Đổi mới kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quang – cơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 29 - 31)

8. Những chữ viết tắt trong luận văn

1.6.3.Đổi mới kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học

có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục HS. Phải cụ thể mục tiêu đào

tạo thành mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động giáo dục, từng môn học, từng bài học,

từng bài kiểm tra.

-Đánh giá đúng thực chất trìnhđộ, năng lực người học; kết quả kiểm tra, thi phải đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm mộ t căn cứ tuyển sinh.

- Tạo động lực đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc.

- Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn vềlợi ích của người học.

b) Yêu cầu kiểm tra, đánh giá

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng môn học ở từng lớp; yêu cầu cơ bản

cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học.

- Phối hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Đảm

bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ phải chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức “đối phó” nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.

-Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên HS, giúp HS sữa chữa thiếu sót.

Cần có nhiều hình thức và độ p hân hóa trong đánh giá phải cao; chú ý hơn tới đánh giá cả

quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của

HS trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, TN.

- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của HS; năng lực vận dụng vào thực tiễn của HS, thể hiện

qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản

hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học.

- Đánh giá kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết

quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Trong đó cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết

các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ vàođặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở

mỗi cấp học, cần có quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV, hoặc đánh giá chỉ bằng nhận xét của GV cho từng môn học và hoạt động giáo dục.

- Nội dung đánh giá có thể hơi cao hơn so với trìnhđộ HS nhưng không quá khó, để

kích thích sựtìm tòi, sáng tạo, hứng thú. Chú trọng yêu cầu HS phải hiểu nội dung, hiểu

bản chất nội dung, không chỉ thuộc một cách máy móc.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ.

- Từng bước nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi, đảm bảo vừa đánh giá được đúng

chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới ra đề kiểm tra 15 phút,

kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng

kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, theo thời gian quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề thi. Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc

nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

- Đa dạng hóa công cụ đánh giá; sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong quy trình tổ

chức kiểm tra, đánh giá.

c) Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

- Đánh giá được toàn diện (nhiều mặt) kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS .

- Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh

giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.

- Đảm thi tính khả thi: Nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo theo từng

môn học.

- Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại được chính xác trìnhđộ, năng lực HS, cơ sở

giáo dục. Dải phân hoá càng rộng càng tốt.

- Đảm bảo giá trị hiệu quả cao: Đánh giá được, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu sử dụng phương pháp tương tự quang – cơ khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vật lý 12 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 29 - 31)