ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel (Trang 60)

1. 41 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

TMCP PHƯƠNG TÂY QUA MÔ HÌNH CAMEL

Những thành tích nổi bật của ngân hàng TMCP Phương Tây trong những năm xây dựng và phát triển

Từ những ngày đầu thành lập của năm 1988, tổng số vốn điều lệ 320 triệu đồng với tên gọi là Ngân hàng Cờ Đỏ. Trải qua những khó khăn, đổi mới, mở rộng, định hướng, đưa vào hoạt động ổn định; 25 năm phát triển cùng 2 lần đổi tên; đến nay, Westernbank đã có sự thay máu gần như toàn bộ về chủ sở hữu, cổ đông và đáng chú ý hơn là những thay đổi liên quan đến tái cơ cấu, chất lượng tổng tài sản. Và dù chỉ đạt hơn 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2012, nhưng đặt trong bối cảnh khó khăn hiện tại của toàn hệ thống ngân hàng, thì sự thay đổi toàn diện về cấu trúc tài sản đạt độ an toàn cao hơn những năm trước đây. Đồng thời, theo thống kê về lượng khách hàng đến tham gia giao dịch tại Westernbank hồi cuối năm được tăng mạnh so với thời điểm giữa năm 2012.

Qua hơn 24 năm hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cũng có những bước thăng trầm, cũng gặp những khó khăn trở ngại, nhưng điều đáng quý là Ngân hàng đã cố gắng vượt qua những trở ngại đó và dần tự khẳng định thương hiệu mình trên thị trường Việt Nam, mặc dù năm 2012 có nhiều biến động và kết quả không cao, nhưng các năm qua cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật.

- Về quản trị rui ro tín dụng: Xây dựng mô hình quản lý rui ro tín dụng tập trung, tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, nhằm mục tiêu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của nhân viên, cụ thể như thành lập hội đồng tín dụng, thẩm định để nâng cao chất lượng khoản giải ngân, thực hiện phê duyệt tập trung, giảm mức phán quyết của các Chi Nhánh/ Phòng giao dịch, thành lập ban xử lý nợ tại từng khu vực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân….

- Về quản trị rui ro thanh khoản: Rui ro thanh khoản tại Westernbank tiếp tục được quan tâm và luôn kiểm được soát chặt chẽ thông qua các hoạt động thanh khoản. Nhờ đó, trong năm 2012, tình hình thanh khoản của Westernbank qua các thời kỳ không ngừng được cải thiện, tại 31/12/2012, tỷ lệ thanh khoản 7 ngày của Ngân hàng tăng 193% so với cuối năm 2011.

• Hoàn thiện bộ máy tổ chức Hội sở và các Chi nhánh/Phòng giao dịch, bao gồm: ban hành mô hình tổ chức hoạt động mới, đảm bảo tăng cường quản lý rủi ro, phân tách rõ trách nhiệm và kiểm tra chéo được giữa các bộ phận nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng nhân sự từ chuyên viên đến cấp quản lý với nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài.

• Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị: từ tháng 8/2012, Ngân hàng thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn, quản trị rủi ro, kiểm kê tài sản toàn hệ thống Westernbank.

• Tăng cường công tác rà soát, chỉnh sửa, xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định, quy chế nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng kiểm soát của Ngân hàng. Trong năm 2012, Ngân hàng ban hành nhiều quy định về quản trị rủi ro, quy định về hậu kiểm chứng từ, hành chính tín dụng, xây dựng hạn mức tồn quỹ mới cho các đơn vị.

Lợi thế của WesternBank:

 Là một ngân hàng thương mại với đầy đủ chức năng bán lẻ, có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ tài chính cá nhân, huy động vốn không kỳ hạn ...

 Trong bối cảnh ngân hàng nhà nước đang hạn chế việc thành lập và cấp phép cho các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung, việc có đầy đủ chức năng của một ngân hàng thương mại điển hình đã là lợi thế của WesternBank. Lợi thế này sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi WTB kết hợp với PVFC để trở thành một ngân hàng thương mại có quy mô lớn. Khi đó, ngân hàng hợp nhất ngay lập tức có thể cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng cho danh mục khách hàng tiềm năng mà PVFC đang sở hữu.

 Là ngân hàng bán lẻ có mạng lưới chi nhánh phát triển khá tốt trên thị trường nhất là thị trường phía Nam:

 Ngân hàng đã xây dựng được mạng lưới chi nhánh tương đối rộng khắp tại các thị trường phía Nam, là cơ sở quan trọng để phát triển thị trường bán lẻ. Hiện nay, WTB có 13 chi nhánh và 67 phòng giao dịch trên toàn quốc.

 Khả năng huy động dân cư tốt:

 Ngân hàng có chỗ đứng nhất định trên thị trường liên quan đến các hoạt động huy động vốn tại các trung tâm đô thị ở phía Nam.

Việc sáp nhập, hợp nhất là một xu thế tất yếu, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng.

Tiến trình hợp nhất giữa PVFC và Westernbank là một quá trình tất yếu, được Cơ quan Quản lý Nhà nước chủ trương phê duyệt thực hiện, góp phần thành công trong “Đề án tái cơ cấu hệ thống Tổ chức Tín dụng”.

Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị đã thống nhất chiến lược phát triển của Westernbank trong giai đoạn tiến tới định hướng an toàn, hiệu quả, tiếp tục hoàn thiện và củng cố năng lực điều hành hoạt động ngân hàng một cách chuyên nghiệp, xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng và đặc biệt chú trọng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) được thành lập theo quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của NHNN, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 4/10/2013 trên cơ sở hợp nhất tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) và NHTMCP Phương Tây (Westernbank).

Cơ hội của việc hợp nhất:

Hợp nhất PVFC và WTB tạo ra một Ngân hàng thương mại lành mạnh, quy mô lớn kế thừa các lợi thế của cả hai TCTD. Với những lợi thế sẵn có và các ưu thế cộng hưởng tạo ra khi kết hợp hai TCTD, ngân hàng hợp nhất sẽ làm gia tăng giá trị cho cổ đông, đồng thời tạo một môi trường làm việc hấp dẫn cho cán bộ công nhân viên. Những ưu thế ngân hàng hợp nhất thừa hưởng bao gồm:

Ngân hàng mới hình thành sau hợp nhất sẽ kế thừa những thế mạnh của hai tổ chức chuyên về mảng ngân hàng đầu tư (PVFC) và ngân hàng bán lẻ (WTB). Sự bổ sung cho nhau giữa hai tổ chức này sẽ giúp ngân hàng sau hợp nhất có những điểm hoạt động đặc trưng vừa giúp Ngân hàng hợp nhất có ưu thế cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp, vừa bổ sung cho mảng kinh doanh còn rất thiếu của nền kinh tế đó là mảng ngân hàng đầu tư;

Việc hợp nhất về cơ bản sẽ giúp giải quyết về cơ bản các điểm yếu của hai TCTD trước hợp nhất. Ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch huy động vốn, dịch vụ thanh toán, phát triển mảng dich vụ ngân hàng bán lẻ...là những hoạt động mà PVFC hiện nay bị hạn chế; Ngân hàng sau hợp nhất có quy mô trên 100.000 tỷ, có khả năng tiếp cận các khách hàng lớn, dự án

Ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội mở rộng mạng lưới rộng khắp các trung tâm tài chính trên cả nước, tận dụng thế mạnh của hai TCTD ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng ra các trung tâm kinh tế khác ở Miền Trung, Miền Bắc, Miền Đông và Miền Tây Nam bộ.

Ngân hàng sau hợp nhất có tiềm năng rất lớn trong việc huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế để tài trợ các hoạt động phát triển năng lượng, đây là nhu cầu rất lớn, rất quan trọng và là nền tảng cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2020. PVFC đã hiểu rất rõ thế mạnh và lợi ích từ đầu tư khai thác năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo nhưng cơ chế hoạt động của công ty tài chính không cho phép PVFC triển khai thành công do việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế không thể thực hiện tốt được tại công ty tài chính. Khi đã trở thành Ngân hàng thương mại thì ngân hàng sau hợp nhất sẽ huy động được vốn từ nền kinh tế và duy trì một cách hài hòa chiến lược ngân hàng bán lẻ để cung cấp các dịch vụ thân thiện cho khách hàng đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, vốn là thế mạnh của PVFC.

Đồng thời, việc hợp nhất PVFC và WesternBank cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả hai tổ chức nói riêng và cho toàn bộ hệ thống các TCTD nói chung; giải quyết được một số yêu cầu quan trọng của các cơ quan quản lý. Những ý nghĩa cơ bản của việc hợp nhất bao gồm:

 Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

 Giải quyết được tồn tại của WesternBank; Nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động, sức cạnh tranh cho PVFC;

 Giảm được phần vốn góp của PVN tại PVFC

 Tác động tích cực tới hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, giảm đối tượng phải quản lý của cơ quan quản lý nhà nước;

Sau khi sáp nhập

PVcomBank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%), quy mô hoạt động tại 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 04 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm trên cả nước… Tự hào lọt vào top 18 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, với tiềm lực lớn về tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ.

PVcomBank đặt mục tiêu vươn tới vị trí top 5 ngân hàng có chỉ số an toàn nhất Việt Nam trước năm 2015, đứng đầu về cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực năng lượng của khu vực với tổng tài sản đến năm 2015 đạt 235.000 tỷ đồng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY 5.1 TĂNG CƯỜNG VÀ ĐA DẠNG HÓA NGUÔN VỐN HUY ĐỘNG

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các ngân hàng lớn cũng như ngân hàng nhỏ đều phải nỗ lực không ngừng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có như vậy mới giữ được khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tăng cường nguồn vốn huy động để nâng cao thanh khoản và tạo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Để làm được điều này, Phương Tây phải không ngừng nâng cao chất lượng cũng như sự đa dạng hoá trong sản phẩm hơn nữa. Để làm được điều này, Phương Tây phải xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý, tập trung nghiên cứu, thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm hiện tại của ngân hàng và những mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính. Hơn nữa, mỗi nhóm đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau nên việc phân loại đúng nhóm đối tượng khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Phải nâng cao chất lượng của bộ phận chăm sóc khách hàng hơn nữa, luôn tao cho khách hàng cảm giác thoải mái và được tôn trọng khi đến giao dịch với ngân hàng. Phương Tây phải xây dựng chiến lược marketing phù hợp để tuyên truyền, quảng cáo và giới thiệu các tiện ích sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo cho khách hàng thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Phương Tây phải đa dạng hóa các nguồn huy động khác do trong điều kiện lãi suất huy động tiếp tục bị khống chế như hiện nay thì việc dựa vào nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là điều khó khăn. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như các chương trình quay số dự thưởng vào các dịp đặc biệt, các món quà để tri ân khách hàng - là những món quà nhỏ nhưng có giá trị tinh thần lớn đối với khách hàng - giữ vững mối quan hệ với khách hàng hiện tại và không ngừng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, ngân hàng nâng cao hơn nữa các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để khách hàng thuận tiện trong các giao dịch của mình, tiết kiệm được thời gian và chi phí đến ngân hàng.

5.2 TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Đối với mảng tín dụng, Westernbank cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng cho riêng mình, cũng như chuẩn hóa quy trình tín dụng nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Cho đến hết năm 2012, quy trình tín dụng của Westernbank vẫn còn khá thô sơ với việc mỗi nhân viên tín dụng thực hiện hoàn toàn quy trình cấp tín dụng cho mỗi khách hàng, chưa có sự chuyên môn hóa nhiệm vụ giữa các bộ phận. Do đó hiệu quả không cao và nguy cơ xảy ra những sai sót là rất lớn. Do đó đề xuất việc phân chia quy trình cấp tín dụng thành 3 bộ phận:

Bộ phận quan hệ khách hàng: Tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, thu nhập các thông tin cần thiết.

Bộ phận thẩm định tín dụng: Chịu trách nhiệm thẩm định đánh giá hồ sơ vay Bộ phận hỗ trợ: Hổ trợ bộ phân thẩm định và theo dõi hồ sơ khách hàng. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp cán bộ phòng tín dụng của Westernbank có thể quản lý hoạt động tín dụng hiệu quả nhất. Các cấp quản lý có thể quản lý một quy trình chung nhất định, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng đặc biệt là vấn đề nợ xấu

5.3 ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU NHẬP

Hiện nay, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi còn đóng góp khá khiêm tốn vào thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Vì trong điều kiện khó khăn như hiện nay, lãi suất luôn biến động, chính sách tín dụng thắt chặt thì nguồn thu từ lãi không còn dễ dàng như trước. Để làm được điều này, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa các mảng dịch vụ ngân hàng như dịch vụ bảo lãnh, thanh toán, ngân quỹ, môi giới.

Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho khách hàng và tốc độ xử lý dịch vụ phải nhanh chóng. Do đó, phải nâng cao việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Westernbank nên đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu thị trường để đưa vào các sản phẩm dịch vụ mới như: ví điện tử, thẻ thông minh.

Đẩy mạnh việc hoàn thiện và phát triển hơn nữa các nhóm dịch vụ ủy thác giải ngân, ủy thác mua bán chứng khoán, trả lương… thực hiện cho các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp. Điều này, sẽ mang lại lợi ích cho cả hai

bên: ngân hàng thu được phí mà không phải tốn chi phí đầu tư, tăng khả năng thu hút khách hàng mới, khách hàng thì giảm được chi phí.

Phát triển hình thức cung cấp dịch vụ trọn gói. Khi cung cấp một nhóm sản phẩm dịch vụ trọn gói có thể khách hàng sẽ phải trả chi phí cao hơn ở chi phí này

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)