1. 41 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
2.4 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CAMEL
2.4.1 Ưu điểm
Mô hình CAMEL là một mô hình dùng để đánh giá và dự báo các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Mô hình sử dụng chủ yếu các yếu tố và chỉ số tài chính có trong các báo cáo định kỳ của các ngân hàng. Đây là những nguồn số liệu công khai và dễ dàng tiếp cận, phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của đề tài nghiên cứu.
Mô hình đưa ra được một khuôn mẫu để đánh giá chung cho toàn bộ các NHTM bao gồm các yếu tố khác nhau từ lợi nhuận, sức mạnh tài chính, khả năng quản lý cho đến rủi ro tiềm tàng của NHTM.
2.4.2 Nhược điểm
Tuy nhiên việc chỉ dựa vào các báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính không thể cung cấp mọi thông tin một cách chính xác, đầy đủ để người phân tích có đủ căn cứ đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của một NHTM. Do vậy, việc áp dụng mô hình CAMEL thường cho kết quả chưa đầy đủ và không kịp thời để đánh giá “sức khỏe” của một TCTD khi có những yêu cầu cao về độ chuẩn xác, tính kịp thời tại một thời điểm để đưa ra các quyết định.
Việc chỉ dựa vào các chỉ số tài chính khiến CAMEL không thể đánh giá được các yếu tố định tính của một ngân hàng trong khi yếu tố này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích hoạt động của một ngân hàng. Ví dụ như đội ngũ lãnh đạo kinh nghiệm lâu năm, bộ máy quản lý khoa học và hiệu quả… Đây là những yếu tố định tính ảnh hưởng khá lớn đến sự thành bại của một NHTM.
Ngoài ra, rủi ro được đánh giá trong mô hình CAMEL chủ yếu là rủi ro thanh khoản mà chưa đánh giá được rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro tín dụng của các NHTM.
Do CAMEL chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính bên trong ngân hàng nên việc ứng dụng mô hình CAMEL phải được kết hợp với phân tích các yếu tố từ bên ngoài nhằm làm rõ hơn vấn đề.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHƯƠNG TÂY
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNGTÂY TÂY
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Western Bank, tiền thân là Ngân hàng Cờ Đỏ được thành lập từ cuối năm 1988 và hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ nhỏ ban đầu là 320 triệu đồng và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 06 năm 2007. Với định hướng phát triển ổn định và bền vững để từng bước xây dựng ngân hàng bán lẻ dựa trên công nghệ hiện đại, sau hơn 5 năm chuyển đổi mô hình với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, Western Bank:
Đã có bước tăng trưởng về tài chính, nhân sự và mạng lưới hoạt động với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2 lần, cụ thể:
o Vốn điều lệ đạt 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 10.000 tỷ đồng tính đến 31/12/2009
o Vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng vào đầu năm 2011
o Đạt hơn 78 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên cả nước
o Hơn 890 cán bộ công nhân viên trẻ (hơn 90% dưới 40 tuổi) và tất cả nhân viên giao dịch đều trải qua quá trình đạo tạo nghiệp vụ và kỹ năng của ngân hàng
Là ngân hàng duy nhất hiện nay sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch ngân hàng.
Là ngân hàng duy nhất có trang web riêng dành cho sinh viên.
Là ngân hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Ernst & Young Việt Nam khi mới chuyển đổi mô hình (2007) và liên tiếp trong các năm tiếp theo với ý kiến chấp nhận toàn phần.
Là Ngân hàng kết thống thành công với 3 Hệ thống liên minh Thẻ gồm: Banknet, VNBC, Smartlink.
Công ty trực thuộc:
Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ kể từ 18/02/2011 là 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cá nhân; và góp vốn liên doanh.
Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ kiều hối. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Phát hành thẻ thanh toán.
Mạng lưới giao dịch: 78 Chi nhánh/ Phòng giao dịch (Từ tháng 7/2011 đến nay)
Logo:
Các giai đoạn hình thành và phát triển
Năm 1992 đến 2004: Thành lập Ngân hàng Nông thôn Cờ Đỏ với vốn điều lệ 320 triệu đồng; Từ năm 1992 đến 2004: sau nhiều lần tăng vốn, đến cuối năm 2004, số vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Tây đã đạt 22,9 tỷ đồng.
Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng; Được cam kết nguồn vốn dài hạn 50 tỷ trong năm 2006 từ Quỹ tín dụng nông thôn II (RDF II) của Ngân hàng Thế giới và được xem xét tham gia nguồn vốn dài hạn từ Quỹ tín dụng nông thôn III (RDF III).
Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 152,2 tỷ đồng;
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng; Tháng 6/2007, chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP nông thôn (Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ) sang mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP đô thị (Ngân hàng TMCP Miền Tây); Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A.
Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng; Đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (Báo cáo Việt Nam ICT Index 2007); Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A.
Năm 2009: Tham gia chính thức hệ thống thanh toán thẻ Banknet; hệ thống SWIFT; Được Ngân hàng Thế giới dành cho nguồn vốn tài trợ phát triển nông thôn 70 tỷ đồng và 20.000 USD cho việc đào tạo phát triển nhân lực; Được NHNNVN xếp hạng A.
Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng; Tham gia hệ thống thanh toán thẻ VNBC, Smartlink; Đầu tư và nâng cấp mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch lên 75 điểm giao dịch, có mặt tại 20 tỉnh/ thành; Tháng 5/2010, đổi tên Ngân hàng TMCP Miền Tây thành Ngân hàng TMCP Phương Tây, tên viết tắt tiếng Anh vẫn là WesternBank.
Năm 2011: Tăng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào tháng 2/2011; Khai trương và nâng cấp 5 PGD lên Chi nhánh, tổng số Điểm giao dịch của Ngân hàng lên 78 điểm.
Năm 2012: Tái cơ cấu nhằm tiến tới một giai đoạn cải tổ toàn diện hệ thống ngân hàng là tiêu chí được đặt lên hàng đầu của ngân hàng TMCP Phương Tây trong năm 2012
Năm 2013: Việc sáp nhập, hợp nhất là một xu thế tất yếu, tạo cơ hội tốt cho các ngân hàng thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng để phát triển sau giai đoạn kinh tế khủng hoảng. Hợp nhất giữa PVFC và Westernbank là một quá trình tất yếu, được Cơ quan Quản lý Nhà nước chủ trương phê duyệt.
3.1.2. Cơ cấu nhân sự
Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng Phương Tây bao gồm:
Đại hội đồng là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần.
Hội đồng quản trị là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu ra, là cơ quan quản trị của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát chế độ hạch toán, kế toán…
Các ủy ban là do HĐQT thành lập, tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng. Ngân hàng có 6 ủy ban: ủy ban nhân sự, ủy ban ALCO, ủy ban tín dụng, ủy ban quản trị rủi ro, ủy ban XLN&XLRR, ủy ban chiến lược.
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hằng ngày của Ngân hàng.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức và nhân sự của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHƯƠNG TÂY TRONGNHỮNG NĂM QUA (2010-6/2013) NHỮNG NĂM QUA (2010-6/2013)
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phầnPhương Tây trong các năm từ 2010-6/2013 Phương Tây trong các năm từ 2010-6/2013
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây bao gồm: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng
bạc, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
3.2.1.1 Huy động vốn
Nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM trong việc tạo lập nguồn vốn để kinh doanh, là nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Đây là khoản vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các hoạt động sử dụng vốn tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy động này.Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân Hàng trên thị trường.
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)
Biểu đồ 3.1: Vốn huy động hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013
Như mọi đơn vị kinh doanh khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên phải có tiền mới có thể hoạt động kinh doanh được. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn. Như vậy, huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Toàn bộ nguồn vốn huy động này là huy động từ trong nước với loại hình chủ yếu là huy động từ khu vực tổ chức kinh tế và khu dân cư.
Nguồn vốn huy động từ khu vực tổ chức kinh tế và dân cư cuối năm 2010 đạt 5.720 tỷ, tăng hơn 1.7 lần so với năm 2009, và đạt 72% kế hoạch năm 2010.
Huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011 để đảm bảo Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và an toàn về thanh khoản, và Ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đạt hiệu quả trong giai đoạn đầu năm 2011. Và hoạt động huy động vốn cũng có những chuyển biến tích cực. Số dư huy động dân cư và tổ chức năm 2011 đạt 12.830 tỷ đồng, tăng 2.2 lần so với năm 2010 (5.721 tỷ đồng), và đạt 80% so với kế hoạch năm 2011.
Nguồn vốn huy động từ khu vực Tổ chức kinh tế và dân cư năm 2012 đạt 10.982 tỷ đồng tương đương 87% so với năm 2011 (12.630 tỷ đồng). Năm 2013 là năm được xem là có điều kiện kinh tế ổn định nhất trong những năm vừa qua thế nên ngân hàng đặt mục tiêu hàng đầu từ tăng trưởng nguồn vốn từ huy động vốn, tính đến 6/2013 thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng lên đến 15.957 tỷ đồng con số đạt mức cao nhất trong các năm vừa qua nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn cho ngân hàng vì có thể tăng tỉ lệ nợ xấu.
3.2.1.2 Sử dụng vốn
Để xem xét hiệu quả hoạt động của một NHTM thì sử dụng vốn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá, là một thành phần giữ vai trò hàng đầu trong cân đối nguồn vốn của ngân hàng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)
Biểu đồ 3.2: Dư nợ cho vay hợp nhất (tỷ đồng) của Phương Tây qua các năm 2010-6/2013
Cho vay là khoản mục đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng mục tiêu chủ yếu của các nhà quản lý ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận. Tính thanh khoản của các khoản vay giữ vai trò chủ yếu. Rủi ro vở nợ là rủi ro chủ yếu mà ngân hàng gặp phải ở các khoản cho vay. Vì vậy, các ngân hàng luôn tìm cách đảm bảo các khoản cho vay bằng thế chấp, cầm cố. Cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của các NHTM.
Với định hướng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm dịch vụ và mạng lưới khách hàng, Westernbank liên tục đưa ra nhiều sản phẩm ưu đãi, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng về dịch vụ, kỳ hạn, lãi suất.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2010 đạt hơn 3.962 tỷ đồng, tăng hơn 2.2 lần so với năm 2009. Dư nợ xấu chiếm khoảng 1.0 % tổng dư nợ. Ngân hàng luôn mong muốn duy trì tỉ lệ nợ xấu nằm trong khoảng phạm vi an toàn cho phép theo quy định Ngân Hàng Nhà Nước.
Tổng dư nợ cấp tín dụng năm 2011 đạt 11.884 tỷ đồng (trong đó dư nợ cho vay đạt 8.854 tỷ đồng), tăng 2.6 lần so với năm 2010 (4.643 tỷ đồng), đạt 78% kế hoạch 2011.
Dư nợ tín dụng trong năm 2012 đạt hơn 5.245 tỷ đồng tương đương 59% so với năm 2011 (8.811 tỷ đồng). Đến giữa năm 2013 dư nợ cho vay của ngân hàng Phương Tây tăng trưởng xấp xỉ 38% so với năm 2012.
Đây là một trong những chỉ tiêu có tỉ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động của TCTD.
Đối với khoản mục tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, chiếm đa phần là tiền gửi của Westernbank tại các tổ chức tín dụng khác gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đối với các khoản tiền gửi thanh toán, đây là số dư tiền gửi mà Westernbank phải duy trì tại các ngân hàng đối tác phục vụ cho việc thực hiện các dịch vụ thanh toán. Đây là khoản mục tài sản sinh lời kém, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ thanh toán điều này là cần thiết.
Tốc độ tăng tiền gửi các tổ chức tín dụng trong năm 2011 là một con số đáng kể (3.662) so với năm 2010 (971) gấp 3,8 lần. Nhưng con số này không được giữ vững trong năm 2012 chỉ còn 1.529 tỷ đồng. Về cơ cấu, nhìn chung tiền gửi tại và cho vay các TCTD trong nước chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. 3.864 tỷ đồng là số tiền gửi tại các TCTD của ngân hàng Phương Tây tính đến 6/2013 là con số cao nhất trong 3 năm hoạt động gần đây của ngân hàng tăng gấp 2,5 lần năm 2012.
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010-6/2013-Phương Tây)
Biểu đồ 3.4 Tổng tài sản hợp nhất của Phương Tây qua các năm 2009-6/2013 (tỷ đồng)
Tính đến cuối năm 2012 giá trị tổng tài sản của ngân hàng Phương Tây là 15.123 tỷ đồng tương đương 74% so với năm 2011 (20.551 tỷ đồng).
Do nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm nguyên nhân suy giảm của kinh tế thế giới, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô tổng tài sản cuối năm 2010 đạt 9.335 tỷ đồng, chỉ đạt 50% so kế
hoạch năm 2010. Tổng tài sản năm 2011 đạt 20.551 tỷ đồng, đạt 82% so kế hoạch năm 2011.
Cơ cấu các khoản mục tài sản của NH chú trọng trong các TS sinh lời, trong đó chiếm tỷ trọng cao là hoạt động cho vay, cấp tín dụng khách hàng - luôn ở mức trên 30%.
3.2.1.3 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ rất có ý nghĩa trong việc hình thành một tổ chức tín dụng, là một