Tác động tới quan hệ quốc tế trong khu vực Mỹ Latinh

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 68 - 70)

Trƣớc hết, đối với các nƣớc cánh tả trong khu vực Mỹ Latinh và Cuba: quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Venezuela cũng đã ảnh hƣởng khá lớn đối với quan hệ của những nƣớc này đối với Mỹ và với Venezuela. Venezuela là nƣớc dẫn đầu trong phong trào cánh tả ở khu vực này, do đó, trong cuộc đối đầu với Mỹ, Venezuela cần có những đồng minh và các đồng minh đó chính là các nƣớc cánh tả cùng có tƣ tƣởng phản đối chính sách của Mỹ và chống đối Mỹ. Kể từ khi lên cầm quyền và lãnh đạo đất nƣớc theo hƣớng thiên tả, độc lập dần với Mỹ, Tổng thống Hugo Chavez đã thắt chặt hơn nữa quan hệ với các nƣớc có chính quyền cánh tả nhƣ Bolivia, Ecuador, Uruguay, Chile, Argentina…và Cuba. Tổng thống Hugo Chavez đã dùng dầu lửa nhƣ một trợ thủ đắc lực cho chính sách ngoại giao của ông đối với các nƣớc này. Bên cạnh hơn 80.000 thùng dầu chuyển cho Cuba mỗi ngày trong

69

thời gian nƣớc này bị cấm vận, Venezuela còn cung cấp dầu cho Nicaragua, Argentina, Uruguay với giá ƣu đãi, thấp hơn giá thị trƣờng tới 40% [8,tr.34, 34]. Ngoài ra, Venezuela còn xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 150 nghìn thùng/ ngày giúp Nicaragua giảm khó khăn về nhiên liệu khi đất nƣớc này bị khủng hoảng do giá dầu thế giới quá cao [5,tr.12]. Rõ ràng sự tƣơng trợ này làm gia tăng vai trò của Venezuela ngay trong khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ. Nhƣ vậy, trong khi căng thẳng Mỹ - Venezuela càng gia tăng, chính phủ Venezuela càng tìm cách xích lại gần các nƣớc Mỹ Latinh hơn nhằm tạo ra một liên minh, một nền tảng vững chắc chống lại những chính sách và ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ. Do đó, quan hệ giữa Venezuela và các nƣớc cánh tả Mỹ Latinh trong giai đoạn này trở nên gắn bó hơn bao giờ hết.

Với Mỹ, những diễn biến trong quan hệ của Mỹ với Venezuela cũng khiến cho quan hệ Mỹ với các nƣớc cánh tả “thân Hugo Chavez” trở nên không mấy tốt đẹp. Tại khu vực ảnh hƣởng mà trƣớc đây Mỹ đã không ít lần can thiệp vào việc thiết lập các chính phủ thân Mỹ, giờ đây đã bắt đầu đứng lên phản kháng, chống lại Mỹ theo gƣơng Venezuela. Mỹ thấy rõ nguy cơ bị thu hẹp ảnh hƣởng đang đến gần do các chính phủ cánh tả lên ngôi ngày càng nhiều trong khu vực. Bởi vậy, Mỹ coi những nƣớc này nhƣ những trở ngại, cần phải đƣợc loại bỏ. Bên cạnh những nỗ lực lật đổ chính phủ của Tổng thống Chavez và sau này là của Tổng thống Nicolas Maduro, Mỹ vẫn ngấm ngầm hỗ trợ cho những phe đối lập nhằm lật đổ các chính phủ cánh tả đang đe dọa lợi ích của Mỹ tại khu vực mà Mỹ luôn coi là “của ngƣời Mỹ”. Tiêu biểu là ở Bolivia, sau khi nhà lãnh đạo bản xứ Evo Morales lên nắm quyền, Mỹ đã thành lập một khoản quỹ 13,3 triệu USD nhằm tài trợ cho các tổ chức, đảng phái chính trị chống lại chính quyền cánh tả của Tổng thống Morales. Khoản tiền này chủ yếu phục vụ cho mục tiêu thâm nhập vào các cộng đồng bản xứ, truyền bá hình mẫu tƣ bản, gây ảnh hƣởng tới các phƣơng tiện truyền thông, tạo tình cảm thân Mỹ, chống lại chủ nghĩa xã hội. Sự hỗ trợ của Mỹ tập trung vào các phong trào ly khai tại những khu vực giàu tài nguyên, ủng hộ quyền tự trị và thông qua đó gây bất ổn cho chính phủ cánh tả Morales. Nhƣ vậy, có thể thấy, quan hệ của

70

Mỹ với các nƣớc cánh tả trong thời gian này cũng xấu đi cùng với quan hệ Mỹ - Venezuela bởi sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Chavez cho những nƣớc này. Đối với các nƣớc cánh hữu, đồng minh của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh nhƣ Colombia, Peru và Mexico: quan hệ của Venezuela và những nƣớc này cũng không đến mức tồi tệ nhƣ quan hệ của Mỹ với các nƣớc cánh tả. Chỉ đáng lƣu ý là quan hệ của Venezuela với Colombia, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại khu vực Tây Bán Cầu. Trong quan hệ căng thẳng với Venezuela, Mỹ đã sử dụng Colombia nhƣ một mắt xích quan trọng để chống lại “đối thủ” bằng cách lợi dụng mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa hai quốc gia này trong quá khứ. Mỹ đã từng cáo buộc Venezuela hỗ trợ cho lực lƣợng phiến quân Colombia chống lại chính quyền thân Mỹ ở đất nƣớc này. Thậm chí, có những nghi ngờ rằng chính Mỹ là thế lực đứng sau lƣng kích động những căng thẳng đến mức sắp xảy ra một cuộc chiến tranh gần đây giữa hai nƣớc. Với mục đích lật đổ chính quyền Chavez và Maduro của Mỹ thì mối nghi ngại này hoàn toàn có cơ sở. Nhƣ vậy, trong mối quan hệ với các nƣớc cánh hữu thân Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, xung đột giữa Mỹ và Venezuela càng kích thích Mỹ lợi dụng bất đồng giữa những nƣớc này với Venezuela để chống phá Venezuela và “khoét sâu” thêm những bất đồng ấy.

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)