Bảng 4.14 Nhu cầu BHNN của các hộ nông dân theo trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 80 - 82)

Không có nhu cầu Có nhu cầu Tổng số

SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Dưới THPT 14 66,67 27 69,23 41 68,33 THPT 4 19,05 11 28,21 15 25,00 Trung cấp 0 0,00 1 2.56 1 1,67 Cao đẳng/ Đại học 3 14,28 0 0,00 3 5,00 Tổng 21 100,00 39 100,00 60 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được nhóm có trình độ dưới trung học phổ thông là nhóm có nuhu cầu sử dụng BH lớn nhất( 69,23%), đây cũng là nhóm có nhiều người không có nhu cầu BH nhất(14/21 người), tại sao lại như vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của họ trồng ở mức vừa và nhỏ, hơn nữa họ là những hộ kiêm, thu nhập của họ không hẳn chỉ riêng từ lúa, vì vậy họ không quan tâm tới việc mua BH cho cây lúa.

Bảng 4.15 Mức sẵn lòng chi trả BHNN của các hộ nông dân theo trình độ học vấn Trình độ học vấn WTP(1000đ/sào/vụ) WTPtb (1000đ/sào/vụ) 0 35 45 55 65 75 Dưới THPT 14 11 11 2 2 1 29,15 THPT 4 1 5 3 1 1 37,67 Trung cấp 0 0 0 1 0 0 55,00 CĐ/ĐH 3 0 0 0 0 0 0,00 Tổng 21 12 16 6 3 2 30,25

Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra 2015

Qua số liệu của bảng 4.15 ta thấy: Mức sẵn lòng chi trả cho BH của những người có trình độ học vấn thấp (dưới THPT) thấp hơn những người có trình độ học vấn cao hơn (trung cấp, cao đẳng). Cụ thể là nhóm hộ có trình độ dưới THPT có mức WTP trung bình là 29,15 (nghìn đồng/sào/vụ); mức WTP trung bình của nhóm hộ có trình độ THPT là 37,67 (nghìn đồng/sào/vụ);

nhóm hộ có trình độ Trung cấp có mức WTP trung bình là 55 (nghìn đồng/sào/vụ). Có ba hộ thuộc nhóm cao đẳng/ đại học điều tra và không có nhu cầu sử dụng BH do họ là công chức nhà nước không trực tiếp trồng lúa, chủ yếu là do người thân làm nên họ không có nhu cầu sử dụng BHNN. Như vậy, trình độ học vấn càng cao thì mức sẵn lòng mua và sẵn lòng chi trả BH càng cao.

4.3.4 Ảnh hưởng của độ tuổi tới mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người ta không thể biết được xác suất xảy ra thiên tai, sâu, dịch bệnh hại và hậu quả của nó về mặt tài chính như thế nào. Sau mỗi lần gặp rủi ro, người nông dân phải đối mặt với những khó khăn về tài chính cũng như tinh thần. BHNN “lá chắn rủi ro” sẽ phát huy tối đa hiệu quả là chia sẻ rủi ro với người dân, giúp người dân ổn định, yên tâm sản xuất.

Nếu sản phẩm BHNN thực sự đi vào nhận thức của họ, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu về BHNN ngày càng cao. Ở mỗi lứa tuổi, con người đều mang nét cá tính riêng: Trẻ thì nhiệt tình nhưng nông nổi, có tuổi rồi thì suy nghĩ chín chắn hơn, khi về già đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống thì quyết định đúng đắn hơn. Qua quá trình điều tra các hộ về nhu cầu về BHNN trong sản xuất chè, có thể thấy ở mỗi độ tuổi khác nhau, người được phỏng vấn có nhu cầu BHNN khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 80 - 82)