0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tăng cường cải cách hành chính, chống phiền hà, thực hiện cơ chế dân chủ, công

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 104 -104 )

i

4.2.4. Tăng cường cải cách hành chính, chống phiền hà, thực hiện cơ chế dân chủ, công

dựng cơ bản

* Cải cách hành chính, chống phiền hà

- Cải cách hành chính nghiên cứu, rà soát, xoá bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính bao cấp, quan liêu, rườm rà gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Nhất là các lĩnh vực xây dựng cơ bản; thu hút đầu tư; đất đai; đăng ký kinh doanh; cấp phép các loại; cán bộ; tiền lương;... Hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho nhân dân.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống hành chính. Đẩy mạnh cải cách các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, chuyển dần những việc, những dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước gọn nhẹ, theo nguyên tắc các sở ngành quản lý đa ngành nghề, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

- Chấn chỉnh kỷ luật hành chính trong hệ thống các cơ quan hành chính, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Nghiêm túc thực hiện quy chế “Một cửa” liên thông, hiện đại, theo hướng đi vào thực chất nhằm chống tiêu cực, phiền hà ở các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác đầu tư.

- Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo hướng “liên thông”, rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.

* Thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch

- Công khai, minh bạch hoá quá trình đầu tư từ công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tập trung, danh mục dự án công trình đầu tư; thông tin hoạt động đấu thầu của các dự án rộng rãi, chống khép kín, bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu.

- Các cơ quan, đơn vị có dự án, công trình xây dựng phải công bố công khai quy hoạch, thiết kế, dự toán, năng lực của đơn vị trúng thầu, tiến độ, thời gian thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư… để cán bộ, công nhân viên cơ quan, nhân dân địa phương giám sát quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, thực hiện dự án.

- Công khai thông tin về phòng, chống tham nhũng, lãng phí về đầu tư xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cơ quan, đơn vị có sai phạm trong thực hiện quản lý đầu tư XDCB.

4.2.5. phát hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản

Trong điều kiện ngân sách nhà nước khó khăn như hiện nay, việc quyết liệt chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đúng quy định của pháp luật... là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu đầu tư công cần thực hiện triệt để các giải pháp sau:

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án đến quyết toán ngân sách. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư các dự án, công trình bằng nguồn vốn ngân sách tập trung, nhằm ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong việc thi công xây

dựng, nhất là những công trình trọng điểm, công trình lớn để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư. Phối kết hợp công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí bảo đảm đạt hiệu quả cao. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng, lãng phí.

- Các ngành, địa phương, đơn vị, chủ đầu tư phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư XDCB đối với dự án, công trình do ngành, địa phương, đơn vị thực hiện.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai minh bạch về địa điểm, nguồn vốn, thời gian, đơn vị xây dựng; phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công chức, các đoàn thể xã hội trong việc giám sát công tác XDCB.

- Tăng cường giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân để phát hiện tham nhũng, lãng phí. Các tổ chức, đơn vị bố trí hòm thư tố giác tham nhũng, lãng phí ở đơn vị mình; khi có đơn thư tố giác cần tổ chức kiểm tra, thanh tra, điều tra, kết luận kịp thời và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm.

- Để thực hiện tốt việc chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ÐTPT, đầu tư XDCB, cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; Luật NSNN, ban hành Luật Ðầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư XDCB. Kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp; chuyển đổi hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm... cần phải được đẩy mạnh. Bởi nếu không hành động quyết liệt để chấn chỉnh việc sử dụng nguồn vốn này, cũng như bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật thì không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính quốc gia.

4.2.6. Tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước ngân sách Nhà nước

- Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh trước khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có hiệu lự

nguồn vốn trong phạm vi quản lý của ngân sách cấp mình.

- Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

-

, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí giải phóng mặt bằng; trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định dừng những dự án không bảo đảm hiệu quả đầu tư, chưa thật cấp bách để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi cân đối ngân sách của cấp mình, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh dự án. Việc điều chỉnh dự án phải bảo đảm hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn và khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ.

- Đồng thời làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của c

. Làm rõ trách nhiệm để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản

- UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan (gắn với trách nhiệm cá nhân) trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua; không yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Chỉ được tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu đã được bố trí vốn. Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký theo quy định, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.

-

.

- UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và địa phương xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Không bố trí vốn ngân sách cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của sở Kế hoạch và Đầu tư và các dự án chuyển tiếp điều chỉnh tổng mức đầu tư theo các quy định.

4.2.7. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư

- Đẩy mạnh công tác bồi thường GPMB: để thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB các công trình dự án trọng điểm theo kế hoạch của tỉnh. Phải tập trung, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện công tác bồi thường GPMB, có giải pháp thích hợp, tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo kiên quyết, động viên sự tham gia của cộng đồng và nhà đầu tư triển khai đồng bộ. Để thực hiện được cần làm tốt một số giải pháp sau:

- Kiện toàn, bổ sung bộ máy thực hiện công tác bồi thường GPMB từ tỉnh tới huyện, có kế hoạch chuyển đổi mô hình thành trung tâm phát triển quỹ đất phù hợp với Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009.

- Kịp thời bổ sung các quy định về bồi thường GPMB cho phù hợp với những văn bản thay đổi của nhà nước về công tác bồi thường GPMB.

- Quy hoạch các khu tái định cư và bố trí kinh phí để xây dựng các khu tái định cư vì hiện nay vướng mắc lớn nhất trong GPMB phụ thuộc vào tái định cư. Ban hành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xây dựng khu tái định cư.

- Bảo đảm được sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước với người dân; nhà nước với nhà đầu tư khi thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng để đầu tư các công trình công cộng, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.

- Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm để từ đó áp dụng cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hưởng tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng VĐT cho dự án.

- Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo.

4.2.8

Theo các Nghị định mới của Chính phủ về XDCB, hiện nay các dự án thuộc huyện, xã, phường giao cho các huyện, xã, phường làm chủ đầu tư nên hiệu quả đưa lại rất thấp. Theo như kết quả điều tra, giải pháp nâng cao năng lực của chủ đầu tư chiếm tỷ trọng khá cao 28%. Có thể khẳng định rằng trình độ quản lý và kiến thức về xây dựng không có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng vốn, thuê tư vấn cũng như giám sát công trình. Hiện nay, hầu hết các chủ đầu tư phân cấp về cho huyện, xã, phường trình độ hiểu biết về xây dựng, về đấu thầu hạn chế. Vì vậy, cần có những lớp học nâng cao năng lực quản lý cho chủ đầu tư là vấn đề rất cần thiết. Nắm rõ được Luật và kiến thức về quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách tập trung trên địa bàn.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

- Để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tập trung phải hoàn thiện và ổn định về cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB, sự khớp nối giữa các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với Luật Xây dựng, luật đấu thầu… tránh chồng chéo, phải điều chỉnh nhiều lần dễ phát sinh tiêu cực trong xây dựng công trình.

- Thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 03/2009/TTBXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định một số chi tiết của Nghị định số 12/NĐ-CP. Nhiều đơn vị, địa phương còn băn khoăn lo lắng về vai trò quản lý nhà nước của các Sở, ngành có liên quan về XDCB, quy định “Cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và cơ quan có liên quan”. Như vậy các ngành có liên quan chỉ có trách nhiệm tham gia ý kiến, việc tham gia ý kiến không bảo đảm tính pháp lý và trách nhiệm trước pháp luật. Trước đây khi thẩm định các công trình, các ngành có liên quan căn cứ vào yêu cầu kinh tế, kỹ thuật còn cắt giảm những vấn đề không cần thiết (như Sở Xây dựng Thái Nguyên trung bình mỗi năm cắt giảm khoảng 50 tỷ đồng trở lên). Nay vai trò không còn thì e rằng thất thoát tiêu cực rất dễ xẩy ra. Mặt khác khi tham gia ý kiến cũng không có kinh phí chi cho đơn vị tham gia ý kiến (do cơ quan đầu mối quản lý dự án phân bổ, đến nay vẫn chưa có quy định). Làm cho cơ quan tham gia ý kiến kém nhiệt tình, trách nhiệm không cao, tham gia được sao hay vậy. Đề nghị phải nhanh chóng có quy định cụ thể với mục tiêu chung là tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng, tích cực cải cách thủ tục hành chính, nhưng phải chống được tiêu cực thất thoát trong đầu tư xây dựng công trình.

- Về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng: Trong những năm gần đây Nhà nước, các cấp các ngành đã mạnh dạn phân cấp quản lý đầu tư cho cơ sở, đó là một chủ trương đúng vừa tăng cường và nâng cao vai trò cho cơ sở, giảm tải sự đầu tư của Nhà nước, huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho XDCB. Tuy nhiên việc phân cấp chưa được chuẩn bị kỹ và chu đáo. Trong khi trình độ đội ngũ cán bộ ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa được đào tạo kiến thức cơ bản, nhưng lại được giao quản lý các dự án công trình hàng tỷ đồng thậm chí hàng chục tỷ đồng. Mặt khác trong những năm gần đây trên địa bàn các tỉnh xuất hiện nhiều đơn vị tư vấn, quy hoạch khảo sát thiết kế, thi công xây lắp tư vấn giám sát…. Nhiều đơn vị cán bộ không đủ năng lực phải thuê tư vấn quản lý dự án và thi công xây lắp, trong khi đó công tác thẩm định lại chưa chặt chẽ nhất là biện pháp quản lý dự án và thi công công trình, trách nhiệm của chủ đầu tư có nhiều hạn chế, tính chịu trách nhiệm trước pháp luật là rất yếu. Do vậy hàng năm phải có kinh phí để tăng cường mở các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 104 -104 )

×