Hợp tác chống buôn lậu ma túy và chống khủng bố

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 46)

Nhƣ đã trình bày ở trên, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nƣớc Mỹ Latinh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào vấn đề an ninh - chính trị, đặc biệt là vấn đề chống khủng bố và buôn lậu ma túy. Trong quan hệ với Venezuela, hợp tác chống buôn lậu ma túy và khủng bố cũng là một trong những vấn đề chính gây mâu thuẫn, căng thẳng giữa hai chính quyền. Chính phủ Mỹ cũng nhiều lần cáo

47

buộc Venezuela hỗ trợ cho khủng bố và đang âm mƣu “xuất khẩu khủng bố” khi nƣớc này quan hệ với các nƣớc bị Mỹ liệt vào “trục ma quỷ”.

Về hợp tác chống ma túy và buôn lậu ma túy, Venezuela không phải là nƣớc sản xuất ma túy lớn nhƣng lại là tuyến đƣờng vận chuyển ma túy, cocain lớn của Colombia sang Mỹ và Châu Âu. Mặc dù có những bất đồng trong quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ nhƣng Mỹ và Venezuela đã có sự hợp tác chặt chẽ về chống buôn lậu các loại chất kích thích này trong suốt những năm từ năm 2001 đến đầu năm 2005. Tuy nhiên, sự hợp tác này đã suy giảm vào nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush cùng với sự căng thẳng gia tăng cao độ trong quan hệ giữa hai nƣớc. Tháng 8 năm 2005, Venezuela đã từ chối hợp tác với Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ (DEA) của Mỹ với lý do các nhân viên của cơ quan này đang theo dõi Venezuela mặc dù các quan chức Mỹ khẳng định, những cáo buộc này là “vô căn cứ”. Biểu hiện của sự bất hợp tác này là, Cơ quan chống ma túy quốc gia Venezuela đã cắt đứt liên lạc với đại sứ quán Mỹ tại Caracas. Vào giữa tháng 8 năm 2005, Thƣợng nghị sĩ Arlen Specter đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Chavez và các Bộ trƣởng Venezuela để thảo luận về hợp tác ngăn chặn ma túy. Tuy nhiên, họ không nhận đƣợc sự hợp tác trở lại từ phía chính quyền Chavez. Năm 2007, Venezuela đã bắt đầu phủ nhận thị thực của các quan chức Mỹ phục vụ ở Venezuela khiến cho những nỗ lực hợp tác trở nên khó khăn hơn. Lƣợng ma túy và cocain đƣợc chuyển qua Venezuela sang Mỹ ngày càng tăng lên. Theo báo cáo của Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ, khối lƣợng ma túy quá cảnh Venezuela tăng gấp bốn lần từ 66 tấn năm 2004 lên đến 287 tấn năm 2007 [60]. Trƣớc sự gia tăng nhanh chóng này, trong một cuộc họp với Đại sứ Mỹ Patrick Duddy đầu tháng 7/2007, Tổng thống Chavez cũng đã ngỏ ý hợp tác với Mỹ về việc chống buôn bán ma túy và các vấn đề khác. Điều này đã đƣợc ghi nhận bởi Trợ lý ngoại trƣởng đặc trách các vấn đề Tây Bán cầu Tom Shannon trong phiên điều trần trƣớc Quốc hội vào ngày 17 tháng 7 năm 2008 trƣớc Tiểu ban Tây Bán Cầu. Ông nhấn mạnh rằng “lần đầu tiên trong nhiều năm nay, Venezuela bày tỏ thiện chí sẵn sàng tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn

48

với Mỹ”, bao gồm cả sự hợp tác chống ma túy, và khẳng định rằng họ “mong muốn khai thác cơ hội ngoại giao này” [54,35].

Những lời tuyên bố trên tƣởng nhƣ có thể đƣa mối quan hệ tồi tệ này sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, những sự kiện liên tiếp diễn ra sau đó lại chứng minh điều ngƣợc lại. Cụ thể, ngày 12/9/2008, Kho bạc Mỹ đã đóng băng tài sản của hai quan chức tình báo cấp cao của Venezuela và nguyên Bộ trƣởng nội địa Venezuela. Tháng 9/2011, Kho bạc Mỹ lại áp lệnh trừng phạt đối với bốn quan chức cấp cao khác của Venezuela. Tất cả đều vì cáo buộc hỗ trợ vũ khí và buôn lậu ma túy cho Lực lƣợng vũ trang cách mạng Colombia. Gần đây nhất, vào tháng 8/2013, Kho bạc Mỹ một lần nữa ban hành lệnh trừng phạt tƣơng tự đối với cựu thuyền trƣởng trong Quân đội Quốc gia của Venezuela Vassyly Kotosky Villarroel Ramirez với cáo buộc buôn lậu ma túy xuyên quốc gia ở cả Colombia và Venezuela. Ông Ramirez sau đó đã bị truy tố tại Tòa án liên bang Mỹ ở New York [57]. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Venezuela đã trở thành một tuyến đƣờng vận chuyển chính cho ma túy, cocain của Colombia và theo các quan chức Mỹ và Colombia, Venezuela đã mở rộng một tuyến đƣờng giao thông huyết mạch cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp Colombia bằng cách cung cấp hỗ trợ đáng kể và nơi ẩn náu an toàn dọc theo đƣờng biên giới hai nƣớc. Sau đó, chính phủ Venezuela đã tuyên bố hợp tác với Mỹ về chống buôn lậu ma túy là không cần thiết nữa bởi vì Venezuela đã có chƣơng trình riêng của mình [60].

Nhƣ vậy, sự hợp tác trong việc chống nạn buôn lậu ma túy và cocain của Mỹ và Venezuela cũng trải qua không ít những thăng trầm cùng với những sóng gió trong quan hệ ngoại giao và các vấn đề khác giữa hai nƣớc. Điều đáng nói là trong 10 năm liên tiếp từ năm 2005 đến năm 2014, chính quyền Bush bốn lần và chính quyền Obama sáu lần tuyên bố Venezuela đã không tuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ của mình về hợp tác kiểm soát ma túy theo những thỏa thuận về ma túy quốc tế [57]. Mặc dù sự hợp tác ngày càng suy giảm của Venezuela trong lĩnh vực này bắt nguồn từ những căng thẳng, những mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ hai nƣớc nhƣng Mỹ lại lấy đó làm cái cớ để lên án Chính quyền Chavez và can thiệp vào

49

công việc nội bộ của Venezuela. Điều này càng góp phần đƣa mối quan hệ song phƣơng trên lĩnh vực an ninh chính trị đi vào bế tắc.

Về hợp tác chống khủng bố: Cũng giống nhƣ hợp tác giữa hai chính phủ

trong vấn đề chống buôn bán ma túy, hợp tác chống khủng bố ngày càng suy giảm trong giai đoạn vừa qua. Đã không ít lần, Mỹ cũng tuyên bố Venezuela không hợp tác đầy đủ với Mỹ về việc chống lại các thế lực khủng bố. Mối quan hệ này đã không mấy tốt đẹp ngay từ khi Chính quyền Bush đáp trả vụ 11/9/2001 bằng cách tiến hành chiến tranh ở Afghanistan. Tổng thống Chavez đã kịch liệt phản đối cách hành xử ấy và cho rằng nó không khác gì với “chủ nghĩa khủng bố”. Sự chỉ trích này đã khiến mối quan hệ song phƣơng dƣới thời Tổng thống Bush bắt đầu trở nên tồi tệ, làm nền tảng cho những diễn biến xấu sau đó.

Một trong những lý do quan trọng khiến cho Mỹ tin rằng Venezuela có liên quan trực tiếp tới khủng bố và hợp tác chống khủng bố giữa hai nƣớc ngày càng suy giảm, xuất phát từ chính sách và quan điểm đối ngoại của Tổng thống Hugo Chavez. Sau khi lên nắm quyền, ông đã thắt chặt quan hệ với các nƣớc đƣợc Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố nhƣ Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên, Belarus và Syria. Tổng thống Chavez đã tăng cƣờng mối quan hệ với Iran kể từ năm 2005, tiếp tục coi Iran là “đồng minh thân cận” và tuyên bố ủng hộ chƣơng trình hạt nhân đang gây ra nhiều tranh cãi của Iran. Trong khi Mỹ cho rằng chƣơng trình hạt nhân đó là nhằm mục đích gây chiến và hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố, và tin rằng Iran và Venezuela đang âm mƣu sản xuất bom nguyên tử, thì Tổng thống Hugo Chavez khẳng định: “Quả bom duy nhất mà chúng tôi chế ta ̣o là nhƣ̃ng quả bom chống đói nghèo và đau khổ” [23]. Nhƣ một phần chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Venezuela không ngừng giúp đỡ và cung cấp dầu lửa giá rẻ cho Iran. Do đó, trong phiên điều trần Quốc hội tháng 2 năm 2006, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Chavez "đang tìm kiếm những quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, quân sự và ngoại giao với Iran và Bắc Triều Tiên" [58]. Việc Venezuela quan hệ với tất cả những nƣớc “thù địch” của Mỹ giống nhƣ một lời tuyên chiến với Mỹ và càng làm cho Mỹ mƣợn đó làm cớ để đƣa ra những

50

tuyên bố bất hợp tác của Venezuela trong lĩnh vực chống khủng bố. Tháng 4 năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát hành Báo cáo Quốc gia thƣờng niên về chống khủng bố, bản báo cáo khẳng định rằng "Venezuela hầu nhƣ không còn hợp tác trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, dung túng bọn khủng bố trong lãnh thổ của mình và tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Cuba và Iran, cả hai nhà tài trợ của khủng bố" [54, 33].

Một lý do khác mà Mỹ có thể dựa vào để đánh giá sự thiếu hợp tác trong nhiệm vụ chống khủng bố của Venezuela chính là mối quan hệ tồi tệ giữa Venezuela và nƣớc láng giềng Colombia, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Tây bán cầu. Năm 2010, Mỹ cùng với Colombia đã cáo buộc chính phủ của Tổng thống Chavez cho phép các thành viên của Lực lƣợng vũ trang cách mạng Colombia và Quân đội giải phóng quốc gia sử dụng lãnh thổ Venezuela để nghỉ ngơi và tái tập hợp lực lƣợng, tham gia vào việc buôn lậu ma túy và bắt cóc tống tiền nhằm phục vụ cho những mục đích của họ [64]. Mỹ đã nhiều lần cáo buộc rằng Tổng thống Chavez đang ngầm giúp đỡ những nhóm phiến quân này nhằm lật đổ chính phủ thân Mỹ của Colombia và cho rằng, Venezuela đang ngày càng can thiệp vào tình hình chính trị của các nƣớc trong khu vực. Do đó, cùng với tuyên bố 10 năm liên tiếp về việc Venezuela đã không tuân thủ những nghĩa vụ kiểm soát ma túy quốc tế, tháng 5/2014, năm thứ chín liên tiếp, chính phủ Mỹ tuyên bố Chính quyền Chavez không hợp tác đầy đủ với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Việc xác định nhƣ vậy đƣợc thực hiện theo Mục 40A của Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí (PL 90-629) của Mỹ và cho phép tiếp tục lệnh cấm vận chuyển vũ khí của Mỹ vào Venezuela đƣợc áp dụng từ năm 2006. Trong Báo cáo Quốc gia chống khủng bố tháng 8/2010, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, hợp tác của Venezuela với Mỹ đã giảm tới mức tối thiểu vào giữa năm 2009 sau khi Mỹ và Colombia ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Trong Báo cáo Quốc gia về vấn đề chống khủng bố năm 2013, đƣợc phát hành tháng 4/2014 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ còn khẳng định rằng, theo một số nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ Venezuela vẫn đang duy trì một môi trƣờng thuận lợi cho sự hoạt động của các nhóm khủng bố [57].

51

Cho đến nay, những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao cũng nhƣ hợp tác chống ma túy và khủng bố giữa Mỹ và Venezuela vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Điều đó không chỉ tác động xấu đến “tình cảm” hai nƣớc mà còn trực tiếp đe dọa lợi ích quốc gia của cả hai bên trong những mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. 2.2. TRÊN PHƢƠNG DIỆN KINH TẾ

2.2.1. Quan hệ thƣơng mại

Những chỉ trích chính trị, những mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela trong suốt những năm qua đã không thể làm sụp đổ mối quan hệ thƣơng mại truyền thống giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng vẫn diễn ra nhƣ một dòng chảy suốt gần 200 năm nay nhƣ lời phát biểu của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC: “Chúng tôi đã có đƣợc một mối quan hệ thƣơng mại ổn định với Venezuela trong gần 200 năm nay. Nó đã phải chịu đựng thử thách của thời gian. Nó cũng đã phải trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong quá khứ” [102]. Đối với một nền kinh tế mà ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm đến 90% lƣợng hàng xuất khẩu nhƣ Venezuela thì Mỹ luôn là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu. Trái lại, nền kinh tế với những máy móc công nghệ hiện đại của Mỹ cũng đang vận hành trơn tru nhờ vào một trong những nguồn cung dầu lớn nhất của Venezuela, đất nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ đứng vào hàng lớn nhất trên thế giới, và là nƣớc xuất khẩu dầu lớn thứ tƣ cho Mỹ (sau Saudi Arabia, Canada và Mexico) [93]. Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 2 năm 2012, tổng kim ngạch thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Venezuela đạt gần 436 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu từ Mỹ sang Venezuela đạt hơn 90,5 tỷ USD và xuất khẩu từ Venezuela sang Mỹ đạt hơn 345 tỷ USD với hơn 50% là dầu lửa [74]. Nếu tính theo tỉ lệ thì hàng năm, hàng hóa Mỹ, chủ yếu là máy móc, các phƣơng tiện vận tải, mặt hàng nông nghiệp và các thiết bị tự động, chiếm 25% lƣợng hàng nhập khẩu của Venezuela và 50% lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Venezuela đƣợc xuất sang thị trƣờng Mỹ. Con số này cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong quan hệ thƣơng mại xuất nhập khẩu giữa

52

hai nƣớc. Cả hai nền kinh tế vẫn đang vận hành tốt nhờ những khoản thu từ việc xuất nhập khẩu này. Nguồn thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 1/3 tổng thu nhập của nền kinh tế Venezuela [98]. Đây chính là sợi dây ràng buộc hai nƣớc này với nhau và là một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến cho mối quan hệ hai nƣớc chƣa thể sụp đổ hoàn toàn nhƣ nhiều ngƣời vẫn đoán sau những căng thẳng gia tăng đến đỉnh điểm trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, những con số ý nghĩa trên không thể miêu tả hết bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa Mỹ và Venezuela bởi nhƣ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói “nó cũng đã trải qua những giai đoạn đặc biệt khó khăn” [102] cùng với những căng thẳng gia tăng trong lĩnh vực an ninh chính trị giữa hai nƣớc. Quan hệ thƣơng mại song phƣơng mà chủ yếu là trong hợp tác khai thác, sản xuất và mua bán dầu khí chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi những ý đồ chính trị của hai chính phủ. Trong mối quan hệ này, dầu mỏ phát huy hết tác dụng là một “công cụ ngoại giao” của Tổng thống Hugo Chavez và cũng chính dầu mỏ gây nên những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ thƣơng mại hai nƣớc. Nằm trong chính sách chung giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng Mỹ, hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ cả về chính trị và kinh tế, Venezuela hƣớng đến việc đa dạng hóa đối tác thƣơng mại. Một mặt, Venezuela vẫn cung cấp dầu thô cho thị trƣờng Mỹ. Mặt khác, chính phủ nƣớc này cũng nhắm đến những đƣờng ống dẫn dầu mới để có thể đƣa lƣợng dầu thô lớn hơn về phía các cảng biển ven Thái Bình Dƣơng nhằm phục vụ các thị trƣờng đang nổi lên ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Tháng 12-2004, Venezuela đã ký hợp đồng bán 120.000 thùng dầu/ngày cho đất nƣớc rộng lớn này. Năm 2009, Venezuela cũng đã ký một thỏa thuận đầu tƣ khai thác dầu mỏ tại sông Orinoco trị giá 16 tỷ USD với Trung Quốc [69]. Mới đây, ngày 22/7/2014, Venezuela lại tiếp tục ký với Trung Quốc hàng loạt thỏa thuận khai thác, mua bán dầu thô và các khoáng chất khác, với giá trị nhiều tỷ USD. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Hugo Chavez lại chọn Trung Quốc là đối tác thƣơng mại, thậm chí còn tuyên bố sẽ dần thay thế vai trò nhập khẩu dầu của Mỹ bởi ngƣời bạn hàng Châu Á này. Sở dĩ ông chọn Trung Quốc vì đây không chỉ là

53

một thị trƣờng rộng lớn có khả năng tiêu thụ nguồn dầu thô của Venezuela, mà còn bởi sự lớn mạnh không ngừng những năm gần đây của Trung Quốc nhƣ một “đối trọng” nặng ký với Mỹ, thậm chí còn đe dọa đến vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ. Sự hợp tác này khiến cho Mỹ không khỏi lo ngại về sự ảnh hƣởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Venezuela cũng nhƣ trong khu vực Mỹ Latinh. Ngoài ra, Venezuela cũng hƣớng tới nhiều thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn nhƣ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Có thể thấy, Tổng thống Chavez đã dùng dầu

Một phần của tài liệu Quan hệ mỹ venezuela từ năm 1998 đến nay luận văn ths (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)