Bảng 4.3 Các loại rủi ro mà các hộ thường gặp phải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 60 - 70)

<5 5-10 >10 Số hộ điều tra 19 25 16 SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Thiên tai Bão 4 21,05 19 76,00 14 87,50 Ngập úng(lũ lụt) 3 15,79 15 60,00 9 56,25 Nắng hạn 1 5,26 8 32,00 11 68,75 Rét đậm, rét hại 4 21,05 16 64,00 13 81,25 2. Sâu bệnh Rầy nâu 6 31,59 19 76,00 13 81,25 Bạc lá, khô vằn 2 10,53 9 36,00 10 62,50 Đạo ôn 1 5,26 15 60,00 7 43,75 Sâu đục thân 3 15,79 12 48,00 8 50,00 3. Thị trường

Giá đầu vào 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Giá đầu ra 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Đối với rủi ro do thời tiết không thuận lợi: về mặt tổng thể, các hộ có quy mô lớn thường gặp rủi ro nhiều hơn khi có thiên tai xảy ra. Theo mức quy mô <5 sào, từ 5- 10 sào, >10 sào mức độ ảnh hưởng của bão đối với các hộ nông dân điều tra là 21,05%, 76%, 87,5%; lũ lụt là 15,79%, 60%,56,25%; nắng hạn tương ứng là 5,26%, 32%, 68,75%; cuối cùng rét đậm là 21,05% 64%, 81,25%.Theo bảng 4.3 ta thấy bão và rét đậm, rét hại là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trong sản xuất lúa với cả 3 mức quy mô. Nguyên nhân chủ yếu là do lúa vụ chiêm cấy vào tháng 1 âm trong khi tháng 1 là tháng lạnh nhất của năm dẫn tói việc lúa chết là điều hiển nhiên, mặt khác lúc thu hoạch lúa chiêm cũng là lúc bắt đầu vào đầu mùa bão hơn nữa hiện nay có những năm tới tháng 10 vẫn còn có bão, nếu gặp các loại thiên tai trên thì năng suất lúa chắc chắn là sẽ bị giảm đi. Còn rủi ro do sâu bệnh hại: các rủi ro gặp phải chủ yếu là rầy xanh, rầy nâu, nấm. Trong số các hộ điều tra, tỷ lệ hộ chịu rủi ro về sâu bệnh hại của các hộ có quy mô nhỏthấp nhất, đối với dịch rầy nâu quy mô nhỏ có 31,25% hộ bị ảnh hưởng còn đối với quy mô lơn là 81,25% các hộ điều tra bị ảnh hưởng. Các hộ thuộc nhóm quy mô lớn thì tỷ lệ rủi ro về sâu bệnh hại cao hơn do diện tích canh tác lớn khiến việc phát hiện bệnh bị chậm trễ dẫn đến lây lan thành diện rộng, khó khắc phục.

Rủi ro liên quan tới thị trường: rủi ro thường gặp là rủi ro thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Đối với thị trường đầu ra, khi phỏng vấn các hộ dân đa phần mọi người đều trả lời là giá thóc mấy năm trở lại đây không có sự chênh lệch nhiều. Nếu bán ngay đầu mùa thì có thể nói là không thay đổi, nhưng nếu để dự trữ và bán vào thời gian sau giá thóc có thể lên hoặc xuống nhưng mà không đáng kể, có giai đoạn tăng cũng có lúc giảm nhưng nhìn chung chênh lệch lớn nhất cũng chỉ 5%- 6% so với lúc vừa thu hoạch. Ngoài rủi ro do đầu ra còn gặp phải rủi ro do giá đầu vào như giá phân bón, thuốc BVTV... lên xuống thất thường, tuy nhiên cũng không ảnh hưởng quá nhiều do các hộ dân ở đây bón phân và phun thuốc BVTV tùy theo điều kiện kinh tế gia

đình. Ở mức quy mô càng lớn thì càng ít bị ảnh hưởng bởi giá đầu vào, chủ yếu các hộ nông dân có quy mô lớn thường mua được giá với mức ưu đãi hơn.

Rủi ro trong việc sản xuất lúa nhiều là thế, vậy các hộ nông dân khắc phục bằng cách nào? Khi được hỏi về cách khắc phục rủi ro, các hộ nông dân đã đưa ra những cách khắc phục của mình, đa phần dựa vào kinh nghiệm trồng lúa của chính họ. Đối với nhóm rủi ro về mặt thiên tai, khi được hỏi về cách khắc phục các hộ nông dân đưa ra 1 số cách sau: có hộ khắc phục bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có hộ lại cho thuê đất, có hộ thì lại chấp nhận rủi ro. Đối với nhóm dich bệnh phần lớn các hộ khắc phục bằng cách phun thuốc BVTV nhưng vẫn có hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay chấp nhận rủi ro. Nhóm rủi ro thị trường đa phần là các hộ chấp nhận rủi ro, nhưng 1 số hộ lại thay phân bón có giá rẻ hơn, đây cũng là điều dễ hiểu ví nó làm chi phí giảm đi.

4.2. Nhu cầu tham gia BHNN cho cây lúa của hộ nông dân xã Xuân Hòa

4.2.1 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp của xã Xuân Hòa

Mặc dù, Nam Định là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm chương trình “ bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa”, thế nhưng trên địa bàn huyện Xuân Trường nói chung và xã Xuân Hòa nói riêng chưa có thị trường BHNN cho cây lúa. Xuân Trường không phải là huyện được tỉnh chọn làm huyện thí điểm BHNN cho cây lúa. Khi được hỏi về việc hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương khi có thiên tai xảy ra 100% các hộ nông dân đều trả lời là “có được hỗ trợ, nhưng ở mức thấp, và hỗ trợ bằng tiền mặt”.

Để hỗ trợ các hộ nông dân khi gặp rủi ro, chính quyền xã đã lập ra một loại quỹ có tên là quỹ ngân sách dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, ngân sách của quỹ còn quá nhỏ, nó được trích lại một phần từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xã hằng năm. Số tiền đó chủ yếu được dùng để hộ trợ các hộ nồng dân khi

gặp rủi ro, quỹ này do các cơ quan chức năng tự đề ra.

4.2.2 Khảo sát nhu cầu tham gia BHNN cho cây lúa của các hộ nông dân

Bảo hiểm nông nghiệp là một loại bảo hiểm khác biệt so với các loại bảo hiểm thông thường do đối tượng được bảo hiểm ở đây là cây trồng, vật nuôi trong quá trình sản xuất của người nông dân. Hàng năm, các hộ đều gặp rủi ro từ thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng tới sản lượng và thu nhập từ lúa. Có thể thấy đây là thị trường bảo hiểm nông nghiệp tiềm năng, tuy nhiên khi được hỏi, cụm từ “bảo hiểm nông nghiệp” vẫn rất mới lạ đối với người dân. Mặc dù BHNN cho cây lúa đã được triển khai thí điểm tại địa bàn tỉnh Nam Định 3 năm nhưng khi được hỏi về BHNN vẫn còn 35/60 hộ nông dân không biết đến, chiếm hơn một nửa(58,33%) số hộ được phỏng vấn.Trong số 25 hộ biết đến BHNN thì chỉ có 28%(7 hộ) là tìm hiểu sâu về chương trình còn 72%(18 hộ) chỉ nghe nói qua về chương trình BHNN. Nguyên nhân chủ yếu là do BHNN chưa xuất hiện trên địa bàn xã, hộ trồng lúa chỉ biết đến BHNN khi theo dõi các chương trình khuyến nông trên đài, tivi hoặc nghe từ những người, thân quen. Vì vậy, họ rất bị động và thiếu niềm tin trong việc tham gia BHNN cho cây lúa.

Dưới đây là bảng tổng hợp của chúng tôi về ý kiến của hộ cấy lúa đối với nhu cầu tham gia BHNN cho cây lúa:

Bảng 4.4 Kết quả ý kiến của người sản xuất lúa về nhu cầu tham gia BHNN Chỉ tiêu Hộ SL(hộ) CC(%) 1. Số hộ 60 100,00 2. Mức độ hiểu biết Không biết 35 58,33 Nghe nói 18 30,00 Tìm hiểu sâu 7 11,67 3. Mức độ cần thiết Cần thiết 11 18,33 Bình thường 26 43,33 Không cần thiết 15 25,00 ý kiến khác 5 8,33

4. Nhu cầu tham gia

Không 21 35,00

Có 39 65,00

+ Bảo hiểm năng suất 39 65,00

+ Bảo hiểm giá 0 0,00

+ cả 2 0 0,00

Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra 2015

Với 60 hộ được hỏi thì có 18,33% số hộ cho rằng bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết, 43,33% số hộ cho bảo hiểm nông nghiệp là bình thường , 25,00% số hộ đánh giá là không cần thiết và 8,33% hộ đưa ra ý kiến khác. Những hộ gia đình cho bảo hiểm nông nghiệp là bình thường và không cần thiết một phần là do mức độ hiểu biết, một phần do những hộ này có quy mô sản xuất nhỏ nên thu nhập từ cây lúa không quá quan trọng, chủ yếu họ cấy

lúa với mục đích tiêu dùng hằng ngày.

Mặc dù quá nửa số hộ dân phỏng vấn không biết đến chương trình BHNN nhưng khi được hỏi về nhu cầu tham gia BHNN lại có tới 65%(39 hộ) số hộ có nhu cầu sử dụng BHNN, chỉ có 35% số hộ không mua BHNN. Những người không sử dụng BHNN chủ yếu là không biết đến tác dụng của BHNN hay cấy lúa để gia đình ăn nên không quan tâm và cũng có người muốn tham gia nhưng lại không đủ khả năng chi trả. Như vậy, đa số ngưới dân trong xã dẫ nhận thức được sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp dù họ chưa từng tìm hiểu và nắm rõ thông tin về loại hình dịch vụ này mà chỉ biết thông qua những thất thường của thời tiết và sâu bệnh gây nên thiệt hại tới sản lượng lúa mỗi năm mà nhận ra tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp. Điều những hộ dân này quan tâm là liệu có giải pháp nào nhằm giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất khi có rủi ro xảy ra và họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền thích hợp để có được điều đó.

Tiến hành điều tra, tôi đưa ra hai hình thức bảo hiểm là bảo hiểm giá và bảo hiểm năng suất với 5 mức giá tương ứng với các mức đền bù thiệt hại khác nhau.

Đối với bảo hiểm năng suất: mức cao nhất là 75 (nghìn đồng/sào/vụ) tỷ lệ đền bù thiệt hại tương ứng là 100%, mức giá thấp nhất là 35 (nghìn đồng/sào/năm) ứng với mức đền bù là 10%, các mức 45 (nghìn đồng/sào/năm), 55 (nghìn đồng/sào/năm), 65 (nghìn đồng/sào/năm) có mức đền bù thiệt hại lần lượt là 30%, 50%, 70%.

Đối với bảo hiểm giá lúa: chúng tôi cũng đưa ra 5 mức giá khác nhau với các mức đền bù tương ứng là giá giảm 10%, 20%, 30%. Mức giá của bảo hiểm giá được xác định bằng công thức sau:

Mức giá BH = Giá lúa tại thời điểm điều tra × mức giá giảm × 10% Mức giá giảm ở đây được hiểu là % mức giá bị giảm xuống. Ví dụ hộ mua ở mức giá giảm 30% mà giá lúa của hộ là 10.000đ/kg thì mức giá bảo

hiểm của hộ phải phải trả là 300đ/kg, khi rủi ro do giá giảm xảy ra thì hộ sẽ được đền bù 100% mức giá bị giảm xuống là 3000đ/kg. Nếu tại thời điểm hộ mua bảo hiểm với mức giá giảm 30% mà thực tế giá thóc chỉ giảm 20% hoặc 10% thì hộ vẫn được đền bù với mức giá giảm 30%. Còn nếu hộ mua với mức giá giảm 10% mà thực tế giá thóc lại giảm 20% thì hộ chỉ được đền bù ở mức giá giảm 10%.

Tiến hành điều tra với hai loại hình BHNN giá và năng suất, nhưng các hộ chỉ có nhu cầu sử dụng BH năng suất. Lý do các hộ đưa ra là giá thóc mấy năm trở lại gần như không có sự thay đổi, nếu tính giá thóc ngay lúc mới thu hoạch trong vòng 3 năm trở lại đây giá không thay đổi, có một số hộ để lại dữ trữ giá thóc có thay đổi nhưng giá không đáng kể. BH về năng suất thì lại ngược lại, các hộ dân rất phấn khới khi nói đến loại hình này, nó rất là phù hợp tại địa bàn xã. Lý do bởi từ trước đến nay các hộ dân rất hay gặp phải thiên tai và dịch bệnh khi trồng lúa, có những nhà bị thiệt hại nặng nhưng vẫn phải chấp nhận không biết phải làm thến nào cả.

Hộp 4.1. BHNS phù hợp hơn BHG

Hiện nay, thiên tai dịch bệnh như bão,rét đậm rét hại,dịch rầy nâu làm cho sản lượng lúa giảm rất lớn. bão, lũ rất khó khắc phục mà có khắc phục cũng không được đáng bao nhiêu, sâu bệnh hại lúa thì nhiều,có nhà phun thuốc sâu nhưng vẫn mất trắng, chỉ hạn chế được phần nào thôi. BHNS nếu được triển khai tại địa phương rất phù hợp. Mấy năm nay giá thóc lên xuống không đáng kể, BHG nếu triển khai sẽ không có ai mua đâu.”

Bà Nguyễn Thị Nhung – Xóm 5 xã Xuân Hòa- huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định

Như vậy, mức phí bảo hiểmđưa ra tương ứng với mức đền bù thiệt hại, sau khi điều tra chúng tôi thu được kết quả có 39 hộ có nhu cầu tham gia BHNN năng suất chiếm 65% số hộ được hỏi, không có hộ nào tham gia BHNN giá.

Mức bồi thường (%) Mức đóng (1000đ/sào/vụ ) Hộ SL (hộ) CC (%) 0 0 21 35,00 10 35 12 20,00 30 45 16 26,67 50 55 6 10,00 70 65 3 5,00 100 75 2 3,33 Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

Tổng hợp phiếu điều tra, chúng tôi xác định được mức sẵn lòng trả trung bình (WTPtrung bình) của các hộ nông dân như sau:

21*0 + 12*35 + 16*45 + 6*55 + 3*65+ 2*75

WTPtrung bình= = 30,25(nghìn đồng/sào/vụ). 60

Từ đây chúng tôi xác định tổng mức quỹ bảo hiểm toàn xã . Tính đến thời điểm điều tra toàn xã có tất cả 1196hộ trồng lúa. Như vậy, tổng quỹ bảo hiểm thu được trong một vụ nếu triển khai thành công chính sách bảo hiểm nông nghiệp trên toàn xã là:

∑ WTP = WTPtrung bình * 1.196 = 36.179 (triệu đồng/sào/vụ)

Như vậy, với mức WTPtrung bình là 30,25(nghìn đồng/sào/vụ), nếu chính sách bảo hiểm nông nghiệp được triển khai thành công trên toàn huyện thì mỗi năm sẽ thu được hơn 36 triệu đồng. Với nguồn quỹ bảo hiểm này, hàng năm xã sẽ có nguồn ngân sách ổn định hỗ trợ các hộ dân giảm thiệt hại trong quá trình trồng chè của họ. Tuy nhiên trên thực tế, việc thu được nguồn quỹ hơn 36 triệu đồng này không phải dễ dàng do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: sự biến động của thị trường đầu vào, có khi giá cả của các loại phân bón, giống, thuốc BVTV, có những thời điểm tăng mạnh, nếu phải

bỏ ra 1 khoản tiền mua bảo hiểm thì bảo hiểm sẽ trở thành gánh nặng của người trồng lúa.

Thứ hai: do sự hiểu biết của người trồng lúa về bảo hiểm nông nghiệp còn rất hạn chế,người nông dân chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của bảo hiểm trong sản xuất nên việc họ bỏ ra một khoản tiền mua bảo hiểm là điều không hề dễ dàng. Mặt khác, với tập quán sản xuất truyền thống, người nông dân ngay lập tức khó chấp nhận hình thức đề phòng rủi ro mới như mua bảo hiểm.

Thứ ba: việc trồng lúa chưa hợp lý, không đúng trình kĩ thuật trong quá trình sản xuất rất dễ dẫn đến xảy ra rủi ro, rất khó xác định căn cứ, nguyên nhân để tiến hành bổi thường.

Nhìn chung, bảo hiểm năng suất đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người trồng lúa trên địa bàn xã, giải quyết khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình sản xuất lúa khi xảy ra thiên tai dịch bệnh là giảm năng suất.

4.2.3 Nhu cầu về thời gian mua bảo hiểm nông nghiệp

Thời gian mua BHNN cũng là một vấn đề mà các hộ nông dân quan tâm rất lớn, kinh tế của các hộ dân khác nhau nên có nhu cầu khác nhau, chi tiết thế hiện như sau:

Bảng 4.6: Nhu cầu của hộ về thời gian mua BHNN

Chỉ tiêu Hộ SL(hộ) CC (%) 1 vụ 21 53,84 1 năm 14 35,90 Khác 4 10,26 Tổng 39 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

Trong tổng số 39 hộ đồng ý tham gia BHNN thì có tới 21 hộ có nhu cầu mua BH ở mức từng vụ một chiếm 53,84%, có 14 hộ có nhu cầu tham gia

theo năm chiếm 35,9%, còn lại 10,26% hộ có ý kiến khác. Tại sao nhu cầu tham gia BHNN theo vụ lại cao hơn? Lý do đó chính là vì khi tham gia BH theo vụ các hộ nông dân bỏ ra một khoản chi phí ban đầu nhỏ hơn. Những hộ tham gia theo vụ chủ yều là hộ có quy mô lớn, nếu mua theo năm thì chi phí mà các hộ nông dân phải bỏ ra là rất lớn, vậy nên đa phần những hộ mua theo năm là những hộ có quy mô vừa và nhỏ. Kinh tế của các hộ chủ yếu phụ thuộc vào việc trồng lúa, một năm có 2 vụ lúa, khi thu hoạch lúa các hộ nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các hộ nông dân xã xuân hòa huyện xuân trường tỉnh nam định (Trang 60 - 70)