Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2012-2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 50 - 58)

Năm So sánh (%) 2012 2013 2014 Giá trị (trđ) CC (%) Giá trị (trđ) CC (%) Giá trị (trđ) CC (%) 13/12 14/13 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 142.203 100,00 149.051 100,00 158.000 100,00 104,83 106,00 111,12 1. Giá trị sx nông nghiệp 55.421 38,97 56.520 37,92 60.321 38,18 103,21 104,15 107,50 1.1 Trồng trọt 37.125 26,11 35.926 24,10 38.094 24,11 94,99 102,49 102,06 1.2 Chăn nuôi 18.296 12,86 20.594 13,82 22.227 14,07 112,56 107,93 121,48 2. Giá trị SX phi nông nghiệp 86.782 61,03 92.531 62,08 97.769 61,82 106,20 107,65 114,33 2.1 Thương mại & dịch vụ 32.951 23,17 35.873 24,07 36.226 22,93 108,87 100,98 109,94 2.2 TTCN – XD 53.817 37,86 56.658 38,01 61.543 38,98 104,22 112,89 117,63 II. Chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/khẩu 14,73 - 14,99 - 15,77 - 101,76 105,20 107,06 2. GTSX/hộ 40,25 - 40,44 - 41,21 - 100,47 103,62 101,90 2.1 GTSX NN/hộ NN 34,96 - 36,86 - 36,85 - 105,43 99,97 105,41 2.2 GTSX phi NN/hộ phi NN 76,19 - 77,93 - 77,81 - 102,28 99,85 102,13 3. GTSX NN/LĐ NN 19,83 - 20,17 - 20,68 - 101,71 102,53 104,27 4. GTSX phi NN/LĐ phi NN 40,63 - 41,74 - 40,86 - 102,73 97,89 100,57

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu nhu cầu tham gia thị trường bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất lúa tôi chọn địa điểm nghiên cứu tại xã Xuân Hòa- huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định vì lý do sau đây:

Cây lúa là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tính Nam Định. Trong những năm qua Nam Định có những chính sách nhằm phát triểm cây lúa, theo đó năng suất và chất lượng lúa ngày càng được nâng cao. Xuân Hòa là một xã có diện tích lúa tương đối lớn của huyện Xuân Trường.

Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, chúng tôi lựa chọn 4xóm trong xã đại diện đó là xóm 5, xóm 9, xóm 16 và xóm 18. Đây là 4 xóm có nhiều hộ trồng lúa nhất. Bêm cạnh đó đây là 4 xóm có nhiều hộ chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nhất trong giai đoạn 2012- 2014.

Trong quá trình thu thập số liệu thứ cấp, ta thấy năm 2014 trên địa bàn toàn xã có 896 hộ làm nông nghiệp. Để lựa chọn số mẫu điều tra, tôi áp dụng theo công thức sau:

N n =

(1+N*e2) Trong đó:

N là tổng thể mẫu

n là số mẫu cần thiết điều tra e là mức ý nghĩ thống kê

N 896

n = = = 64.44

(1+N*e2) (1+ 896*0,12) Tôi tiến hành điều tra 60 hộ.

3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.2.1 Thu thập thông tin a) Thông tin thứ cấp

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến BHNN, BHNN cho cây lúa trong hoạt động trồng trọt của hộ nông dân;

- Các chính sách BHNN và các văn bản pháp quy khác có liên quan; - Các báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về tình hình triển khai thực hiện, đánh giá kết quả triển khai thí điểm BHNN, BHNN cho cây lúa đối với hộ nông dân;

- Báo cáo của phòng thống kê, báo cáo tổng kết kinh tế xã hội hằng năm của xã Xuân Hòa giai đoạn 2012-2014.

- Thu thập các tài liệu qua sách, bái chí, trang web,... có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

b) Thông tin liệu sơ cấp

Căn cứ vào tinh hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra 60 hộ trồng lúa tại xã Xuân Hòa huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định.

Điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, tập trung điều tra nhu cầu, mức sẵn lòng chi trả, các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho sản xuất lúa của các hộ dân trong xã.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi

Phỏng vấn trực tiếp những hộ nông dân bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về thu nhập, số người sẽ tham gia BHNN,... Mặt khác, chúng tôi tập trung điều tra mức sẵn lòng chi trả và nhu cầu tham gia BHNN của các hộ nông dân như sau :

Đầu tiên tôi hỏi người dân có biết đến BHNN không ? đã nghe thấy BHNN theo giá lần nào chưa? có nhu cầu tham gia BHNN không ?

+ Nếu hộ trả lời ‘‘có’’, tiếp tục hỏi với mức giá là bao nhiêu thì hộ sẽ tham gia BHNN ? Nhu cầu tham gia BHNN của hộ ở mức nào ?

+ Nếu trả lời là ‘‘không’’ sẽ hỏi tại sao hộ không có nhu cầu tham gia BHNN ?

Điều tra thống kê số người đã tham gia BHNN, những người có nhu cầu BHNN của xã.

Tiêu chí chọn hộ: để đảm bảo được tính thống kê của số liệu, chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ được chia theo 3 nhóm.

+ Nhóm hộ có quy mô lớn: là những hộ có diện tích trồng lúa trên 1 mẫu. + Nhóm hộ có quy mô vừa: là những hộ có diện tích trồng lúa 5 sào đến 1 mẫu.

+ Nhóm hộ có quy mô nhỏ: là những hộ có diện tích trồng lúa dưới 5 sào. - Phương Pháp chuyên gia tham khảo

Tôi tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy giáo hướng dẫn đề tài và một số thầy cô khác trong bộ môn Kinh tế và tài nguyên môi trường thuộc khoa Kinh tế & PTNT của trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Tham khảo ý kiến của những người am hiểu trong địa phương như cán bộ của xã, cán bộ quản lý địa phương.

3.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế

Thông qua việc thu thập thông tin,tìm hiểu thực tế,thu các số liệu thứ cấp để mô tả điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu thấy được tình hình sản xuát kinh doanh cua các hộ nông dân trong xã. Thồng kê tình hình đất đai, dân số, lao động, giá trị sản xuất,... của các hộ nông dân trong xã. Ngoài ra, còn thống kê được nhu cầu tham gia thị trường BHNN cho cây lúa.

-Phương pháp phân tích so sánh

Phân tích số liệu trong giai đoạn 2012-2014 của xã, so sánh các giai đoạn khác nhau để thấy được tốc độ phát triển trong giai đoạn vừa qua.

Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu chưa xuất hiện thị trương BHNN, vậy nên việc mua BHNN cho cây lúa của các hộ nông dân là không có, dùng phương pháp CVM để tạo ra thị trường BHNN cho cây lúa trên địa bàn xã. Phương pháp CVM giúp tìm hiểu mức sẵn lòng trả của khách hàng (WTP) khi có chính sách BHNN cho cây lúa trên đị bàn xã.

Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người là chủ hộ. Tại những nới mà không có giá của thị trường, chúng ta có thể thành lập, xây dựng một thị trường nhằm tìm ra khoản người tiêu dùng sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc lòng chấp nhận (WTA).

Phương pháp được thực hiện qua 5 bước sau: Bước 1: xác định mục tiêu

Bước 2: Thiết kế câu hỏi

Bươc 3: chọn mẫu và tiến hành khảo sát Bước 4: Phân tích số liệu

Bước 5: Định mức sẵn lòng chi trả

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài

a) Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội của xã Xuân Hòa

- Các chỉ tiêu về đất đai, dân số, thu nhập và lao động của xã qua 3 năm - Các chỉ tiêu về tình hình sản xuất, cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm

b) Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động trồng lúa của hộ nông dân điều tra

- Tuổi chủ hộ - Giới tính chủ hộ - Thu nhập của hộ

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ - Diện tích đất trồng lúa bình quân/ hộ - Mức độ rủi ro gặp phải

3.2.5.3 Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu tham gia BHNN của người trồng lúa

- Tỷ lệ người sẵn lòng mua và không sẵn lòng mua BHNN và các mức sẵn lòng mua BHNN của người dân.

- Tỷ lệ người hiểu biết về chính sách bảo hiểm nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng.

- sẵn lòng chi trả khác nhau từ phiếu điều tra.

- Mức sẵn lòng chi trả bình quân của các hộ khi tham gia bảo hiểm

∑ ∑ = × = k m k k k n n WTP WTP 1 Trong đó: k: Chỉ số các mức WTP; m: là các mức WTP mà hộ sẵn lòng chi trả;

WTP: là mức WTP trung bình của hộ sẵn lòng chi trả;

nk: là số trang trại tương ứng với mức WTPk; WTPk: là mức sẵn lòng chi trả thứ k;

Đối với những hộ trả lời “ không đồng ý sẵn lòng chi trả”, có hoàn cảnh khó khăn không đủ khả năng chi trả, mức sẵn lòng chi trả của họ được giả định bằng 0.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Xuân Hòa

4.1.1 Thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bãn xã

Trong mấy năm gần đây kinh tế của xã Xuân Hòa đã có những bước phát triển đáng kể về cả lĩnh vực sản xuất nông ngiệp và TTCN- DV. Tuuy nhiên, cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong giá trị sản xuất của toàn xã.

Lúa là cây trồng chủ lực của xã Xuân Hòa, tính đến tháng 12 năm 2014 toàn xã có 34,59ha trồng lúa, có thể nói các hộ nông dân trong xã độc canh cây lúa trên diện tích trồng cây hằng năm (hay còn gọi là đất canh tác). Một năm các hộ nông dân trồng 2 vụ lúa, đó là vụ chiêm( từ tháng 1 đến táng 5), vụ thứ 2 là vụ mùa (từ tháng 6 đền tháng 10). Ngoài ra, saukhi thu hoạch lúa mùa các hộ nông dân có thể trồng màu – đay gọi là vụ Đông, nhưng diện tích đất trồng cây vụ đông không đáng kể. Vụ Đông trồng chủ yếu là rau, đỗ tương, ngô, bí xanh các hộ hộ nông dân tranh thủ lúc đất nhàn rỗi để kíêm thêm thu nhập hoặc cũng có thể trồng để phục nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Trên địa bàn toàn xã không có hiện tượng nông dân bỏ không đất như 1 số xã khác trong huyện, nều gia đình không có trồng lúa thì cho hộ khác thuê.Qua 3 năm từ 2012 – 2014, diện tích lúa của xã có xu hướng giảm, năm 201 2 là 342,22 ha, năm 2013 là 230,72 ha và năm 2014 là 324,59 ha. Năng suất lúa trong giai đoạn này cũng không ổn định, năm 2012 năng suất là 122,18 tạ/ha, năm 2013 giảm còn 121.07 tạ/ha, năm 2014 là 123,02 tạ/ha. (Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa,2015)

Nhìn chung, trên địa bàn xã mấy năm trở lại đây diện tích lúa đã giảm mạnh so với giai đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là do đất lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng, có thể chuyển đổi làm đất ở, đất chuyên dùng để làm đường giao thông, sử dụng xây công trình thủy lợi... phù hợp với các tiêu chí xây dựng Nông Thôn Mới. Năng suất lúa không ổn định do có vụ bị rầy nâu giảm

khoảng 50% năng suất lúa, các loại bệnh đạo ôn, khô vằn,... giảm khoảng 15- 25%năng suất, đại dịch “ ốc bươu vàng” cũng ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của người dân. Hơn nữa, do thời tiết hiện nay diễn biến thất thường(lũ lụt, bão,..) cũng ảnh hưởng khá lớn tói năng suất lúa của các hộ nông dân.

(Văn phòng thống kê xã Xuân Hòa,2015)

Bảng 4.1: Tình hình sản xuất lúa 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm

2012 2013 2014

Diện tích(ha) 342,22 330,72 324,59

Năng suất(tạ/ha) 122,18 121,07 123,02

Sản lượng(tấn) 4.181,4 4.004,27 3.993,1

Nguồn: văn phòng thống kê xã Xuân Hòa 2015

4.1.2 Tình hình cơ bản các hộ nông dân điều tra

Để phản ánh tình hình sản xuất lúa của các hộ trong xã, tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân trong 4 xóm là xóm 5, xóm 9, xóm 16 và xóm 18của xã. Các hộ được điều tra với các tiêu chí như: tuổi, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức độ kinh tế của hộ. Từ đó tôi đưa ra bảng tổng hợp về tình hình cơ bản của các hộ trồng lúađiều tra được phản ánh ở bảng 4.2.

Tôi tiến hành điều tra 60 hộ với 3 mức quy mô trồng lúa có : 19 hộ trồng với diện tích nhỏ hơn 5 sào, 25 hộ có quy mô từ 5 sào- 1 mẫu, 16 hộ trồng với diện tích trên 1 mẫu.Về giới tính chủ hộ thì nam giới vẫn chiếm phần lớn:có 26 nữ chiếm 43,33%, 34 nam chiếm tỷ lệ 56,67%.Vì là vùng nông thôn nên tư tưởng nam giới là trụ cột gia đinh vẫn bám sâu trong nhiều hộ gia đình.Điều này thuận lợi với việc triển khai BHNN khi mà nam giới thường là người có suy nghĩ sâu xa, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám thử thách với cái mới.

Một vấn yếu tố quan trọng được đề cập đến là trình độ học vấn của những chủ hộ điều tra,tôi tiến hành điều tra cụ thể như sau: cấp 1 có 4 hộ, cấp 2

có 28 hộ, cấp 3 là 23 hộ, trung cấp 4 hộ, cao đẳng/đại hoc có 1 hộ; theo mức trình độ học vấn thì tỷ lệ lần lượt là : 6,67% cấp 1, cấp 2 là 46,67%, cấp 3 38,33%, trung cấp/ đại học 6,67%.Điều này được lý giải là những năm trước đây điều kiện kinh tế xã hội của xã còn rất khó khăn, việc học tập đến THPT đã là nỗ lực rất lớn với những người ở thể hệ đó, còn với các bậc cao hơn như đại học và sau đại học là một vấn đề ít tai nghĩ tới.

Bảng 4.2 Thông tin cơ bản của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 50 - 58)