Tác động tới quan hệ quốc tế trên thế giới

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 70 - 73)

Bên cạnh những tác động đối với các mối quan hệ trong khu vực, mối quan hệ Mỹ - Venezuela giai đoạn 1998 đến nay còn có những ảnh hƣởng nhất định tới quan hệ của mỗi nƣớc này đối với các quốc gia khác ngoài khu nhƣ Nga, Trung Quốc, Iran, Iraq và Bắc Triều Tiên.

Trƣớc hết là trong mối quan hệ với Nga và Trung Quốc, hai đối tác mới của Venezuela đồng thời là hai đối thủ đang cạnh tranh với vai trò của Mỹ trong những năm gần đây ở khu vực Mỹ Latinh. Sự hiện diện của hai nƣớc này có tác động trực tiếp tới mối quan hệ Mỹ - Venezuela nhƣng đồng thời cũng nhận tác động trở lại của mối quan hệ này. Sự thân thiết gần đây giữa Venezuela với hai nƣớc lớn đã làm cho Mỹ không khỏi quan ngại vì vai trò và vị thế của Mỹ đang bị thách thức bởi

71

những đối thủ đáng gƣờm. Những mâu thuẫn giữa Mỹ và Venezuela càng là cơ hội cho Nga và Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn với Venezuela để lấn át Mỹ một cách công khai mà không bị mang tiếng là “chơi xấu” bởi thực tế, Venezuela và các nƣớc Mỹ Latinh tự mở cửa mời chào họ. Do đó, trong khi quan hệ của Venezuela với Nga và Trung Quốc càng thân thiết thì Mỹ càng phải đề phòng trong quan hệ với những nƣớc này. Có nghĩa là một mặt, Mỹ vẫn duy trì hợp tác với các cƣờng quốc này, mặt khác, phải tranh giành ảnh hƣởng với những nƣớc này bằng cách thay đổi chính sách đối ngoại với các nƣớc mà Trung Quốc và Nga đang có mối quan hệ ngày càng khăng khít. Cụ thể ở đây là với các nƣớc Mỹ Latinh. Gần đây, khi Nga và Trung Quốc ngày càng tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc đến thị trƣờng rộng lớn ở khu vực Mỹ Latinh và ngày càng thắt chặt hơn nữa quan hệ song phƣơng với các quốc gia trong khu vực không chỉ về kinh tế mà cả trên lĩnh vực anh ninh chính trị, quân sự, chính quyền Obama đã tích cực thực hiện những chuyến công du tới các nƣớc Mỹ Latinh nhằm phát đi một thông điệp rằng, họ không bỏ rơi Mỹ Latinh nhƣ nhiều ngƣời vẫn thƣờng nghĩ và bày tỏ thiện chí muốn hợp tác sâu hơn với các nƣớc này. Chẳng hạn nhƣ chuyến công du 6 nƣớc Mỹ Latinh của Ngoại trƣởng Clinton từ ngày 28/2 đến ngày 5/3 năm 2010, chuyến công du 3 nƣớc Mỹ Latinh khác của Tổng thống Barack Obama từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 3 năm 2011. Trƣớc đó, vào năm 2007, Tổng thống George Bush cũng thực hiện một chuyến công du tƣơng tự tới các nƣớc này trong vòng 7 ngày từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 3. Gần đây nhất, ngày 9/10/2014, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã thực hiện chuyến công du 6 ngày tới ba nƣớc Mỹ Latinh là Colombia, Chile và Peru. Tuy rằng mục đích cụ thể của mỗi chuyến đi là khác nhau nhƣng mục đích chung của chính quyền Mỹ vẫn là khởi động lại mối quan hệ đã bị lãng quên một thời gian với các nƣớc Mỹ Latinh, đồng thời khẳng định lại vai trò và ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực này nhƣ một thông điệp gửi tới Nga, Trung Quốc hay bất kỳ cƣờng quốc nào muốn cạnh tranh với Mỹ. Nhìn chung, từ sự căng thẳng với Venezuela và thấy đƣợc những thay đổi trong cục diện khu vực mà Tổng thống Hugo Chavez và ngƣời kế vị ông là Tổng thống Nicolas Maduro là một nhân tố quan trọng góp phần tạo ra, Mỹ đã phải

72

nhanh chóng điều chỉnh chính sách đối ngoại và thận trọng hơn khi quan hệ với những cƣờng quốc đang đe dọa ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh.

Trong quan hệ với Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên: kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez cũng thắt chặt quan hệ với những nƣớc này trong khi cả ba nƣớc đều bị Mỹ liệt vào danh sách các nƣớc có khả năng đe dọa đến hòa bình, an ninh thế giới bởi các nƣớc này có tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân. Do đó, kể từ khi căng thẳng với Venezuela, quan hệ của Mỹ với các nƣớc này cũng suy giảm nhiều, đặc biệt là với Iran bởi lẽ ngoài những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực giữa hai nƣớc thì bản thân cá nhân hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Iran Ahmadinejad và Tổng thống Venezuela Hugo Chavez còn có một mối quan hệ tình bạn thân thiết. Cả Tổng thống Ahmadinejad và Tổng thống Chavez đều thƣờng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với những chính sách gây tranh cãi hoặc nhạy cảm của nhau cũng nhƣ thể hiện thái độ ác cảm đối với nƣớc Mỹ. Bởi vậy, Mỹ coi hai nƣớc này là “kẻ thù hàng đầu” đe dọa trực tiếp tới an ninh của Mỹ và không ngừng cảnh báo về mối đe dọa mà mối quan hệ giữa Venezuela và Iran có thể đem lại cho hòa bình thế giới [58]. Tuy nhiên, những phản ứng của Mỹ cũng nhƣ những chính sách của “đế quốc Mỹ”, theo cách gọi của Tổng thống Hugo Chavez, chỉ càng làm cho quan hệ của Venezuela với những nƣớc này thêm khăng khít và ngày càng thách thức Mỹ.

Tóm lại, mối quan hệ song phƣơng có nhiều xung đột, căng thẳng trên lĩnh vực an ninh - chính trị trong giai đoạn vừa qua của Mỹ và Venezuela đã ít nhiều khiến cho quan hệ của mỗi nƣớc với những nƣớc “đồng minh” của mình có những biến đổi. Những nƣớc thân Mỹ và đối địch với Venezuela thì càng gần Mỹ hơn để Mỹ có thể sử dụng làm công cụ chống lại Venezuela. Ngƣợc lại, những nƣớc thuộc phe cánh tả và ủng hộ chính sách của Tổng thống Hugo Chavez thì cũng ngày càng xích lại gần Venezuela hơn để cùng nhau chống Mỹ và càng góp phần làm cho quan hệ của họ với Mỹ gặp nhiều khó khăn. Vậy, trong tƣơng lai, phải đối mặt với những mối quan hệ còn nhiều trở ngại, phức tạp này nhƣ thế nào là một vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả những nƣớc trong cuộc và cả những nƣớc có liên quan tới

73

mối quan hệ Mỹ - Venezuela. Đây cũng là điều không chỉ làm đau đầu các quan chức chính phủ của các nƣớc có liên quan mà còn gây ra nhiều tranh luận đối với các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)