Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 64 - 68)

8. Những đóng góp của đề tài

2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

2.2.1.1. Xác định mục tiêu trong dạy học dự án

Mục tiêu nhận thức

• Nhớ được một số khái niệm cơ bản như áp suất tĩnh, áp suất động…

• Phát biểu được các định luật và các nguyên lý.

• Dựa vào các kiến thức đã học, giải thích được một số hiện tượng có liên quan xảy ra trong thực tế.

• Giải thích được cơ chế của một số máy hoạt động dựa trên định luật Bernoulli, nguyên lí Pascal.

• Phát triển kỹ năng tư duy bậc cao, cụ thể về nhận thức đạt đến mức đánh giá, tổng hợp

 Xây dựng, thảo luận để thống nhất các tiêu chí đánh giá kết quả của các hoạt động cụ thể.

 Nhận xét, đánh giá và cho điểm kết quả hoạt động của người khác dựa trên tiêu chí đã thống nhất.

 Lập được kế hoạch cho dự án của nhóm.

 Tổng hợp, tích hợp kiến thức để thực hiện dự án.

 Thực hiện và trình bày báo cáo sản phẩm của dự án. Mục tiêu kỹ năng

• Giải được các bài toán có liên quan.

• Liên hệ và kết hợp các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề có liên quan xảy ra trong thực tế.

• Thực hiện được một dự án với các kiến thức trong trong chương.

• Phát triển một số kỹ năng thế kỷ 21 (phụ lục 4): Giao tiếp và cộng tác, năng suất và sự tự giải trình

Giao tiếp và cộng tác

 Diễn đạt các suy nghĩ, ý tưởng rõ ràng và hiệu quả thông qua nói và viết.

 Cho thấy khả năng làm việc hiệu quả với các nhóm.

 Linh hoạt và sẵn sàng có thiện chí thỏa hiệp khi cần thiết nhằm đạt một mục tiêu chung.

 Chia sẻ trách nhiệm về công việc chung.

Năng suất và sự tự giải trình

 Đưa ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao nhằm tạo nên sản phẩm có chất lượng đúng hạn.

 Thể hiện sự siêng năng và tuân thủ đạo đức chuyên môn (như đúng giờ và đáng tin cậy).

Mục tiêu thái độ

• Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong quá trình học.

• Hoàn thành dự án với sự thích thú và hài lòng.

• Tự mình điều chỉnh, hạn định kiến thức cho bản thân.

2.2.1.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Chất lưu có một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Có thể nói, trong bất kì một lĩnh vực nào của đời sống cũng đều có sự hiện diện của chất lưu. Do đó, để việc tìm hiểu về cơ học chất lưu gắn liền với thực tế, ta có thể dạy phần kiến thức này thông qua việc tìm hiểu vai trò của nó trong các lĩnh vực khác nhau.

Như vậy, ta sẽ dạy chương “Cơ học chất lưu” thông qua việc thực hiện dự án tìm hiểu vai trò của chất lưu trong các lĩnh vực khác nhau.

Câu hỏi nội dung:

1. Chất lưu ở trạng thái tĩnh tuân theo những quy luật nào? 2. Chất lưu ở trạng thái động tuân theo những quy luật nào?

3. Những ứng dụng của các quy luật đó được thể hiện trong thực tế như thế nào?

Câu hỏi bài học: Sự vận động của chất lưu được thể hiện như thế nào qua các sản phẩm cụ thể trong cuộc sống?

Với các kiến thức có được sau khi trả lời các câu hỏi nội dung cùng với việc tra cứu thêm các nguồn tài liệu, học sinh có thể trả lời được các câu hỏi bài học

Câu hỏi khái quát: Đóng vai trò là một nhân vật trong một ngành nghề cụ thể, em hãy

cho biết và chứng minh chất lưu có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà em lựa chọn như thế nào?

2.2.1.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Buổi Thời gian dự kiến Nội dung Buổi 1 13/04/2011 • Thực hiện các phiếu điều tra

• Giới thiệu PPDHDA (trình chiếu PowerPoint, cho ví dụ học theo DHDA là như thế nào, sản phẩm ra sao…)

• Hướng dẫn các em học tập theo phương pháp DHDA. Cụ thể thông qua một ví dụ, nói rõ công việc các em phải thực hiện:

 Thống nhất dự án của nhóm

 Thống nhất tiêu chí đánh giá

 Lên kế hoạch

 Thu thập thông tin, công bố thông tin trên Wiki

 Thực hiện sản phẩm

 Giới thiệu, công bố, “bảo vệ” sản phẩm

 Đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện dự án của bản thân, của các thành viên trong nhóm

 Đánh giá sản phẩm của các nhóm khác

• Giới thiệu câu hỏi khái quát: Đóng vai trò là một nhân vật trong một ngành nghề cụ thể, em hãy cho biết và chứng minh chất lưu có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà em lựa chọn như thế

• Yêu cầu HS đọc trước SGK và suy nghĩ về những dự án có thể thực hiện được.

Buổi 2 22/04/2011 • Chia nhóm (dựa vào thông tin các phiếu điều tra để có sự điều chỉnh ở các nhóm cho hợp lý)

• Nhận phản hồi từ học sinh về dự án của các em

dự án, các bản tiêu chí đánh giá… Buổi 3 03/05/2011 • Thống nhất dự án của các nhóm

• Thống nhất các tiêu chí đánh giá bao gồm: tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình, tiêu chí đánh giá trang Wiki.

• Thông qua kế hoạch của các nhóm.

Buổi 4 10/05/2011 • Báo cáo tiến độ thực hiện dự án và thảo luận giữa các nhóm. (các nhóm trình bày tiến độ thực hiện dự án, nêu khó khăn trong quá trình thực hiện dự án để các nhóm khác đóng góp ý kiến)

• Thông qua sơ lược sản phẩm của các nhóm, hướng dẫn HS chuẩn bị cho buổi công bố sản phẩm (chuẩn bị bài thuyết trình, người thuyết trình, bài Powerpoint, sản phẩm hoàn chỉnh, tài liệu hỗ trợ người xem,…)

Buổi 5 17/05/2011 • Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm của nhóm, kiến thức học được sau quá trình thực hiện dự án.

• Các nhóm khác trao đổi thảo luận

• Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí đã thống nhất.

Ngoài các buổi trên lớp, giáo viên còn có các buổi thảo luận, hướng dẫn riêng với từng nhóm trong quá trình các em thực hiện dự án.

2.2.1.4. Xác định các phương tiện, thiết bị, tài liệu và các nguồn hổ trợ việc dạy và học

Căn cứ vào nội dung tìm hiểu, báo cáo của nhóm học sinh trong mỗi buổi báo cáo thảo luận mà cần chuẩn bị các phương tiện hoặc các thiết bị tương ứng.

• Những phương tiện, thiết bị cần chuẩn bị cho các buổi báo cáo của học sinh: phòng máy chiếu, các dụng cụ thí nghiệm và các đồ dùng có liên quan…

• Lập trang Wiki https://dhdacohochatluu.wikispaces.com/ thuận lợi cho việc HS thông báo thành quả học tập của mình và thông tin liên lạc giữa các em.

• Những tài liệu cơ bản, những trang web phù hợp với nội dung dự án của các em trong chương “Cơ học chất lưu” để giới thiệu cho HS tham khảo.

• Các thành phần của hồ sơ bài dạy: các bản tiêu chí đánh giá cho HS góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để đi đến thống nhất trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

• Liên hệ với các cơ sở HS sẽ tham quan, các khách mời trong lĩnh vực các em lựa chọn (nếu có), các nguồn giúp đỡ,…

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)