6- Đóng góp của luận văn
3.2.1- Giọng tự hào, sảng khoái
Như trên đã nói giọng điệu phụ thuộc vào đối tượng được được nói đến, Khi nói về những chiến công oanh liệt, về sức mạnh của quân đội Tây Sơn, Đoàn Nguyễn Tuấn dường như không giấu được giọng tự hào, sáng khoái:
Nhất cổ anh uy khởi bách linh, Lục sư khí tráng đạp trùng thành. Thần nhân nộ trục lôi đình tiết, Hôn ế phân tuỳ hãng giới thanh.
(Hồi trống oai hùng xốc dậy bách thần, Sáu quân khí mạnh đạp bằng trùng thành. Thần người căm giận phát ra sấm sét; Mây mù sạch lâng cùng với móc sương.)
(Trọng đông, nhị thập thất nhật tảo thần khắc thành, hỉ tác - Sáng sớm ngày hai mươi bảy tháng mười một hạ được thành, mừng làm thơ)
Còn khi nói về cảnh thái bình của đất nước sau cơn binh lửa, giọng điệu tự hào của nhà thơ thường đi liền với những hình ảnh hết sức giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao về sự thay da đổi thịt của quê hương:
Lục già thôn thụ cư tăng mật,
Thanh nhiễu trù miêu địa bất hoang.
(Sắc biếc phủ cây làng, dân thêm đông đúc; Màu xanh vờn lúa ruộng, đất chẳng bỏ hoang.)
(“Kinh quá Nghệ An” – Đi qua Nghệ An)
Hay:
Hoàng lộ thanh di đương nhật sự, Trượng phu vạn lý bất trì binh.
(Ngày nay đường vua yên tĩnh thanh bình,
Trượng phu đi muôn dặm không phải mang binh khí.)
(“Quá Khoa Trường cung ký kiến” - Qua cung Khoa Trường ghi những điều trông thấy…)
Tuy nhiên, giọng điệu tự hào, sảng khoái của nhà thơ thể hiện rõ nhất trong những bài thơ đáp lời đối phương trên mặt trận ngoại giao:
Khách vấn An Nam cảnh nhược hà? An Nam phong cảnh dị Trung Hoa. Vi trần bất động sơn hà oánh; Bát tiết như xuân thảo thụ hoa, Thực thiểu tỳ ma, đa thúc túc; Y khinh mao cách, trọng lăng la. Tuy nhiên đại hữu tương đồng xứ Lễ nghĩa văn chương tự nhất gia.
(Khách hỏi An Nam phong cảnh ra sao? Phong cảnh An Nam khác với Trung Hoa. Mảy bụi không gợn, núi sông trong sáng, Tám tiết đều xuân, cây cỏ tươi hoa. Thức ăn ít độn, ăn nhiều thóc gạo;
Đồ mặc: khinh lông, da; ưa chuộng lượt là. Tuy vậy có chỗ giống nhau rất lớn:
Văn chương lễ nghĩa giống như một nhà! (Đáp vấn - Trả lời câu hỏi)
Đây cũng là giọng điệu chung của thơ bang giao thời kì này. Bởi lẽ như lời của chính Đoàn Nguyễn Tuấn viết ở cuối cuốn Tinh sà kỷ hành của Phan Huy Ích: Tòng lai ngô quốc sứ Hoa vị hữu như thử chi kỳ thả vinh giả!
(Trước giờ, người mình đi sứ Tàu chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang vậy).