Mức độ an toàn vốn (C)

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel (Trang 39 - 50)

1. 41 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu

4.1.1Mức độ an toàn vốn (C)

Để bắt đầu tìm hiểu về NHTM Phương Tây đầu tiên phải xét đến mức độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng.

Bảng 4.1: Chỉ tiêu an toàn vốn của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Hệ số an toàn vốn của ngân hàng Phương Tây luôn được duy trì ở mức trên 9%, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN Việt Nam quy định trong thông tư 13/2010/TT quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD, trong những năm sắp tới ngân hàng đã đưa ra kế hoạt duy trì CAR ở tỉ lệ chỉ vừa đủ cao hơn quy định: năm 2014 là 9,03% và năm 2015 là 9,60%. Phương án kinh doanh này cũng xây dựng đầy đủ các giả định về môi trường kinh tế vĩ mô và các biến động tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng hợp nhất.

 An toàn vốn sụt giảm do vốn chủ sở hữu chưa tăng trưởng kịp với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và dư nợ cho vay thể hiện qua sự sụt giảm của tỷ lệ VCSH/ TTS và VCSH/ DN. Ngân hàng Phương Tây sẽ đối mặt với rủi ro nếu nợ xấu tăng cao. Năm 2011 với tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán đóng băng, thua lỗ trầm trọng, hoạt động tín dụng được giám sát chặt chẽ nhưng ngân hàng tập trung phát triển các dịch vụ của ngân hàng bán lẻ nên tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng khác tăng làm cho tổng tài sản tăng mạnh đến 120% so với năm 2010. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng trưởng với tốc độ thấp hơn 51,7% năm 2011, và gần như

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 06/2013

VCSH/TTS 22,34 15,39 21,15 15,75

không tăng trong năm 2012 vì ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao. Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cũng không theo kịp dư nợ cho vay do hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Do đó, dù có nhiều hạn chế trong hoạt đông tín dụng Phương Tây vẫn cố gắng tập trung mở rộng hoạt động tín dụng.

 Ta xem xét về cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm để đánh giá về tài sản có điều chỉnh rủi ro.

Với mục đích tìm hiểu khái quát về tình hình sử dụng vốn và các khoản tài

sản để đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận của Phương Tây thì

cơ cấu tài sản là một trong những cơ sở thể hiện tốt điều đó.

Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản của Phương Tây qua các năm

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Tài sản của ngân hàng Phương Tây gồm có: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; tiền gửi tại NHNN; tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác; chứng khoán kinh doanh; các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác; cho vay khách hàng; chứng khoán đầu tư; góp vốn đầu tư dài hạn; tài sản cố định; tài sản có khác. Trong đó,theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì tiền mặt, vàng bạc; tiền gửi tại NHNN có hệ số rủi ro bằng 0%, đá quý có hệ số rủi ro bằng 20%, tài sản có hệ số rủi ro bằng 250% là các khoản cho vay để

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 06/2013

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100% 100%

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0,49 0,28 0,26 0,34

Tiền gửi tại NHNN 6,95 0,22 5,75 0,73

Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác

và cho vay các TCTD khác 10,40 17,82 10,11 19,58

Cho vay khác hàng 42,23 42,87 34,04 34,88

Chứng khoán đầu tư 25,56 13,31 19,18 18,56

Góp vốn, đầu tư dài hạn 0,06 0,9 0 0

Tài sản cố định 1,48 6,16 7,98 5,58

đầu tư chứng khoán, cho vay các công ty chứng khoán và các khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản.

Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, ta thấy chiếm tỉ trọng cao trong tài sản của Phương Tây là cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, tiền và vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác. Và cao nhất là khoản mục cho vay khách hàng do chỉ số an toàn vốn bị ảnh hưởng trực tiếp vào tỉ trọng các chỉ tiêu trong cơ cấu tài sản, trong khi đó sự tăng giảm không ổn định của cơ cấu tài sản làm ảnh hưởng không tốt đến mức độ an toàn vốn của Westernbank.

Trong khoản mục cho vay thì cho vay dịch vụ cá nhân và cộng đồng chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là cho vay thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Như vậy, ta thấy tài sản của Phương Tây có hệ số rủi ro tương đối cao vì phần lớn tài sản là các khoản cho vay, đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán có hệ số rủi ro cao. Chính điều này làm cho hệ số an toàn vốn của Phương Tây bị sụt giảm.

Nhằm xác định rõ hơn mức độ ảnh hưởng của lượng tài sản trong từng khoản mục đối với kết quả hoạt động của ngân hàng thì phải căn cứ vào sự tăng giảm lượng tài sản đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3 Tăng trưởng các thành phần tài sản của ngân hàng Phương Tây

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Qua các năm thì cho vay khách hàng mặc dù có sự thay đổi lớn nhưng vẫn luôn chiếm gần ½ cơ cấu tài sản. Bên cạnh đó, một phần đáng kể vốn khác được dùng vào chứng khoán đầu tư. Tiền gửi và cho vay các TCTD cùng là một trong những khoản mục chủ yếu của tài sản.

Tăng trưởng tài sản 2010 2011 2012 06/2013

Tiền mặt và kim loại đá quý 238% 26% -32% 69%

Tiền gửi tại NHNN 653% -93% 1.831% -83%

Tiền gửi và cho vay cácTCTD -84% 277% -58% 123%

Cho vay khách hàng 121% 123% -42% 43%

Chứng khoán đầu tư 29% 15% 6% 26%

Góp vốn, đầu tư dài hạn 38% 3.231% -100% 0%

Tài sản cố định 16% 817% -5% 9%

Nhìn vào bảng ta thấy tình hình tăng trưởng tài sản của ngân hàng không ổn định. Khoản mục tiền mặt, chứng khoán đầu tư liên tục giảm qua các năm. Hầu hết các chỉ tiêu điều tăng trưởng âm trong năm 2012 ngoại trừ chỉ tiêu tiền gửi tại NHNN lại tăng đột biến trong năm này lên đến 1.831% nhưng ngay sang đến giữa năm 2013 thì tỉ trọng lại -83%.

Đánh giá chung:

Ngân hàng TMCP Phương Tây có nền tảng khá yếu tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh giai đoạn 2010-2012 đa số các ngân hàng tư nhân ở Việt Nam gặp khó khăn vềvốn trước các yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng nhà nước và Werternbank cũng khô ngoại lệ với số vốn hạn chế của mình, đây là điểm mấu chốt tạo nên sự bất ổn trong hoạt động của ngân hàng.

4.1.2 Chất lượng tài sản có (A)

Phần lớn tài sản của NHTM tập trung vào các khoản tín dụng khách hàng và các khoản đầu tư tài chính. Do đó, chất lượng tài sản của ngân hàng Phương Tây được đánh giá chủ yếu thông qua chất lượng các khoản tín dụng khách hàng và các khoản đầu tư tài chính của ngân hàng.

Bảng 4.4: Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng tài sản có của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

4.1.2.1 Nợ xấu/ Tổng dư nợ

Chất lượng tín dụng khách hàng thường được biểu hiện bằng tỷ lệ nợ xấu và các hoạt động trích lập dự phòng cho các khoản nợ này của ngân hàng. Phân loại và trích lập dự phòng của nợ xấu tuân theo quyết định 493 của ngân hàng nhà nước. Trước hết, ta xem xét tình hình dư nợ cho vay của các nhóm nợ của ngân hàng.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 06/2013

Nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,01 1,32 7,26 2,77

Tổng TSSL/ Tổng TS 98,04 93,57 91,76 94,08

Để tìm hiểu xâu hơn về chất lượng tín dụng của NHPMCP Phương Tây thì chúng ta cần kể đến sự phân loại nhóm nợ. Phân loại nợ có vai trò quan trọng trong việc trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng.

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của NHTMCP Phương Tây

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 06/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 3,894 98,0 8.349 94,3 4.454 84,8 6.511 92,8 Nợ cần chú ý 38 0,96 390 4,4 418 7,96 258 3,68

Nợ dưới tiêu chuẩn 8 0,2 40 0,45 36 0,69 69 0,98

Nợ nghi ngờ 6 0,15 42 0,47 113 2,15 10 0,14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ có khả năng mất vốn 26 0,65 33 0,37 232 4,42 116 1,65

Tổng dư nợ 3,972 100 8,854 100 5,253 100 7.015 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ thay đổi rõ rệt qua 3 năm. Nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn năm 2010 chỉ chiếm đến 98,4% thì sang năm 2011 tỉ lệ này đã giảm xuống 94,3%. Thay đổi đáng kể trong năm 2012 là con số này giảm đi gần 10%. Nhóm Nợ cần chú ý chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nhóm nợ nghi ngờ mỗi năm đều tăng lên. Đặc biệt nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến trong năm 2012 và đứng thứ 3 trong tổng dư nợ.

Nợ xấu là thước đo quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng và là mối quan tâm của mọi ngân hàng. Muốn đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng thì ngân hàng phải đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất. Tổng dư nợ tăng mạnh vào năm 2011(8.854) và nhưng tỉ lệ nợ xấu trong năm này vẫn giữ ở mức thấp 1,29% so với năm 2010 là 1%. Bước sang năm 2012 tuy tổng dư nợ đã giảm (5.253) nhưng tỉ lệ nợ xấu lại tăng cao 7,26%. Đến những tháng đầu năm 2013 tính đến tháng 6 thì tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm đáng kể 4,49% so với cuối năm trước.

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1% với tốc độ tăng trưởng dư nợ gấp 2,2 lần năm 2009 và tăng trưởng nợ xấu là -51,46% thể hiện một nét khả quan trong quản lý tín dụng của ngân hàng. Năm 2010 được đánh giá là thời điểm khó khăn của toàn ngành ngân hàng. Các chính sách vĩ mô nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng

đồng thời kiềm chế lạm phát của NHNN chưa tỏ ra hiệu quả và còn nhiều điểm chưa thống nhất. Hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Phương Tây cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2010 NHNN ưu tiên tăng trưởng tín dụng với nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất nhưng do tình hình lạm phát tăng cao kể từ tháng 9, chính sách đã thay đổi theo hướng thắt chặt thông qua việc ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản lên 9% vào ngày 5/11/2010. Đồng thời là quy định của thông tư 13 hạn chế tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ở mức 80% cũng gây ra khó khăn không ít cho ngân hàng. Năm 2011 khi lạm phát bắt đầu quay trở lại, các chính sách lãi suất và tỷ giá còn nhiều bất cập. NHNH kiềm chế mức tăng tỷ giá không quá 1% cho đến cuối năm đã gây áp lực lên thị trường tiền tệ và nguyên nhân cốt lõi là mức chênh lãi suất VND và USD. Kinh tế khó khăn tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn không kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không đem lại thu nhập làm cho doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn. Điều này làm cho tỉ lệ nợ xấu lại tăng lên 1,29% trong năm 2011 nhưng vẫn còn trong giới hạn cho phép. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu lại tăng đột biến cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ là -40,67% và nợ xấu đến 462,79%. Để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, trong năm 2012 Ngân hàng đã thành lập Ban xử lý nợ tiến hành tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn, bổ sung tài sản đảm bảo, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát rủi ro, vì những nổ lực trong cải tổ trong năm 2012 nên đến giữa năm 2013 thì tỉ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể và con số cụ thể là 2,77% đủ điều kiện theo quy định của NHNN về chỉ tiêu an toàn vốn.

Sau tất cả các phân tích trên thì biểu đồ 4.1 cho chúng ta một cái nhìn tổng thể hơn về giá trị cũng như những biến động của tổng dư nợ và nợ xấu của NHTMCP Phương Tây trong những năm vừa qua.

Biểu đồ 4.1: Tổng dư nợ và nợ xấu của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013(tỷ đồng)

Khác với sự phân loại theo nhóm nợ thì đây là một cơ cấu khác của việc phân chia dư nợ trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó bao gồm các thông tin cần thiết để có thể phân loại theo nhóm nợ ở trên.

Bảng 4.6 : Dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Phương Tây qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tăng trưởng(%)

2010 2011 2012 6/2013 2011 2012 6/2013

Cho vay ngắn hạn 2.176 6.727 3.930 6.042 209 -42 54

Cho vay trung hạn 1.553 1.905 1.186 832 23 -38 -30

Cho vay dài hạn 244 222 137 141 -1 -38 3

Tổng 3.973 8.854 5.253 7.015 123 -41 34

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Để có cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động TD của ngân hàng Phương Tây, ta phân tích cơ cấu tổng dư nợ.

Theo bảng kết cấu ta thấy ngân hàng Phương Tây duy trì cơ cấu nợ theo kỳ hạn tương đối ổn định. Tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Và tỷ lệ cho vay ngắn hạn/ tổng dư nợ cũng có xu hướng tăng cao trong năm 2011 (75,95%) và thay đổi nhỏ trong năm 2012 (74,81%). Xu hướng này thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phương Tây, ngân hàng sẽ thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn và đảm bảo được thanh khoản cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Và việc Phương Tây duy trì tỷ lệ các khoản cho vay trung hạn ở mức hơn 20% là tương đối hợp lý với cơ cấu tiền gửi chỉ bao gồm tiền gửi có kỳ hạn.

Tiếp theo là tình hình cho vay theo đối tương khách hàng, ta tìm hiểu chỉ tiêu này nhằm xác định khuynh hướng cho vay của ngân hàng.

Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Phương Tây qua các năm 2010-6/2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tăng trưởng(%)

Cho vay ngắn hạn 2.176 6.727 3.930 6.042 209 -42 54

Cho vay trung hạn 1.553 1.905 1.186 832 23 -38 -30

Cho vay dài hạn 244 222 137 141 -1 -38 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 3.973 8.854 5.253 7.015 123 -41 34

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Theo các số liệu trong bảng 4.7 cho thấy tỉ trọng cho vay các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ của ngân hàng Phương Tây. Thực trạng của ngân hàng hiện nay là NH đang tập trung cấp tín dụng cho một số nhóm khách hàng với tỉ trọng lớn làm cho Westernbank luôn tiềm ẩn nguy cơ và sẽ gây ra rủi ro lớn.

Việc trích lập chi phí dự phòng là một việc bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh khoản của ngân hàng, mức tỉ lệ quy định của NHNN là từ 0% đến 20%.

Bảng 4.8: Chỉ tiêu về chi phí dự phòng của Phương Tây qua các năm

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Tính toán từ bctc năm 2010-6/2013-Phương Tây)

Nhìn vào bảng ta thấy cả Chi phí DPRRTD/ Tổng dư nợ và Dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ đều giảm vào năm 2011 và tăng mạnh trở lại vào năm 2012 và tỉ lệ này lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần phương tây qua mô hình camel (Trang 39 - 50)