Các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quang – cơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 31 - 34)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

1.6.4. Các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra

Đánh giá chú trọng ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục là: Lĩnh vực về nhận

thức, lĩnh vực về hoạt động và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ.

B.S.Bloom đã xây dựng các cấp độ của mục tiêu giáo dục, thường gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản

nhất đến phức tạp nhất với sáu mức độ:

a) Nhận biết:

Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lý, địnhluật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hóa mức độ nhận biết bằng các động từ:

- Nhận dạng được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong

các tình huống đơn giản.

- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố.

b) Thông hiểu

Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng,

sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ

thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối

quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết.

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các động từ:

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, định lý, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác.

- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, định nghĩa, định lý, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào

đó.

- Sắp xếp lại lời giải bài toán theo cấu trúc logic.

c) Vận dụng

Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định lý, định

luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn.

Có thể cụ thể hoá mức độ mức độ vận dụng bằng các động từ:

-So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.

- Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lý,

định luật, tính chất đã biết.

- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.

d) Phân tích

Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu

Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận,

nhận biết và hiểu được nguyên lý cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức đ ộ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sự thấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông

tin, sự vật, hiện tượng.

Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các động từ:

- Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.

-Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong đoàn thể.

- Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.

- Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành.

e) Tổng hợp

Là khả năng sắp xếp, thiết kế lại thông tin, các bộ phận từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.

Yêu cầu tạo ra được một chủ đề mới, một vấn đề mới. Một mạng lưới các quan hệ trừu tượng. Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi sáng tạo, đặc biệt

là trong hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.

Có thể cụ thể hóa mức độ tổng hợp bằng các động từ:

- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh.

- Khái quát hóa những vấn đề riêng lẻ cụ thể.

- Phát hiện các mô hình mới đối xứng, biến đổi, hoặc mở rộng từ mô hìnhđã biết

banđầu.

f) Đánh giá

Là khả năng xác định giá trị của thông tin. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội

kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng.

Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định.

Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng được để đánh giá.

Có thể cụ thể hoá mức độ đánh giá bằng các động từ:

- Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã chođể đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự

kiện.

- Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ.

- Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.

- Xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau và vận dụng để đánh giá thông tin, sự

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TƯƠNG TỰ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Các sự vật, hiện tượng của thế giớikhách quan tuy đa dạng và phong phú nhưng

giữa chúng có mối quan hệ khách quan, có những dấu hiệu giống nhau và khác nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu và dạy học Vật lí có thể vận dụng để so sánh, sắp xếp chúng vào cùng một hệ thống. Để mô tả các mối quan hệ trên do con người phát hiện một cách có ý

thứctrong quá trình nhận thức của mình, người ta đã sử dụng khái niệm “tương tự”, “suy

luận tương tự” và “phương pháp tương tự”.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quang – cơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)