Diễn biến quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 83 - 118)

8. Những đóng góp của đề tài

3.4.Diễn biến quá trình thực nghiệm

BUỔI THỨ NHẤT

Tóm tắt công việc trong ngày

• Thực hiện các phiếu điều tra

• Giới thiệu PPDHDA

• Hướng dẫn các em học tập theo dự án

• Giới thiệu câu hỏi khái quát.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

• Hiểu được thế nào là PPDHDA, một số đặc trưng, ưu điểm, khuyết điểm cũng như các lợi ích mà phương pháp dạy học này mang lại.

• Định hướng được câu trả lời cho câu hỏi khái quát của dự án. 2. Kỹ năng

• Biết cách học tập theo PPDHDA

• Xác định được các công việc phải thực hiện khi học tập theo PPDHDA 3. Thái độ

Thích thú, phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới II. CHUẨN BỊ

• Phòng thính thị

• Bài trình chiếu giới thiệu về DHDA

• Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo các bước, SGK Vật lý 10 nâng cao

• Một số trang web về dạy học dự án cho học sinh tham khảo… III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Thực hiện các phiếu điều tra (20 phút)

Cho HS thực hiện các phiếu điều tra, bao gồm: phiếu thăm dò học sinh, phiếu điều tra kiến thức cũ của học sinh.

Kết quả:

• Về phiếu thăm dò học sinh

 Đa số học sinh (khoảng 60%) nhận thấy khi học tập theo nhóm thì hiệu quả học tập của các em sẽ tăng lên.

 Học sinh muốn làm người thu thập thông tin hoặc không xác định vai trò của mình trong nhóm. Chỉ một số ít em muốn được làm trưởng nhóm hoặc người ghi chép. Như vậy, có thể thấy, phần lớn HS còn rụt rè, chưa mạnh dạn và thường không nhận biết được thế mạnh của mình trong hoạt động nhóm. Các em cũng ít quan tâm đến công việc của người ghi chép (thư kí) là công việc đòi hỏi nhiều tỉ mĩ và sự cẩn thận.

 Trên 90% học sinh tham gia điều tra sẵn sàng tham gia một phương pháp học tập mới. Điều này chứng tỏ sự ham hiểu biết, muốn tìm tòi cái mới ở các em.

 Đa số các em có trình độ không quá thấp, các em có quan tâm đến mối liên hệ giữa kiến thức học được với thực tế cuộc sống.

 Đa số HS thỉnh thoảng hoặc hiếm khi áp dụng kiến thức vào đời sống và hầu hết các em thích các bài học có tính ứng dụng cao vào thực tế.

 Trình độ CNTT của HS các lớp thực nghiệm không quá thấp. Các em thường xuyên truy cập Internet, có trình độ nhất định về Word, Power point và rất tự tin về khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet của mình.

• Về phiếu điều tra kiến thức cũ

Phiếu điều tra kiến thức cũ bao gồm 10 câu hỏi, trong đó 7 câu hỏi trắc nghiệm là kiến thức các em đã học ở bậc THCS, 3 câu còn lại có ý thăm dò, gợi mở cho các em để học kiến thức mới.

Hình 3.1: Đồ thị phân bố tần suất của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Qua điều tra ban đầu, chúng tôi nhận thấy HS không còn nhớ nhiều kiến thức đã học. So với HS lớp 10C12 và 10C4 trường THPT Gò Vấp, HS lớp 10A5 trường THPT Gia Định không quan tâm nhiều đến bài kiểm tra kiến thức. So sánh với lớp đối chứng 10C4, HS lớp 10C4 có phần trội hơn về điểm số.

Kết quả phiếu điều tra ở lớp 10A5 không có nhiều giá trị. Điều này có thể được giải thích bởi lí do: tâm lý các em làm bài khá khác nhau. Với HS trường Gia Định, các em làm trước khi thi HKII, do đó, không thật tập trung để thực hiện phiếu điều tra. Trong khi với 2 lớp trường Gò Vấp làm các phiếu này sau khi thi. Do đó, các em thoải mái hơn khi làm nên kết quả bài kiểm tra phản ánh đúng hơn năng lực của các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giới thiệu PPDHDA (25 phút)

Bảng 3.1: Bảng phân phối tần suất

Nhóm Lớp Tổng số HS Số % HS có số câu trắc nghiệm đúng xi

1 1 2 3 4 5 6 7

TN 10A5 47 27,1 18,9 10,4 18,9 8,3 10,4 4,2 2,1 10C12 45 2,8 19,4 19,4 27,8 19,4 5,6 2,8 2,8 ĐC 10C4 44 6,7 6,7 6,7 22,2 26,7 28,9 2,2 0

Giới thiệu PPDHDA thông qua các hoạt động cùng HS Kết quả:

• Với HS lớp 10A5 trường THPT Gia Định

Do đây không phải là lần đầu tiếp cận với phương pháp dạy học này, HS lớp 10A5 đã có một số hiểu biết nhất định về DHDA. Theo các em, DHDA là một phương pháp dạy học mới. Trong phương pháp này, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ; HS không còn là người thu nhận kiến thức mà trở thành người chủ động tìm kiếm và tổng hợp kiến thức. DHDA chú trọng đến sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án, các em đồng thời tiếp nhận các kiến thức trong chương trình và cả những kiến thức khác trong thực tế cuộc sống.

• Với HS lớp 10C12 trường THPT Gò Vấp

Đây là lần đầu tiên các em được tiếp cận với phương pháp dạy học này, những hiểu biết về DHDA của HS lớp 10C12 hầu như không đáng kể. Các em chỉ biết đó là một phương pháp dạy học mới, trong đó, HS làm việc nhiều hơn. Ban đầu, các em hình dung dự án chỉ như là một bài thuyết trình trước lớp về một phần kiến thức nào đó trong SGK.

3. Hướng dẫn các em học tập theo dự án (20 phút)

Dựa vào ví dụ về dạy học dự án đã nêu, cùng HS thảo luận các giai đoạn và nhiệm vụ của HS trong từng giai đoạn của PPDHDA.

4. Giới thiệu câu hỏi khái quát. (20 phút) Tiến hành học tập theo PPDHDA.

Đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu trên Trái đất không tồn tại chất lưu?

Từ những câu trả lời của HS, đưa ra câu hỏi khái quát: Đóng vai trò là một nhân vật trong một ngành nghề cụ thể, em hãy cho biết và chứng minh chất lưu có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà em lựa chọn như thế nào?

Kết quả:

Với câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu trên Trái đất không tồn tại chất lưu?”, các nhóm HS ở cả 2 lớp đều trả lời rất chung chung. Giáo viên phải gợi mở và định hướng nhiều tới các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và yêu cầu các em cụ thể hơn câu trả lời, các em mới có nhiều ý tưởng rõ ràng hơn: trong nông nghiệp ta không có nước tưới tiêu, trong sản xuất

điện năng ta không thể tạo ra điện, trong một số ngành sản xuất ta không thể vận hành các máy móc,… Tuy nhiên, các em lại chú trọng tới chất lỏng hơn là chất khí (trong khi câu hỏi là chất lưu – bao gồm cả chất khí và chất lỏng).

Với câu hỏi khái quát: “Đóng vai trò là một nhân vật trong một ngành nghề cụ thể, em hãy cho biết và chứng minh chất lưu có ảnh hưởng đến lĩnh vực mà em lựa chọn như thế nào?”, HS hứng thú hơn, các em thảo luận nhóm và một vài nhóm được trình bày vài nét sơ lược.

IV. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

• HS đã hiểu được thế nào là PPDHDA, một số đặc trưng, ưu điểm, khuyết điểm cũng như các lợi ích mà phương pháp dạy học này mang lại, xác định được các công việc phải thực hiện khi học tập theo PPDHDA và khá thích thú, phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới.

• Bước đầu đã định hướng được cho HS một số dự án trông qua câu hỏi khái quát.

• Trong các buổi đầu tiên, do không trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 10A5 trường Gia Định, mặc dù có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của thầy giáo chủ nhiệm, các buổi học diễn ra không thành công như mong muốn.

• Thời gian quá hạn hẹp cho việc HS trình bày và thảo luận ý kiến. Do đó, chỉ một vài nhóm được trình bày sơ lược ý tưởng của nhóm và được GV định hướng. Phần đông các nhóm chưa trình bày được ý tưởng của mình, các em khá lúng túng với các ý tưởng khác nhau trong nhóm.

• Phần giới thiệu về DHDA còn mang nhiều tính lý thuyết. Dù người dạy đã cố gắng đưa nhiều ví dụ và tăng phần hoạt động của HS trong quá trình trình bày nhưng nhìn chung phần này chưa thật thuyết phục và hấp dẫn.

BUỔI THỨ HAI

Tóm tắt công việc

• Chia lớp thành các nhóm

• Nhận phản hồi từ học sinh về dự án các em nghĩ ra.

• Chuyển tải đến học sinh các câu hỏi bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

• Xác định được các bước học tập theo PPDHDA.

• Định hướng trả lời được các câu hỏi bài học 2. Kỹ năng

• Biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm.

• Xác định được cách lập một hồ sơ học tập, bao gồm kế hoạch dự án và các phiếu đánh giá.

• Đề xuất được dự án ở mức sơ lược nhất. 3. Thái độ

• Thích thú đề xuất dự án của mình.

• Phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới II. CHUẨN BỊ

• Kết quả phiếu điều tra của học sinh

• Các tài liệu hướng dẫn học sinh: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo các bước, mẫu kế hoạch, các bản tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất)

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chia nhóm

• Chia lớp thành các nhóm nhỏ với từ 7 tới 9 thành viên mỗi nhóm.

• Dựa vào bảng điều tra của học sinh để có sự điều chỉnh khi cần thiết

• Phân công nhiệm vụ

• Lập danh sách nhóm. Kết quả

Lớp 10A5

STT Tên nhóm Nhóm trưởng Số thành viên 1 Cỏ 4 lá Nguyễn Trần Thanh Thủy 7 2 Blouse xanh Trần Thúy Hương 6

3 Noname Chung Trương Bảo Quỳnh 7 4 Ma cà bông Nguyễn Quang Vinh 6

5 Power Đỗ Trần Hữu Thông 7

6 Red Devils Dương Nguyễn Trí Thành 8 7 Những người còn lại Triệu Nhật Phương 6

Lớp 10C12

STT Tên nhóm Nhóm trưởng Số thành viên 1 Hội làm giàu Khuất Duy Quang 9

2 Halo Lại Phạm Duy Phong 9

3 WTF Đông Duy 9

4 KPF Bùi Ngọc Hiếu Hạnh 9

5 Nhóm 5 Đào Thế Kiệt 9

2. Nhận phản hồi từ học sinh

• Yêu cầu HS lần lượt cho ý kiến phản hồi về:

 Cách thức học tập theo PPDHDA

 Cách thức sử dụng cũng như nội dung của trang web (trang Wiki) https://dhdacohochatluu.wikispaces.com/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ghi nhận các dự án của HS. Thảo luận, trao đổi với các nhóm đồng thời chuyển đến HS các câu hỏi bài học và định hướng các em vào từng lĩnh vực, nhằm trả lời câu hỏi bài học.

Kết quả:

• Về cách thức học tập theo PPDHDA:

Hầu hết HS đều đã nắm được cách thức học tập theo PPDHDA và các bước tiến hành. Tuy nhiên, về nhiệm vụ phải thực hiện trong từng giai đoạn, do khá nhiều công việc, HS chưa nắm thật rõ và còn khá nhiều khúc mắc.

• Về cách thức sử dụng cũng như nội dung của trang Wiki: Do chưa được giới thiệu rõ ràng, HS có khá nhiều câu hỏi về:

 Nội dung đăng tải trên trang Wiki.

 Việc thảo luận với các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác trên Wiki. Để khắc phục, GV đã đăng tải phần hướng dẫn sử dụng trang Wiki trực tiếp lên trang này.

3. Hướng dẫn các em lập hồ sơ học tập gồm kế hoạch dự án, các bản tiêu chí đánh giá…

Mẫu kế hoạch đã được trình bày trong phần hướng dẫn, các bản tiêu chí đánh giá được phát trước để HS chuẩn bị đóng góp ý kiến, đi đến thống nhất trong buổi thứ ba.

IV. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

• HS đã xác định được các bước học tập theo PPDHDA, biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên đồng thời đề xuất được dự án ở mức sơ lược nhất.

• HS chưa nắm thật rõ nhiệm vụ phải thực hiện trong từng giai đoạn. Để khắc phục, GV đã phát cho HS bảng hướng dẫn thật cụ thể với các thời hạn rõ ràng.

• GV dành riêng một buổi cho việc hướng dẫn HS cách sử dụng và đánh giá trang Wiki về nội dung, hình thức,… để HS làm việc trên trang này hiệu quả hơn.

• Do chưa hình dung được kiến thức mình sẽ học trong chương cũng như chưa quen với phương pháp học tập mới, HS còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm dự án cho nhóm mình. Để giúp đỡ các em, GV đã đưa ra một số gợi ý về các dự án khác nhau cho HS lựa chọn. Các gợi ý về dự án này thật chất cũng bắt nguồn từ những ý tưởng của các em trong buổi học đầu tiên giới thiệu về DHDA. Sau đây là các gợi ý dự án:

1. Đóng vai trò là một kỹ sư nông nghiệp, em hãy thiết kế mô hình (sử dụng được) hoặc đề xuất phương án thiết kế cụ thể một máy nghiền đậu dùng chất lỏng.

2. Một nhà buôn đồ cổ muốn sở hữu các đồ cổ quý giá trên con tàu Titanic huyền thoại. Muốn vậy, nhà buôn này phải đề xuất được phương án trục vớt con tàu này thật khả thi cho chính phủ. Em hãy giúp nhà buôn đó thực hiện kế hoạch này. 3. Em là một bác sĩ. Bệnh viện nơi em làm việc chuẩn bị có đợt tuyên truyền về

4. Dự án của riêng nhóm em nghĩ ra, sử dụng kiến thức trong chương để tạo ra một sản phẩm cụ thể có mục đích sử dụng.

BUỔI THỨ BA

Tóm tắt công việc

• Thống nhất dự án của các nhóm

• Chuyển tải đến học sinh các câu hỏi nội dung

• Thống nhất các tiêu chí đánh giá: tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm, tiêu chí đánh giá bài thuyết trình và tiêu chí đánh giá Wiki.

• Thông qua kế hoạch của các nhóm. I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

• Nắm được các câu hỏi nội dung.

• Định hướng được câu trả lời cho các câu hỏi nội dung. 2. Kỹ năng

• Xác định được các nhiệm vụ và công việc phải thực hiện để thực hiện dự án.

• Lập được kế hoạch dự án.

• Thống nhất được các tiêu chí đánh giá

• Thực hiện dự án dựa vào kế hoạch đã nêu xây dựng và các tiêu chí đánh giá đã nêu ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Thái độ

• Có tinh thần tích cực, hợp tác khi tham gia vào công việc chung của nhóm

• Thích thú, phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới II. CHUẨN BỊ

Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo các bước, mẫu kế hoạch, các bản tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất)

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Các nhóm lần lượt trình bày thảo luận dự án của nhóm, tính khả thi và sơ lược kế hoạch thực hiện dự án.

Kết quả: Lớp 10A5

STT Tên nhóm Nhóm trưởng Số thành viên Dự án 1 Cỏ 4 lá Nguyễn Trần Thanh Thủy 7 Số 3 2 Blouse xanh Trần Thúy Hương 6 Số 3 3 Noname Chung Trương Bảo Quỳnh 7 Số 3 4 Ma cà bông Nguyễn Quang Vinh 6 Số 1

5 Power Đỗ Trần Hữu Thông 7 Số 3

6 Red Devils Dương Nguyễn Trí Thành 8 Số 2 7 Những người còn lại Triệu Nhật Phương 6 Số 1

Lớp 10C12

STT Tên nhóm Nhóm trưởng Số thành viên Dự án 1 Hội làm giàu Khuất Duy Quang 9 Số 2

2 Halo Lại Phạm Duy Phong 9 Số 1

3 WTF Đông Duy 9 Số 3

4 KPF Bùi Ngọc Hiếu Hạnh 9 Số 3

5 Nhóm 5 Đào Thế Kiệt 9 Số 3

Yêu cầu các nhóm HS nộp các bản kế hoạch và lần lượt cho nhận xét, đóng góp ý kiến về các bản kế hoạch, thống nhất cách thức làm việc.

2. Thống nhất các tiêu chí đánh giá.

Cùng học sinh thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá thật cụ thể, bao gồm:

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học chương “cơ học chất lưu” vật lý 10 nâng cao (Trang 83 - 118)