Một số phương pháp dạy học hướng vào người học

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 27 - 30)

8. Những đóng góp của đề tài

1.1.3. Một số phương pháp dạy học hướng vào người học

1.1.3.1. Dạy học điều tra

a. Mô tả

Phương pháp dạy học điều tra (Inquiry Based Learning – IBL) không phải là một phương pháp hoàn toàn mới. Nó là phương pháp dạy học dựa trên hàng loạt các cách tiếp cận về triết học, ngoại khóa,… Tiền đề cốt lõi của phương pháp này là việc học phải dựa trên các câu hỏi của học sinh. Đây là một mô hình dạy học hướng vào người học, thu hút người học tìm giải pháp (câu trả lời) cho một vấn đề (câu hỏi) quan trọng và có ý nghĩa thông qua việc điều tra thông tin và làm việc hợp tác với người khác.

b. Qui trình tổ chức

Phương pháp dạy học điều tra có 5 giai đoạn cơ bản:

Hỏi: nêu câu hỏi có tính chất khái quát cho người học. Câu hỏi này không có tính chất đánh đố, có nội dung khoa học, cũng có thể chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ hấp dẫn người học.

Điều tra: phân tích câu hỏi khái quát thành các câu hỏi nhỏ hơn, tìm hiểu tư liệu, nghiên cứu mày mò thí nghiệm, quan sát, phỏng vấn và loại bỏ những ý tưởng không thích hợp.

Sáng tạo: những thông tin thu thập được trong giai đoạn điều tra được xử lí và tổng hợp lại. Người học lúc này đảm nhiệm vai trò tạo ra kiến thức mới, những ý tưởng quan trọng, những thuyết mới nằm ngoài kinh nghiệm trước đó của họ.

Thảo luận: người học chia sẻ những ý tưởng mới, những kinh nghiệm, so sánh những ghi chú trong quá trình điều tra và thảo luận với người khác.

Phản hồi: người học nhìn lại câu hỏi khái quát, thể hiện câu trả lời bằng các sản phẩm học tập đa dạng: bài thuyết trình, trang web, tranh ảnh, đồ thị…

1.1.3.2. Dạy học dựa trên vấn đề

a. Mô tả

PBL là bất kì môi trường học tập nào mà vấn đề đặt ra sẽ điều khiển quá trình học tập. Như vậy, một vấn đề nào đó sẽ được giao cho người học trước khi được học các kiến thức.

Vấn đề được đặt ra sao cho người học khám phá ra rằng họ cần phải học một số kiến thức nào đó trước khi họ có thể giải quyết vấn đề.

b. Đặc trưng cơ bản của dạy học dựa trên vấn đề (PBL)

• Người học là trung tâm.

• Dựa trên nguyên tắc sử dụng các vấn đề như là khởi điểm cho việc tiếp thu và tích hợp kiến thức mới.

• Việc thu nhận các thông tin mới được thực hiện thông qua quá trình tự hướng dẫn học tập.

• Kiến thức cần thiết để thực hành PBL là kiến thức liên ngành.

• Vấn đề là tâm điểm, kích thích tố và là bánh xe luân chuyển quá trình học

• Vấn đề khảo sát là thực tế, kết thúc mở (open-ended)

• Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, huấn luyện

• Việc học được thực hiện với từng nhóm nhỏ. c. Quy trình tổ chức

Tiến trình thực hiện dạy học dựa trên vấn đề có nhiều mô hình khác nhau, ở đây chỉ trình bày mô hình được đề nghị bởi James Busfield và Ton Peiji (giáo sư trường Đại học Mary Queen – Luân Đôn) gồm 7 bước:

Bước 1: Giải thích các diễn đạt, câu chữ, khái niệm Bước 2: Xác định vấn đề

Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

Bước 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệ thống các giải pháp Bước 5: Xác định các bài tập cá nhân tự học

Bước 6: Thực hành các bài tập cá nhân

Bước 7: Báo cáo và đánh giá bài tập cá nhân [17]

1.1.3.3. Dạy học dự án

a. Mô tả

Dạy học dự án (DHDA) là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án,

kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA [10].

b. Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án

• Người học là trung tâm của quá trình dạy học

• Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn

• Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình

• Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên

• Dự án có tính liên hệ với thực tế

• Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện

• Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học

• Kỹ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp DHDA c. Quy trình tổ chức

Dạy học dự án có thể chia thành 3 giai đoạn:

• Giai đoạn chuẩn bị: trong giai đoạn này, GV và HS cần: xác định dự án, lập kế hoạch, thống nhất các tiêu chí đánh giá.

• Giai đoạn thực hiện: đây là giai đoạn HS tiến hành thu thập và xử lý thông tin thu được, xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo để chuẩn bị giới thiệu sản phẩm. Trong quá trình làm việc của HS, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khi cần thiết.

• Giai đoạn tổng hợp: đây chủ yếu là quá trình HS giới thiệu, công bố và bảo vệ sản phẩm của dự án. GV và HS cùng nhau đánh giá sản phẩm của dự án theo các tiêu chí đã xây dựng từ trước khi thực hiện dự án.

Ngoài ra còn có các chiến lược dạy học khác như: dạy học chương trình hóa, dạy học khám phá,…

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)