Bảng 2.3 Tiền bảo hiểm vật nuôi bảng 2.4 Phí bảo hiểm vật nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 37 - 50)

Bò sữa 35.000

Trâu, bò 15.000

Lợn nái 8.000

Lợn thịt 6.000

Gà 150

(Nguồn: Quyết định số 3035/QĐ-BTC của Bộ Tài chính Ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp)

• Biểu phí bảo hiểm

Bảng 2.4 Phí bảo hiểm vật nuôi

Loại vật nuôi Thời hạn bảo hiểm Tỷ lệ phí thuần (%)

Trâu, bò 1 năm 4

Lợn nái, đực giống 1 năm 5

Lợn thịt Chu kỳ nuôi 5

Gà Chu kỳ nuôi 6

(Nguồn: Quyết định số 3035/QĐ-BTC của Bộ Tài chính Ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp)

2.2.3 Chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng BHNN lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nhỏ đến mức nhiều người không biết đến BHNN có tồn tại ở Việt Nam hay không. Năm 1982 Bảo Việt đã triển khai thí điểm BHNN tại hai huyện Nam Ninh và Vụ Bản tại tỉnh Nam Định với toàn bộ diện tích trồng lúa của 2 huyện trên. sau 2 năm triển khai thí điểm do chuyển đổi cơ chế từ hợp tác xã

sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hộ gia đình, nên việc triển khai thí điểm tạm thời dừng lại. Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí điểm BHNN cây lúa tại 12 tỉnh ( An Giang, Bình Định, Bình Thuận, Bác Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng tháp, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long.), mà điển hình Hà Tĩnh là nơi chịu ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai nhiều nhất. Kết quả BH này chưa thực sự ý nghĩa vì tổng diện tích được bảo hiển chỉ chiếm khoảng 1,16% tổng diện tích gieo trồng toàn quốc (1995). Năm 1997, Bảo Việt tiếp tục mở rộng tại 16 tỉnh đối với cây lúa, diện tích bảo hiển lúc đó là 208.900 ha, số hộ được bảo hiểm là 315.200 hộ. Tuy nhiên, đến năm 1999, Bảo Việt phải loại bỏ lĩnh vực kinh doanh này vì không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. (Hiền Anh,2011)

Cùng với Bảo Việt Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam cũng triển khai BHNN. Đây là công ty có vốn 100% nước ngoài (Pháp)- là tập đoàn bảo hiểm lớn về nông nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho vật nuôi và cây trồng, bảo hiểm tài sản, thiệt hại dùng trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động nông nghiệp và trách nhiệm dân sự trong nông nghiệp, bảo hiểm đối với hoạt động nuôi tôm từ năm 2002 với thị trường chủ yếu là ĐBSCL. Tuy nhiên, công ty đã phải chấm dứt cung cấp dịch vụ bảo hiểm nuôi tôm sau 1 cơn bão gây thiệt hại nặng nề. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thu từ loại hình bảo hiểm nông nghiệp của công ty cũng không đáng kể,tỉ lệ bồi thường rất lớn. Năn 2006, công ty đã tạm ngừng hoạt động BHNN để đánh giá lại thị trường, nhìn nhận lại tổn thất và có chiếm lược phát triển mới do công ty liên tục lỗ từ khi thành lập.(Hiền Anh,2011)

Năm 2010, tham gia vào BHNN có thêm Bảo Minh bảo hiểm cây cà phê, tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIC) BH cây cao su và công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông

nghiệp Việt Nam BH bò sữa tại Nghệ An,... Tính đến hết năm 2010, trên toàn quốc chỉ mới có khoảng 1% cây trồng, 0,24% trâu bò, 0,1% lợn và 0,04% gia cầm được BH.

Ngày 27/6/2014, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong 3 năm triển khai có 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó:

- Xét về diện hộ: Có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8% tổng số hộ tham gia bảo hiểm), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp;

- Xét về đối tượng bảo hiểm: Có 236.397 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm cây lúa; 60.133 hộ nông dân tham gia bảo hiểm vật nuôi; 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm thủy sản.

Tổng giá trị được bảo hiểm của cả chương trình thí điểm là 7.747,9 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, tổng giá trị bảo hiểm thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng.( Bộ tài chính,2014)

2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan

Từ những nghiên cứu về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về chương trình bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên thế giới cho thấy sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ là điều kiện cần thiết nhất để duy trì chương trình phát triển bền vững. Thực tế, Mỹ cũng áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ nông nghiệp, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của WTO. Sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ, tuy khó nhận thấy hơn hỗ trợ bằng tiền, nhưng vô cùng quan trọng. Sự điều chỉnh của Chính phủ Hàn Quốc về BHNN khá linh hoạt, thay đổi phí hàng năm, nhưng luôn chú ý đến lợi ích của cả nông dân và các công ty BH để bảo đảm chương trình phát triển bền vững.

Ngoài ra, với cách thức mở rộng chương trình bằng cách thử nghiệm một loại cây trồng 2-3 năm, sau đó đưa vào chương trình chính, có thể thấy đây là cách thức thực hiện thí điểm và triển khai BHNN rất đáng nghiên cứu. Việt Nam mới chỉ áp dụng trên cây lúa, nên triển khai thêm vơi những cây trồng khác.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Xuân Hòa thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, được thành lập vào ngày 18 tháng 3 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất xã Xuân Dương và xã Xuân Hòa thành một xã và lấy tên là xã Xuân Hòa. .(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

Xuân Hòa là một xã nằm ở phía Nam huyện Xuân Trường.Xã có địa bàn phía Bắc giáp xã Xuân Tiến, phía Nam tiếp giáp huyện Hải Hậu, phía Đông giáp xã Xuân Vinh, phía Tây giáp xã Xuân Kiên. (Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

Trung tâm hành chính của xã nằm trên tỉnh lộ 51B tại xóm 9 và đây cũng là trung tâm của toàn xã, xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp, 2 trường mầm non, 2 trưởng tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Trong đó 1 trường tiểu học và trường trung học cơ sở nằm ở trung tâm của xã. .(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

Theo sử sách thì cách đây trên 400 năm, Xuân Hòa vốn là một dải đất ven sông Hồng do tuần hoàn ngưng tụ tự nhiên bồi đắp, người khắp nơi đến khai hoang phục hóa và cư trú làm nghề đánh bắt tôm, cá để sinh sống. Từ đây sinh sôi nảy nở, dân cư đông dần và hình thành những xóm thôn, làng như: Đoài Nam, Ngọc Liên, Thanh Khê, Hội Nguyên, Đoài Hải, Đoài Ngoại, Nam Thôn. Do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, xã đã đổi lại các đơn vị hành chính, hiện nay xã có 18 xóm được đặt tên từ xóm 1 đến xóm 18.(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

3.1.2 Thời tiết khí hậu, thủy văn

Xuân Hòa là xã nằm trong vùng Đồng Bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mang nét đặc trưng của vùng khí hậu sông Hồng một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23– 24oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ khoảng 15- 16oC, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ khoảng 29oC. (Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, Xuân Hòa gần biển nên thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. .(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa)

Như vậy, xã Xuân Hòa có khí hậu thuận lợi như nóng ẩm, lượng mưa, nền nhiệt cao phù hợp cho việc canh tác các loại cây ngắn ngày như: lúa, đậu tương, ngô,... Ngoài ra, với điều kiện này việc chăn nuôi 1 số loại gia súc, gia cầm trên địa bàn xã rất phát triển.

3.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng

Xuân Hòa cũng giống như các xã khác của huyện Xuân Trường, nơi đây có đất phù xa rất màu mỡ, thuận tiện cho việc canh tác cây lương thực như: lúa, ngô,... Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 520,3ha trong đó đất nông nghiệplà chủ yếu. Tính đến ngày 12/5/2014 đất nông nghiệp của xã chỉ còn 369,72ha chiếm 71,59%. Theo số liệu thống kê thì hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm dần, cụ thể từ năm 2012- 2014 diện tích đất nông nghiệp bị giảm 15,07 ha. Lý do chủ yếu là đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm đất nhà ở, đất xây dựng đường giao thông, các công trình thủy lợi theo tiêu chỉ của “ Nông Thôn Mới”, chính vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp của xã đã tăng lên từ năm 2012 đến 2014 là 16,63ha tương đương với 11,78%. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp bị giảm có

tới17,63 ha là đất trồng lúa. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm dần qua các năm nhưng số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ nên diện tích đất nông nghiệp/ lao động nông nghiệp không thay đổi nhiều. Cụ thể , từ năm 2014 đến năm 2014 giảm 0,003ha/ người và tương đương với 1,83%.(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa,2015)

Từ bảng 3.1 ta thấy xã vẫn còn 1 phần đất chưa đưa vào sử dụng. Tính đến hết năm 2014 là 2,31ha. Diện tích đất này chủ yếu là đất trũng không trồng được lúa và các loại cây khác. Hiện nay xã đang có kế hoạch để đưa loại đất này vào để cho các hộ nông dân trong xã làm kinh tế.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ Tổng số 520,3 100 520,3 100 520,3 100 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông nghiệp 384,79 73,95 375,18 72,11 369,72 71,59 97,05 98,54 96,08 1.1 Đất sản xuất NN 363,9 69,94 354,39 68,12 345,35 66,38 97,39 97,45 94,9 a. Đất canh tác 342,22 65,77 330,72 63,56 324,59 62,39 96,64 98,15 94,85 b. Đất vườn 21,68 4,17 23,67 4,56 24,76 4,76 109,18 104,6 113,79 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 17,35 3,33 18,01 3,46 18,07 3,47 103,8 100,33 104,15 1.3 Đất NN khác 3,54 0,68 2,78 0,53 2,3 0,44 78,53 82,73 90.55

2 Đất phi nông nghiệp 132,64 25,49 142,43 27,37 148,27 28,49 107,38 104,1 111,78

2.1 Đất ở 51.01 9,8 53,95 10,36 54,62 10,50 105,76 101,24 107.08 2.2 Đất chuyên dùng 81,63 15,69 88,48 17,01 93,56 17,99 108,39 105,74 114,61 3 Đất chưa sử dụng 2,87 0,56 2,69 0,52 2,31 0,44 93,72 85,87 80.48 4 Chỉ tiêu BQ(ha/lđ) 4.1 Đất NN/LĐNN 0,164 0,163 0,161 99,39 98,77 98,17 4.2 Đất canh tác/LĐNN 0,138 0,144 0,142 104,35 98,61 102,90

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1 Dân số - Lao động

Dựa bảng số liệu bảng 3.2 về tình hình dân số, lao động của xã cho thấy:

Tổng số hộ năm 2012 là 2621 (hộ), năm 2013 là 2738 (hộ), tăng 4,46 % so với năm 2012; tổng số hộ năm 2014 là 2801 (hộ), tăng 4,82 % so với năm 2013. Trong đó, số hộ nông nghiệp chiếm 47,04 % (Năm 2012), 43,72 % (Năm 2013) và 43,70% (Năm 2013. Như vậy, ta thấy tổng số hộ trong xã tăng lên nhưng số hộ NN lại giảm đi nên có thể thấy cơ cấu của xã đang có xu hướng chuyên sang phi nông nghiệp. Tuy nhiên, với con số 43,72% cho ta thấy số hộ NN vẫn chiếm 1 tỷ lệ lớn lớn, ngành nông nghiệp vẫn là 1 trong những ngành quan trọng của xã trong phát triển kinh tế.

Tổng số nhân khẩu năm 2013 là 9942 (khẩu) tăng 2.98% so với năm 2012 và năm 2013 là 10018 (khẩu) . Điều đó cho thấy nhân khẩu của xã khá ổn định.

Tổng lao động của xã có xu hướng tăng. Bình quân trong 3 năm, tổng lao động xã Xuân Hòa tăng 8,4 %. Trong đó lao động được phân bố khá đồng đều trong lĩnh vưc nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, năm 2012 là 2351(người) chiếm % trông tổng số lao động, năm 2013 chiếm 48.90% tổng lao động, nhưng năm 2013 chỉ chiếm có 40.72% trông tổng lao động. Có thể thấy, cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp nhưng tốc độ rất chậm.

Bảng 3.2 Tình hình dân số- lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển(%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ 1 Tổng số hộ Hộ 2621 100 2738 100 2.801 100 104,46 104,82 109,50 1.1 Hộ NN Hộ 1.233 47,04 1.197 43,72 1.196 43,70 97,08 99,92 97,00 1.2 Hộ phi NN Hộ 1.388 52,96 1.541 56.28 1.605 57,30 111,02 104,15 115,63 2 Tổng số nhân khẩu Người 9.654 100 9.942 100 10.018 100 102,98 100,76 103,77

2.1 Khẩu NN Người 4.533 46,96 4.501 45,27 4.491 45,71 99,29 99.78 99.07

2.2 Khẩu phi NN Người 5.121 53.04 5.366 54,73 55.27 54,29 101.10 103,00 107,93

3 Tổng LĐ Lđ 5.093 100 5.297 100 5.521 100 103,65 104,22 108,40

3.1 LĐ NN Lđ 2.351 46,16 2.304 43,49 2.292 41,51 98,00 99,497 97,49

3.2 LĐ phi NN Lđ 2.742 53,84 2.993 56,51 3.229 58,49 109,15 107,88 117,76

3.1.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã

Nông nghiệp

Qua bảng 3.3 cho thấy: Nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế lớn của xã Xuân Hòa,Trong ba ngành: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- xây dựng và thương mại - dịch vụ ngành nông nghiệp vẫn được coi là ngành mũi nhọn. Cụ thể GTSXNN như sau:

Năm 2012: 55.421(triệu đồng) Năm 2013: 56.520(triệu đồng) Năm 2014: 60.321(triệu đồng)

Tính đến ngày 5/12/2014 còn có 43,7% hộ ND làm nông nghiệp. Đại bộ phận số hộ này đều có nguồn thu chủ yếu từ nông nghiệp. Từ bảng 3.3 thấy được rằng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của xã qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 tăng 8.84%. Hiện nay, xu hướng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi đều có xu hướng tăng dần lên nhưng ngành trồng trọt tăng chậm còn ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn. Cụ thể: trồng trọt qua 3 năm giá trị sản xuất bình quân tăng 2,06% nhưng chăn nuôi tăng 21,48%. (bảng 3.3)

Tiểu thủ công nghiệp xây dựng và thương mại – dịch vụ

- Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng(TTCN-XD)

Từ bảng 3.3. t có giá trị sản xuất ngành TTCN-XD từ năm 2012 đến năm 2014:

Năm 2012: 53.817(triệu đồng) Năm 2013: 56.658(triệu đồng) Năm 2014: 61.543(triệu đồng)

Như vậy ta thấy ngành TTCN-XD có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2013 tăng 4,22% so với năm 2012, năm 2014 tăng 12,86% so với năm 2013, bình quân giai đoạn naỳ tăng 17,63%. Điều này rất phù hợp với các chủ trương chính sách của xã đó là tăng nhóm ngành TTCN- XD và giảm nhóm ngành nông nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn xã

hiện nay ngành nghề truyền thống rất phát triển đó là ngành dệt chiều. Không nhưng thế, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ làm nông nghiệp sang làm công nhân may làm xho giá trị sản xuất giai đoạn này tăng rất nhanh. - Thương mại- Dịch vụ( TM- DV)

Giá trị sản xuất năm 2012 là: 32.951 triệu đồng chiếm 23,17 % tổng giá trị sản xuất; năm 2013 là 35.873 triệu đồng chiếm 24.07% tổng giá trị sản xuất, tăng 8,87% so với năm 2012; năm 2014 là 36.226 triệu đồng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 37 - 50)