Giới tính (người) WTP (ngìn đồng/sào/vụ) WTPtb (nghìn đồng/sào/vụ) 0 35 45 55 65 75 Nam 9 8 9 4 2 2 36,76 Nữ 12 4 7 2 1 0 26,25 Tổng 21 12 16 6 3 2 30,25
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra 2015
Khi được hỏi về mức sẵn lòng chi trả BH (WTP), nữ giới đưa ra mức WTP cho hộ gia đình thấp hơn nam giới. Nam giới đưa ra mức WTP với mức phí bảo hiểm trung bình là 36,76 (nghìn đồng/sào/vụ) thì nữ giới sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm ở mức phí trung bình là 26,25 (nghìn đồng/sào/vụ). Điều này đúng với thực tế thường thấy là nữ giới có xu hướng cẩn trọng và dè dặt hơn nam giới. Nguyên nhân là do phần lớn phụ nữ trong các hộ được phỏng vấn tham gia vào quá trình trồng lúa nhiều hơn những thành viên khác trong gia đình nên có sự hiểu biết về mức thiệt hại do rủi ro gây ra cao hơn. Dù đa số có tâm lý dè dặt nên tỷ lệ đồng ý mua BHNN thấp hơn nam giới nhưng khi đã nhận thức được lợi ích từ chương trình BHNN trong cấy lúa người phụ nữ trong gia đình sẵn sàng trả một mức giá phù hợp để mua BHNN.
4.3.3 Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân
Trình độ học vấn gắn liền với nhận thức của các hộ trồng lúa về rủi ro và sự cần thiết của bảo hiểm trong trồng lúa. Số liệu ở bảng 4.10 cho thấy: Trong 41 hộ được phỏng vấn có trình độ học vấn dưới THPT, có 27 hộ có nhu cầu mua BHNN, chiếm 65,85% số hộ trong nhóm. Có 73,33% hộ tương đương với 11 hộ trong 15 hộ có trình độ THPT có nhu cầu mua BHNN; nhóm hộ có trình độ Trung cấp có 100% số hộ(1/1 hộ) có nhu cầu tham gia BHNN ; có 0% số hộ có nhu cầu tham gia BHNN ở nhóm hộ có trình độ Cao đẳng/ Đại học. Nhóm hộ có trình độ Cao đẳng/ Đại học không có nh cầu tham gia BHNN vì các hộ này không trực tiếp
cấy lúa, họ làm ở cơ quan nhà nước nên thu nhập từ lúa không phải thu nhập chính của họ, hơn nữa họ lại trồng ở mức quy mô nhỏ.
Bảng 4.14 Nhu cầu BHNN của các hộ nông dân theo trình độ học vấn