Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 127 - 164)

8. Những đóng góp của đề tài

3.6.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm

Với sự phân tích và xử lí các kết quả của quá trình TNSP, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về tính hiệu quả của đề tài. Cụ thể:

• Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm đối chứng. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn so với HS ở nhóm đối chứng.

• HS bắt đầu quen với việc làm việc theo nhóm, tích cực học tập, chủ động trong việc tương tác với bạn học cũng như với các nguồn tài liệu. HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy bậc cao và phát triển một số kỹ năng sống.

• Dự án có tính liên môn (sinh học, công nghệ, tin học...) giúp HS có sự liên kết giữa các môn học và liên kết giữa môn học và thực tiễn.

Tuy nhiên, do được tiến hành trên quy mô nhỏ nên kết quả thực nghiệm chưa mang tính khái quát cao, cần phải tiến hành thêm với nhiều đối tượng HS hơn nữa. Mặc khác, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy một số khó khăn trong quá trình dạy học theo PPDHDA, đó là:

• Thực hiện một dự án tốn rất nhiều thời gian và công sức của HS. Do đó, không thể thực hiện hai dự án một lúc với hai môn khác nhau. (Tuy nhiên, do có tính liên môn cao, nếu có sự phối hợp giữa các GV ở các bộ môn khác nhau, HS có thể thực hiện một dự án cho cả hai hoặc nhiều môn học.)

• Kiến thức mà học sinh tự tìm hiểu rất dễ có sai sót. Nếu không kịp thời sửa chữa, rất dễ gây nhầm lẫn cho các em.

• GV phải thành thạo trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Tóm lại, tuy còn có một số khó khăn, nhưng những số liệu thực nghiệm bước đầu đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi. DHDA là phương pháp dạy học hướng HS tới tư duy bậc cao. Học sinh biết tự lực tìm kiếm, suy luận, phân tích, và tiếp nhận kiến thức, GV chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ, gợi ý cho các em. Dạy học không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức mà dạy các kỹ năng sống và vận dụng các kiến thức học được vào thực tiễn cuộc sống.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra ban đầu, đề tài đã đạt được một số kết quả:

• Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về dạy học dự án.

• Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm chương Cơ học chất lưu, chúng tôi đã xây dựng được nội dung và kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học dự án cho chương này.

• Tiến hành TNSP nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy học theo phương pháp DHDA.

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng:

Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học mà ở đó người học phải tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người mới cho xã hội. Kết quả nổi bật nhất và cũng đáng mừng nhất mà nó mang lại là tinh thần, thái độ học tập của HS được thay đổi rõ rệt. Các em luôn hăng hái tổ chức và tham gia các hoạt động học tập, biết cách làm việc theo nhóm đồng thời học cách ứng xử với bạn bè…

Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với hai lớp 10A5 và 10C12 đạt kết quả tốt. Tuy chỉ được tiến hành thực nghiệm trong một thời gian ngắn (3 tuần) nhưng kết quả thu được từ dự án đã khẳng định tính ưu việt của hình thức dạy học này cũng như tính khả thi khi áp dụng phương pháp này vào trường phổ thông Việt Nam.

Bên cạnh những thành quả của HS khi áp dụng phương pháp dạy học này, bản thân tôi cũng thu được những bài học đáng kể. Khả năng phân tích vấn đề và xử lí tình huống được cải thiện. Kiến thức của bản thân cũng được trau dồi hơn trong quá trình tìm tòi để hướng dẫn cho HS.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và chọn lọc các ý tưởng để áp dụng phương pháp này trong điều kiện học tập của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng vẫn còn khá nhiều rào cản cho việc áp dụng rộng rãi phương pháp này, như:

• Lớp học hiện nay có quá đông HS. PPDHDA nếu được áp dụng cho một số lượng ít (4 hoặc 5) các nhóm nhỏ (từ 4 tới 6 HS) thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Do GV dễ kiểm soát hơn, có nhiều thời gian để theo sát, hướng dẫn các nhóm hơn, HS trong các nhóm cũng có nhiều cơ hội hơn để thể hiện bản thân.

• PPDHDA đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của GV, không chỉ về thời gian, công sức mà cả kiến thức của bản thân. Trước khi dự án bắt đầu, GV phải thiết kế dự án, càng gắn liền với nội dung bài học và càng gần thực tế càng tốt, xây dựng được cho mình kế hoạch thật chi tiết, chuẩn bị các hồ sơ học tập, các tiêu chí đánh giá,... Khi dự án bắt đầu, GV phải theo dõi, quan sát, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, hướng dẫn, giúp đỡ các em khi cần thiết. Kết thúc dự án, GV cùng với HS, đánh giá dự án và tổng kết kết quả học tập. So với cách dạy truyền thống, PPDHDA không chỉ đòi hỏi GV phải thay đổi nhiều mà còn đòi hỏi nhiều hơn nữa sự tận tụy của giáo viên GV.

• Thực hiện một dự án tốn rất nhiều thời gian và công sức không chỉ của GV mà của cả HS. Hơn nữa, yêu cầu về thi cử, hạn chế về thời gian, kết cấu chương trình... không cho phép chúng ta áp dụng phương pháp học này cho toàn bộ chương trình vật lý. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn những bài học, những chương phù hợp.

Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi có những kiến nghị sau:

• PPDHDA tuy tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng nếu được áp dụng, lợi ích mà nó mang lại sẽ rất to lớn.

• Không ép buộc GV phải lên lớp theo đúng tuần tự kiến thức được sắp xếp trong SGK mà chỉ yêu cầu phải làm sao để HS lĩnh hội những nội dung kiến thức cơ bản theo yêu cầu của khung chương trình do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định;

• Tăng cường các trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở vật chất dạy học ở các trường THPT để tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động dạy học theo các PPDH mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

2. David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker, Cơ sở Vật lý (tập hai – Cơ học);

3. Phó đức Hòa, Ngô quang sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Hợi, Phạm Văn Thiều (2008), Vật lý đại cương – các nguyên lý và ứng dụng – tập 1, NXB Giáo dục

5. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh;

6. Tạ Thị Thu Hương, Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án đối với chương “nhóm oxi” lớp 10 nâng cao, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh;

7. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Vật lí 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Hồ Thanh Liêm, Project-Based learning (PBL) và việc ứng dụng của nó vào dạy học vật lý ở trường phổ thông Việt Nam trong tương lai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh;

10.Nguyễn Thanh Nga (2009), Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc phần từ trường và cảm ứng điện từ - học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kỹ thuật trường đại học giao thông, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh;

11.Lại Thùy Phương (2009), Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương động lực học chất điểm SGK lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh;

12.Lê Thị Thanh Thảo (2007), Project – based learning (PBL), Bài giảng tập huấn chương trình “Teach to the future” của Intel, Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh.

13.Lê Thị Thanh Thảo (2010), Bài giảng môn đo lường và kiểm tra đánh giá, Trường ĐHSP, TP Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông;

15.Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16.Tập đoàn Intel (2008), Chương trình dạy học của Intel, NXB Thống kê, Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Thu Thủy (2009), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL - Problem based learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học“ Vật lý 11 nâng cao – luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP TP Hồ Chí minh, TP Hồ Chí Minh;

18.Phạm Hữu Tòng (2006), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 19.Vũ Anh Tuấn, Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên cốt cán thực hiện dạy học theo chuẩn kiến

thức, kỹ năng môn hóa học cấp THPT;

20.Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Huế.

Tiếng Anh

21. Jones, Childers (2001), Contemporary collegePhysics;

22. Wendy Brown, Terry Emery, Martin Gregore (1995), Advanced Physics;

Các trang web

24. http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign 25. http://www.vectorsite.net/tpecp_08.html 26. http://vi.wikipedia.org/wiki 27. http://en.wikipedia.org/wiki 28. http://violet.vn/main 29. http://gramconsulting.com 30. http://projects.coe.uga.edu 31. http://msbeaker.blogspot.com/2010/02/learning-styles.html

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH

Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm luận văn “vận dụng phương pháp dạy học dự án vào day học chương “Cơ học chất lưu” - chương trình vật lý lớp 10 nâng cao”, chúng tôi đã thực hiện phiếu điều tra này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………

2. Học sinh lớp:………Trường:……….

II. Phong cách học tập

1. Khi làm việc nhóm, hiệu quả làm việc của em so với khi em làm việc cá nhân

Giảm Không khác gì nhau Tăng

2. Khi tham gia học tập theo nhóm, em thích là

Trưởng nhóm Người ghi chép

Người thu thập thông tin Em không xác định được

3. Em có sẵn sàng tham gia một phương pháp học tập mới không?

Có Không

4. Em có đánh giá thế nào về

• Khối lượng kiến thức trong chương trình Vật lý

Ít Vừa phải Nhiều

• Độ khó của kiến thức trong chương trình Vật lý đối với em

Dễ Vừa phải Khó

• Tính thực tiễn của kiến thức trong chương Gắn liền với thực tiễn

Chỉ một vài kiến thức gắn liền với thực tiễn Hoàn toàn xa rời thực tiễn

• Tính hiện đại, cập nhật của kiến thức trong chương

Kiến thức hiện đại, được cập nhật theo kịp thời đại Chỉ một vài kiến thức được cập nhật theo kịp thời đại Kiến thức lạc hậu, không được cập nhật.

Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 6. Em thích những bài học có nội dung như thế nào?

Các bài học chỉ toàn lý thuyết Các bài học với nhiều bài tập

Các bài học về các ứng dụng trong thực tế hoặc kiến thức có tính ứng dụng cao

Khác: ………..…..

……… III. Trình độ công nghệ thông tin (CNTT)

1. Em có thường xuyên lên internet không?

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

2. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng vi tính của mình

Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo

3. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft Word của mình

Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo

4. Em hãy tự đánh giá khả năng sử dụng chương trình Microsoft PowerPoint của mình

Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo

5. Em hãy tự đánh giá khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet của mình

Không thành thạo Thành thạo Rất thành thạo

6. Ngoài chương trình Microsoft Word và Microsoft PowerPoint, em có thể sử dụng được chương

trình vi tính nào khác?

……….... ………. 7. Em có khả năng chỉnh sửa âm thanh/hình ảnh/đoạn phim không?

Không có khả năng Thành thạo

Biết nhưng không thành thạo Rất thành thạo

Xin cám ơn sự hợp tác của em. Những ý kiến đóng góp của em sẽ giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC CŨ CỦA HỌC SINH

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các em thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

Họ và tên:………...

1. Các chất lỏng dưới đây đều ở trạng thái tĩnh (không chảy). Theo em, hình nào sau đây là đúng? 2. Trong các máy sau, máy nào vận dụng nguyên lí Pascal?

A. Máy đó huyết áp C. Máy nén thủy lực

B. Động cơ hơi nước D. Máy lạnh

3. Bằng kinh nghiệm của mình, em thử nhận xét xem, chất lỏng chảy đến các chỗ hẹp thì

A. Chảy xiết hơn (nhanh hơn) C. Chảy chậm hơn

B. Không thay đổi D. Tùy thuộc vào loại chất lỏng

4. Điều nào sau đây không đúng khi nói về áp suất

A. Áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. B. Áp suất có nhiều đơn vị đo như: Pascal (Pa), N/m2

, mmHg, atm, at,… C. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì như nhau.

D. Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. 5. Theo nguyên lý Pascal,

A. Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.

B. Chất lỏng có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.

C. Chất lỏng chứa đầy một bình kín truyền không nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó.

D. Áp suất của chất lỏng chứa trong một bình kín tại mọi điểm là như nhau. 6. Lực đẩy ArchimedesAc – si – met có đặc điểm

A. Phương thẳng đứng, hướng xuống.

B. Chỉ tác dụng lên vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

C. Có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Lớn hơn trọng lượng của vật nếu vật chìm tới đáy của chất lỏng.

7. Ở bậc THCS, chất lưu (chất lỏng và chất khí) em học chủ yếu là chất lỏng. Các chất lỏng này đều ở trạng thái tĩnh (đứng yên không chảy). Theo em, khi chất lưu chuyển động (chảy) thì áp suất trong lòng nó có thay đổi không?

A. Có B. Không C. Tùy loại lưu chất 8. Em thử đưa ra phương án để trục vớt những con tàu rất lớn bị đắm chìm dưới nước.

……….. ………..……….... ………..……….... 9. Như em đã biết, áp suất có giá trị bằng áp lực trên một đơn vị diện tích

S F

p= , em thử thiết kế một phương án để đo áp suất của chất lưu.

………. ……….... ………....

10. Theo em, chất lưu trong cơ thể người (máu, huyết tương, dịch, khí trong hệ hô hấp…) có tuân theo các định luật của chất lưu không? Nếu có, em có thể cho ví dụ để chứng minh không? ……….... ……….... ………....

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình thực nghiệm sư phạm luận văn “vận dụng phương pháp dạy học dự án vào day học chương “Cơ học chất lưu” - chương trình vật lý lớp 10 nâng cao”, chúng tôi đã thực

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 127 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)