6- Đóng góp của luận văn
3.2.3- Giọng cảm thương, ngậm ngùi
Đọc thơ đi sứ nói chung và thơ Đoàn Nguyễn Tuấn nói riêng ta thường được các nhà thơ dẫn đi thăm những di tích lịch sử, những đình chùa miếu mạo nơi thờ cúng các bậc tiền nhân hay có khi chỉ là những nơi còn lưu lại chút dấu tích của người xưa. Và khi đứng trước những nơi còn phảng phất
bóng dáng “người muôn năm cũ”, lòng thi nhân sao tránh khỏi ngậm ngùi. Như khi đứng trước mộ Tống Trân:
Kiến thuyết trạng nguyên danh, Bách thế ngô nhân khẩu.
Kiến thuyết trạng nguyên phần, Nhất khâu giang bạn thảo.
(Thấy nói danh tiếng trạng nguyên, Miệng dân ta trăm đời truyền tụng… Thấy nói nấm mồ trạng nguyên, Cỏ xanh trên cái gò bên sông!)
(Quá Tống Trân mộ - Qua mộ Tống Trân)
Hay khi qua sông Tương Đàm, mấy ai không chạnh nhớ Tam Lư đại phu:
Lan bội cao nhân cô phẫn địa, Tinh sà hải khách viễn du thì, Cửu nhân giai Sở ô hồ thích, Thiên cổ liên quân cánh hữu thùy. Thiên ký giả tài vô dụng vấn, Thân ưng dữ thế liễu tương vi.
Sắt sắt thu phọng mãn ngạn phi.
(Xưa đây là nơi nhà thơ đeo lan cô đơn phẫn uất, Ngay lại gặp lúc khách biển cưỡi bè sao đi chơi xa. Chín châu đều như Sở, nào biết đi đâu!
Ngàn xưa thương tiếc ông, còn có ai đó? Trời cho tài giỏi, chẳng cần hỏi làm chi? Thân hiến cho đời, đã dứt mọi điều trái ý. Rượu nhạt một chén tế ông trên sông Tương, Làn gió thu đưa hiu hắt đầy bờ.)
(Quá Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu - Qua Tương Đàm viếng quan Tam Lư đại phu)
Là một người có tâm hồn đa cảm thì một lần trở lại thăm cảnh cũ cũng khiến thi nhân bùi ngùi:
Trùng lai điếu cựu cảnh, Hồi thủ tam thập niên… Nhân vật tận linh lạc,
Sơn hà đa biến thiên…
(Lần thứ hai tới thăm cảnh cũ,
Ngoảnh đầu lại đã ba mươi năm rồi. Người, vật thảy đều rơi rụng,
Non nước cũng đổi thay nhiều!)
(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm - Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)
Thậm chí có lúc có được những phút giây rảnh rỗi dạo chơi đây đó, lên cao ngắm mây trời, cảm giác ngậm ngùi vẫn xâm chiếm tâm hồn nhà thơ khi nghĩ về cuộc đời, về “nỗi cổ kim”:
Nhật mộ thừa cao thư viễn diếu, Vô cùng kim cổ nhất đê đầu.
(Chiều hôm lên cao thư thả nhìn ra xa, Cảm nỗi cổ kim man mác, lặng lẽ cúi đầu.)
(Quế Hoa tự hoài cổ - Thăm chùa Quế Hoa, nhớ xưa)
Giọng điệu cảm thương, ngậm ngùi còn còn xuất hiện khi nhà thơ nghĩ về chính mình, về một tình cảnh đau lòng mà mình vướng phải:
Cảm niệm Lục Nga thiên, Thương hoài tần tảo tịch. Lão mẫu khấp không sàng, Thê nhi hào tố tịch.
Đệ muội dữ thân cố, Lân lý đồng ai thích. Hà đương bất tỉnh thân, Độc tác tha hương khách. Đối nhân cưỡng ngôn ngữ, Đê, thủ lệ ám trích.
Hữu, sinh phụ cù lao, Phụ hề tối niệm nhi,
Thiên biên thùy giám cách.
(Cảm nghĩ thơ Lục Nga, Bùi ngùi nhớ chiều cúng giỗ
Mẹ già sụt sùi cạnh giường không. Vợ con gào khóc bên chiếu vắng.
Em trai, em gái cùng các thân bằng, cố hữu, Thêm cả làng xóm, ai cũng xót thương! Sao ta không biết xét lại mình,
Đơn chiếc làm khách quê người? Trước mặt người gượng trò chuyện, Cúi đầu lệ nhỏ thầm.
Từ lúc sinh ra đã phụ công ơn nuôi nấng, Tới ngày cúng giỗ, buồn nỗi cách biệt xa xôi. Cha hỡi, nên thấu nỗi tình con,
Xin chứng lòng thành cho đứa con ở chân trời này!)
(Tiên khảo húy nhật cảm tác - Cảm xúc nhân ngày giỗ cha)
Tóm lại, có thể nói, bị chi phối bởi tư duy nghệ thuật trung đại, chủ thể trữ tình trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn vẫn chưa được xuất hiện trực tiếp và do đó chưa xuất hiện giọng điệu thơ ca với đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những cố gắng của tác giả trong việc tạo ra nét riêng cho thơ mình. Bởi thế, dù chưa thể đậm nét như thơ ca hiện đại nhưng đọc thơ ông người đọc ít nhiều đã thấy xuất hiện giọng điệu nhà thơ.