh tế Venezuela [98]. Đây chính là sợi dây ràng buộc hai nƣớc này với nhau và là một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến cho mối quan hệ hai nƣớc chƣa thể sụp đổ hoàn toàn nhƣ nhiều ngƣời vẫn đoán sau những căng thẳng gia tăng đến đỉnh điểm trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, những con số ý nghĩa trên không thể miêu tả hết bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela bởi nhƣ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói “nó cũng đã trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn” [102] cùng với những căng thẳng gia tăng trong lĩnh vực an ninh chính trị giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng mà chủ yếu là trong hợp tác khai thác, sản xuất và mua bán dầu khí chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi những ý đồ chính trị của hai chính phủ. Trong mối quan hệ này, dầu mỏ phát huy hết tác dụng là một “công cụ ngoại giao” của Tổng thống Hugo Chavez và cũng chính dầu mỏ gây nên những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Nằm trong chính sách chung giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng Mỹ, hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ cả về chính trị và kinh tế, Venezuela hƣớng đến việc đa dạng hóa đối tác thƣơng mại. Một mặt, Venezuela vẫn cung cấp dầu thô cho thị trƣờng Mỹ. Mặt khác, chính phủ nƣớc này cũng nhắm đến những đƣờng ống dẫn dầu mới để có thể đƣa lƣợng dầu thô lớn hơn về phía các cảng biển ven Thái Bình Dƣơng nhằm phục vụ các thị trƣờng đang nổi lên ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tháng 12-2004, Venezuela đã ký hợp đồng bán 120.000 thùng dầu/ngày cho đất nƣớc rộng lớn này. Năm 2009, Venezuela cũng đã ký một thỏa thuận đầu tƣ khai thác dầu mỏ tại sông Orinoco trị giá 16 tỷ USD với Trung Quốc [69]. Mới đây, ngày 22/7/2014, Venezuela lại tiếp tục ký với Trung Quốc hàng loạt thỏa thuận khai thác, mua bán dầu thô và các khoáng chất khác, với giá trị nhiều tỷ USD. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Hugo Chavez lại chọn Trung Quốc là đối tác thƣơng mại, thậm chí còn tuyên bố sẽ dần thay thế vai trò nhập khẩu dầu của Mỹ bởi ngƣời bạn hàng Châu Á này. Sở dĩ ông chọn Trung Quốc vì đây không chỉ là

53

một thị trƣờng rộng lớn có khả năng tiêu thụ nguồn dầu thô của Venezuela, mà còn bởi sự lớn mạnh không ngừng những năm gần đây của Trung Quốc nhƣ một “đối trọng” nặng ký với Mỹ, thậm chí còn đe dọa đến vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ. Sự hợp tác này khiến cho Mỹ không khỏi lo ngại về sự ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Venezuela cũng nhƣ trong khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, Venezuela cũng hƣớng tới nhiều thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn nhƣ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Có thể thấy, Tổng thống Chavez đã dùng dầu khí nhƣ một công cụ để tìm kiếm đồng minh nhằm vô hiệu hóa âm mƣu cô lập Venezuela của Mỹ. Một trong những cách mà ông vô hiệu hóa ý đồ của Mỹ là việc đƣa ra sáng kiến thành lập “một tổ chức dầu khí khổng lồ mới với chỉ bốn đến năm thành viên” tồn tại song song với OPEC mà trong đó, ông gợi ý Nga và Venezuela có thể là một phần của tổ chức này. Tổng thống Chavez đã khéo léo xích lại gần các nƣớc khác hoặc lôi kéo các nƣớc khác đứng về phía Venezuela để có thể gây áp lực đối với một nền kinh tế luôn khát khao dầu mỏ nhƣ Mỹ. Những hành động nhƣ thế tuy chƣa đe dọa trực tiếp tới mối quan hệ thƣơng mại hai nƣớc nhƣng điều đó có nghĩa là về lâu về dài, lƣợng dầu xuất sang Mỹ sẽ giảm dần và Mỹ sẽ phải đau đầu khi đi tìm nguồn cung mới.

Một vấn đề khác gây nên những “sóng gió” trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc là chủ trƣơng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí của Tổng thống Hugo Chavez. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez đã đƣa ra một loạt các cải cách nhằm lái con tàu đất nƣớc chuyển hƣớng theo con đƣờng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, trong đó có chủ trƣơng quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu khí, khi đó đang nằm trong tay phần lớn các công ty, các tập đoàn dầu khí nƣớc ngoài, đặc biệt là ba tập đoàn khổng lồ của Mỹ Exxon Mobil Corp, ConocoPhilips và Chevron. Chính sách này đã gây ra những thiệt hại lớn cho các công ty của Mỹ và trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Năm 2007, Tổng thống Chavez đã thực hiện quốc hữu hóa các dự án dầu trị giá hàng tỉ đôla của Exxon Mobil và ConocoPhillips, trong đó, Exxon Mobil chiếm 41,7% cổ phần (khoảng 750 triệu USD) ở vành đai dầu Orinoco [101]. Hành động này dẫn đến việc

54

“trả đũa” bằng cách đóng băng hàng tỷ đôla tài sản dầu khí của Venezuela của tập đoàn Exxon Mobil năm 2008. Tổng thống Chavez coi sự điều hành, quản lý của tập đoàn này giống nhƣ những tên cƣớp của chủ nghĩa đế quốc và cáo buộc nó là một phần trong chiến dịch gây bất ổn cho nền kinh tế Venezuela do chính phủ Mỹ hậu thuẫn. Ông đe dọa nếu Exxon Mobil không chấm dứt việc đóng băng tài sản của Venezuela thì ông sẽ trả đũa. “Chúng tôi sẽ không xuất dầu sang Mỹ nữa. Hãy lƣu ý đấy ông Bush, ông Nguy Hiểm” [101]. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ xem nhẹ cảnh báo của Tổng thống Chavez bởi đây không phải là lần đầu tiên ông đe dọa sẽ cắt đứt việc xuất khẩu dầu sang Mỹ. Họ nói, trong quá khứ, Tổng thống Chavez đã từng nhiều lần cảnh báo nhƣ vậy nhƣng chƣa bao giờ thực hiện bởi nền kinh tế phải gánh chịu một cú sốc lớn sẽ chính là nền kinh tế Venezuela, với sự phụ thuộc quá lớn vào thị trƣờng tiêu thụ dầu khí của Mỹ.

Năm 2011, Tổng thống Chavez lại một lần nữa nhắc lại “điệp khúc” trên khi Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với bảy công ty nƣớc ngoài, theo Đạo luật trừng phạt Iran và Libya năm 1996, để đáp trả chƣơng trình hạt nhân của Iran, trong đó có cả Công ty dầu khí nhà nƣớc Venezuela PDVSA, với lý do công ty này đã cung cấp xăng dầu và các sản phẩm dầu tinh chế khác cho Iran. Mối quan hệ thân tình giữa Venezuela và Iran kể từ khi Tổng thống Chavez điều hành đất nƣớc đã không ít lần đặt ra những nghi ngại đối với chính phủ Mỹ. Lệnh trừng phạt đối với công ty dầu khí nhà nƣớc Venezuela lần này chính là một trong những phản ứng của Mỹ về mối quan hệ ấy. Tổng thống Chavez cũng đã đáp trả hành động này của Mỹ bằng những lời chỉ trích chính phủ Mỹ: “Đế quốc Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt và đe dọa áp đặt những lệnh trừng phạt mới đối với Venezuela chỉ vì chúng tôi đã bán hai thuyền dầu cho Iran. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã làm” và tuyên bố Tập đoàn dầu khí Venezuela sẽ không tham gia bất kỳ hợp đồng trực tiếp nào với Mỹ nữa và sẽ không tham gia vào các chƣơng trình tài trợ xuất nhập khẩu và giấy phép công nghệ dầu của Mỹ, ông cho rằng các lệnh trừng phạt này là “một phần của đế quốc điên rồ” và “điên rồ là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa đế quốc” [98]. Các biện pháp trừng phạt đơn phƣơng áp đặt của chính quyền Mỹ không những đã góp

55

phần làm gia tăng những lời chỉ trích của Tổng thống Chavez, làm căng thẳng thêm mối quan hệ hai nƣớc mà còn gây ra những thiệt hại cho chính các công ty Mỹ đang làm ăn với Tập đoàn dầu khí lớn nhất Venezuela PDVSA.

Một sự kiện khác gây ra sự bất đồng giữa hai chính phủ là việc Mỹ yêu cầu các nƣớc OPEC tăng sản lƣợng dầu nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu năm 2007. Các nƣớc OPEC cũng đã chính thức tăng 500.000 thùng dầu mỗi ngày nhƣng quý I năm 2008, giá xăng dầu tiếp tục leo thang. Lƣợng dầu dự trữ của Mỹ giảm mạnh do các ngành công nghiệp nƣớc này bị tàn phá bởi hai trận bão Rita và Catrina năm 2007. Đến năm 2011, khi giá dầu thế giới xấp xỉ mức 100 USD/ thùng, chính quyền Obama một lần nữa đƣa ra yêu cầu các nƣớc OPEC tăng sản lƣợng khai thác nhƣng chỉ có bốn nƣớc chấp nhận, bảy nƣớc khác gồm Libya, Algeria, Angola, Ecuador, Venezuela, Iraq và Iran không đồng tình với việc gia tăng sản lƣợng khai thác hơn nữa, vì có những yếu tố nhƣ trữ lƣợng dầu ở một số nƣớc đang cạn kiệt. Tổng thống Chavez cho rằng: “Giá dầu hiện nay khoảng 100 USD một thùng, thế là hợp lý, theo quan điểm của chúng tôi. Trong những năm tới, nó sẽ tiếp tục tăng, cũng nhƣ giá vàng, thực phẩm và thuốc men" và "OPEC không có lý do gì để tăng sản lƣợng dầu trong thời điểm này. Theo nhƣ nhu cầu phát triển, nó sẽ phải tăng lên" [98]. Nhƣ vậy, nắm trong tay một lƣợng dầu dự trữ xếp vào hàng lớn nhất thế giới, đồng thời là một trong những thành viên sáng lập ra OPEC, Venezuela trở thành một nƣớc có tiếng nói lớn trong việc quyết định có nên gia tăng sản lƣợng xăng dầu hay không. Và quan điểm của Tổng thống Chavez, xét ở một khía cạnh nào đó, cũng đƣợc xem nhƣ là một thách thức đối với lợi ích kinh tế Mỹ, nền kinh tế đang mong chờ một khối lƣợng dầu gia tăng hơn nữa. Kế thừa và tiếp tục theo đuổi chính sách giảm sự phụ thuộc vào Mỹ mà Tổng thống Chavez đã đặt ra, sau khi lên cầm quyền vào tháng 4/2013, tân Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vẫn duy trì việc xuất khẩu dầu thô sang Mỹ, nhƣng số lƣợng giảm đi đáng kể. Nếu nhƣ năm 2013, Venezuela xuất sang Mỹ khoảng 2,8 triệu thùng/ngày thì đến năm 2014, con số này giảm xuống chỉ còn 1,2 triệu thùng/ ngày mặc dù sản lƣợng dầu của Venezuela vẫn không ngừng tăng lên [95].

56

Nhìn chung, quan hệ thƣơng mại song phƣơng của Mỹ và Venezuela trong giai đoạn này vẫn là sự kế thừa mối quan hệ truyền thống trong quá khứ với sự phụ thuộc chặt chẽ vào nhau mặc dù có đôi lúc, lợi ích chiến lƣợc của hai nƣớc bị đe dọa do tác động của những mâu thuẫn trong lĩnh vực an ninh - chính trị. Cho đến nay, Mỹ vẫn là thị trƣờng nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Venezuela mặc dù chính phủ Venezuela vẫn luôn nỗ lực đa dạng hóa hợp tác thƣơng mại với các nƣớc ngoài khu vực để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Do đó, trƣớc mắt, Venezuela cũng không thể cắt đứt nguồn cung dầu mỏ xuất sang Mỹ nhƣ Tổng thống Chavez đã nhiều lần cảnh báo bởi không chỉ nền kinh tế nói riêng mà tất cả các lĩnh vực của đất nƣớc này đang vận hành nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu thô, tới hơn một nửa là sang thị trƣờng Mỹ. Ngƣợc lại, Venezuela cũng là một trong những nƣớc cung cấp dầu hàng đầu của Mỹ mà trƣớc mắt, mặc dù chính phủ Mỹ cũng đã tìm đến giải pháp “nguồn năng lƣợng ethanol mới” nhƣng cũng chƣa thể tìm đƣợc một nguồn cung dầu nào để thay thế nguồn dầu lửa của Venezuela. Dầu lửa chính là sợi dây gắn kết hai đất nƣớc “thù địch” này. Điều này chứng minh một chân lý rằng lợi ích quốc gia luôn luôn đƣợc chính phủ các nƣớc đặt lên hàng đầu, vƣợt qua cả những tranh chấp gay gắt nhất trong quan hệ đối ngoại giữa các nƣớc.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)