6- Đóng góp của luận văn
3.3- Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật khác với thời gian vật chất vận hành theo quy luật đi tới, mang tính khách quan. Thời gian nghệ thuật luôn mang tính chủ quan của người sáng tác. Điều đó đem lại sự tự do cho tác phẩm nghệ thuật, nó không phải tuân theo quy luật vận động một chiều của thời gian tự nhiên, nó có đời sống riêng của nó, quy luật riêng của nó. Quy luật đó do đặc điểm tính cách, tâm lí, tư tưởng của tác giả chi phối. Theo Trần Đình Sử “Thời gian nghệ thuật là một hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật.”
Trong tập thơ “Hải Ông thi tập”, thời gian cũng được vận hành theo cách cảm, cách nghĩ của tác giả, góp phần khắc họa thế giới tinh thần của ông. Thơ Đoàn Nguyễn Tuấn chủ yếu nói về hiện tại và tập thơ của ông có thể xem là bức kí họa thời đại ông sống ở một góc nhìn nào đó. Trong bức kí họa đó chúng ta thấy gam màu sáng chiếm tỉ lệ lớn hơn gam màu tối. Điều này khiến ông gần như trái ngược với người bạn Nguyễn Du của mình: “Nguyễn Du thường nói đến hiện tại – một hiện thực quá lớn, quá rộng chứa tất thảy những biến thiên, vận động không phải đi lên mà là đi xuống, đang phủ chụp mọi kiếp đời đau khổ.” (Lê Thu Yến, Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, 1999). Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn không phải không có những mảng màu tối, đôi lúc ta cũng bắt gặp “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” như trong bài “Hồ phụ hành” (Bài ca về vợ người Hồ) hay trong bài “Đồ ngộ đảm nhi tầm phu gia” (Trên đường gặp chị gánh con đi tìm chồng) nhưng cảm hứng chủ đạo của tác giả về hiện thực đất nước là lạc quan, tin tưởng.
Tuy nhiên, đó chỉ là đối với bức kí họa thời đại, còn đối với bức kí họa bản thân mình thì hoàn toàn ngược lại: gam màu tối nhiều hơn gam màu sáng hay nói chính xác là gam màu tối gần như chiếm trọn. Tác giả là người rất có ý thức phản tỉnh, luôn nhìn lại mình, thậm chí còn tự cười mình. Và khi nhìn vào bản thân của hiện tại, trong ông chỉ có sự bất lực, vô vọng và buồn nản.
Chỉ khi nghĩ về mình của quá khứ, của những ngày thơ trẻ trong ông mới thoáng thấy niềm vui:
Nghiêm quân du hoạn nhật, Thử địa thí tuần tuyên. Trị hậu ỷ thạch sơn, Trị tiền lâm đại xuyên. Hoạn nhàn, sự diệc tỉnh,
Sơn thủy đa bàn tuyền. Ngã thì tại mao thiều. Huề hồ phủng thi tiên.
(Lúc cha ta ra làm quan,
Thử tuyên truyền giáo hóa nơi đây. Sau công đường dựa vào núi đá, Trước công đường trông ra sông cái. Quan nhàn, việc cũng ít,
Nhiều khi dạo quanh sông núi. Khi ấy, ta còn để trái đào,
Mang bầu rượu, cắp túi thơ theo hầu.)
(Vọng Triều Khẩu cựu trị hữu cảm - Cảm nghĩ khi trông công đường cũ ở làng Triều Khẩu)
Quá khứ là chỗ trú ngụ bình an cho tâm hồn ông nhưng dù sao cũng chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời vì như trên đã nói thời gian trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn chủ yếu là thời gian hiện tại, quá khứ chỉ là thoáng qua, là chợt nhớ, chợt hồi tưởng lại mà thôi.
Tương lai cũng ít được nói đến trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn nhưng không đến mức như Nguyễn Du: “Toàn bộ 250 bài thơ chỉ có hai lần đề cập tới tương lai mà lại là một tương lai gần, tương lai cá nhân chứ không là tương lai chung, có tác dụng an ủi, khuyên nhủ bạn, chưa phải là ý khẳng định.” (Lê Thu Yến, Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, 1999). Khi nghĩ về tương lai của đất nước, Đoàn Nguyễn Tuấn tỏ ra lạc quan và tràn đầy hi vọng:
Như thử giang sơn, như thử điện, Đỉnh chung khoa giáp cái vô cùng…
Đỉnh chung, khoa giáp hẳn sẽ khôn cùng.)
(Đạo quá Hồng Lĩnh ký kiến - Ghi cảnh trên đường đi qua núi Hồng Lĩnh) Nhưng còn về cá nhân thì ngoài những lời ước hẹn gặp gỡ bạn bè ra ông hầu như cũng không đề cập đến tương lai của chính mình.
Về thời khắc trong ngày cũng có có sự phân chia buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Những bài thơ viết về đất nước, về chiến công thường ngập trong nắng sớm tinh khôi:
Nhật lãng vọng đài lai hải sắc; Xuân hồi giao dã động sơn thanh.
(Trời rạng vọng đài thấy màu biển tới gần; Xuân về đồng nội vang tiếng núi rừng.)
(Trọng đông, nhị thập thất nhật tảo thần khắc thành, hỉ tác - Sáng sớm ngày hai mươi bảy tháng mười một hạ được thành, mừng làm thơ)
Hay:
Ức niên chiêm ngưỡng vô cùng tụng, Bất tức dương quan, bất bạt kỳ.
(Muôn năm chiêm ngưỡng, chúc tụng khôn cùng, Ánh dương không tắt, ngọn cờ còn mãi…)
(Thành kỳ quải húc - Cờ thành treo nắng sớm)
Nhưng khi ông viết những bài thơ mang nỗi niềm tâm sự thì như lẽ thường, hồn thơ thường neo đậu buổi chiều tà:
Vạn hộc hương hoài lãnh tự thu.
Lòng quê muôn hộc lạnh tựa mùa thu.
(An Bình giang vãn thiểu - Chiều tối ngắm cảnh trên sông An Bình)
Hay:
Phảng phất vân biên địch hưởng lai.
(Hương lòng một nén chiều xế trên sông, Văng vẳng bên mây, tiếng sáo vọng về.)
(Thương Ngô tam vịnh - Ba bài thơ vịnh cảnh Thương Ngô) Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn thường xuất hiện hình ảnh mùa xuân khi nói về sự khởi sắc của quê hương đất nước:
Nam kiểu qui lai dĩ độ hồng, Dị tai tư nguyệt hữu tư phong. Xuy tiêu khảm lĩnh băng dung bạch, Khiếu động ly thiên hỏa phiến hồng.
(Chim hồng đã vượt qua cõi Nam, về Bắc rồi. Lạ thay, tháng này sao có gió này?
Thổi tan những tảng băng trắng ở núi Bắc; Nhóm lên những quạt lửa hồng nơi trời Nam.)
(Xuân tiết, nhân Nam phong, ngẫu tác - Tiết xuân, nhân gió Nam, ngẫu tác)
Hay:
Nhật điệu phần hương lục ngự lai, Phong xuy hà luật nhất dương hồi. Chiên đàn đăng hỏa lien vân xí, Liễn đạo tinh kỳ tế dã khai.
(Nắng chiếu trên làng quê, xe sáu ngựa vừa ngự tới, Gió thổi trong ống luật, một khí dương đã trở về. Đèn đuốc trên đàn tế trời rực sáng tận tầng mây; Cờ quạt bên đường xe vua rợp bóng cả cánh đồng.)
(Giao đàn tùng hạnh tại Đồ Bàn thành ngoại - Theo vua đến dự lễ tế Nam Giao tại ngoại thành Đồ Bàn)
Hay:
Thời bình, biển dã ế tang ma, Nhất ấp sinh nhai mãn địa hoa. Bát mẫu địa phì đa noãn thổ, Quần phương xuân cập thổ kỳ ba.
(Thời buổi thanh bình, khắp đồng rợp bóng dâu gai, Nguồn sống cả làng, đó là hoa đầy mặt đất.
Tám mẫu ruộng màu, nhiều chỗ đất thuần; Muôn hoa xuân tới đều trổ bông lạ.
(Võng Thị hoa điền - Ruộng hoa làng Võng Thị)
Nhưng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn là mùa thu. “Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở nhưng là mới bắt đầu, ở thế đang lên của sự hưng vượng, chưa dừng lại, kết thúc quá trình. Nó là cái dương chưa trưởng thành đầy đủ. Mùa thu là mùa cây cỏ hoa lá úa vàng, con người buồn, sinh vật ít hoạt động, nhưng cũng đang còn tăng tiến của tính chất này, chưa phải là đỉnh cao của sự tàn lụi. Nó là cái âm chưa trưởng thành đầy đủ.” (Đoàn Thị Thu Vân, Thơ thiền Việt Nam thời Lý Trần – Khảo sát từ góc độ nghệ thuật”, chuyên đề Cao học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Quả vậy, nếu như xuân là quá trình khởi động sự sống thì thu là quá trình sự sống lụi tàn dần. Không phải là sự lụi tàn mà chính là quá trình, là sự chuyển biến từ hạ – cực dương sang đông – cực âm mới là lí do khiến cho mùa thu xưa nay vẫn mang trong hồn mình nỗi buồn thê thiết khó tả. Nỗi buồn ấy của thu cứ thấm vào cảnh khiến cho cảnh vật nào trong không gian mùa thu cũng nhuộm sầu. Tiếng chày đập vải vang trong đêm thu dường như lạnh lùng hơn:
Cảnh cảnh tinh hà chiếu lục nhai, Cô khâm bất mị lập không giai,
Hàn châm hà xứ đinh đông hưởng, Đảo toái du nhân vạn lý hoài.
(Vằng vặc sông Ngân soi khắp sáu phố phường,
Lòng hiu quạnh không ngủ được, đứng trên thềm vắng. Tiếng chày đập vải lạnh lùng từ đâu vẳng tới,
Đập nát lòng kẻ đi xa ở ngoài muôn dặm. (Thu châm – Tiếng đập vải đêm thu) Tiếng dế trong đêm thu dường như sầu bi hơn:
Tuyệt tái thanh thu, dạ lậu trường, Trì đường bi suất gián hàn tương! Vi trùng diệc giải chinh nhân tứ Liêu dẫn u hoài đáo cố hương.
(Giữa trời thu trong trẻo chốn ải xa, giọt đồng lê thê… Bên bờ ao tiếng dế sầu bi xen với tiếng ve lạnh lẽo, Loài côn trùng bé nhỏ cũng hiểu lòng kẻ đi xa, Gợi mối u hoài chuyển đưa về tới quê nhà.) (Thu suất – Dế thu)
Tiếng sáo vốn dễ gợi buồn, tiếng sáo thu càng da diết như vang hoài không dứt:
Xa mã đồ trung tận nhật lôi,
Kỷ thanh viễn dịch nguyệt biên lai. Cơ nhân sầu cực mông đầu ngoạ Nhĩ bạn vô đoan sác sác thôi.
(Trên đường xe ngựa suốt ngày như sấm, Mấy tiếng sáo xa vọng tự mé trăng. Lữ khách buồn thiu, nằm trùm kín đầu, Vô cớ bên tai, cứ giục giã hoài.)
(Thu địch – Sáo thu)
Là một người nhạy cảm, nhà thơ cảm nhận được cả âm sắc mùa thu:
Thê thê thiết thiết nhập sơ liêm, Thiên địa vô thanh khởi phục tiềm. Bài dẫn u sầu thiên vạn chủng, Hiểu lai bạch phát sổ hành thiêm?
(Thê lương não nuột, lọt vào bức rèm thưa, Trời đất không có tiếng mà lúc bổng lúc trầm.
Lúc thì dẹp yên, lúc thì khêu gợi ngàn vạn mối u sầu, Cứ sáng ra mái tóc bạc lại thêm mấy sợi.)
(Thu thanh – Tiếng thu)
Tiếng thu là tiếng gì của mùa thu? Là tiếng mưa thu, gió thu chăng? Hay là tiếng bước đi của thời gian mà dấu chân còn hiện rõ trên mái tóc người? Như trên đã nói, mùa thu là bước chuyển từ dương sang âm, từ sự sống sang lụi tàn nên thu vẫn được dùng làm thước đo thời gian (để chỉ khoảng thời gian dài, người ta hay dùng từ “ngàn thu”). Đoàn Nguyễn Tuấn lại là người hay đếm thời gian, nhạy cảm với những hưng phế cuộc đời nên thu bao trùm thơ ông cũng là điều dễ hiểu.