Kết quả nghiên cứu về liều lượng Kali bĩn cho lúa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống lúa Bắc thơm 7 và Hương thơm số 6 vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lâm ─ Hà Nội (Trang 27 - 29)

Kali là một trong ba yếu tố quan trọng cần thiết cho cây trồng. Khác với đạm và lân, kali khơng phải là phần tử cơ cấu của các chất sinh trưởng chính nhưng kali cũng rất cần cho quá trình tổng hợp protit, cần thiết khi cây tổng hợp đường thành tinh bột, thơng qua ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà xúc tiến sự hình thành gluxit, hydratcacbon tổng số và sự vận chuyển các chất vào cơ quan dự trữ - Bùi Huy Đáp (1980).

Theo Lê Văn Căn (1964), nếu cứ bĩn đơn thuần đạm thì sau 3 – 4 vụ việc phối hợp bĩn lân và kali sẽ làm tăng năng suất một cách đáng kể. Cũng theo tác giả khi bĩn một lượng đạm là 50 – 60 kg, nhất là các giống lúa mới thì hiện tượng thiếu kali xảy ra chủ yếu là khơ đầu lá và hạt bị lép. Nếu bĩn kali trên nền đạm cao kết hợp kỹ thuật bĩn lĩt và bĩn thúc kali lúc lúa sắp đứng cái sẽ cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở thời kỳ đẻ nhánh và làm địng. Nếu thời kỳ đẻ nhánh thiếu kali thì ảnh hưởng tới năng suất lúa. Tuy nhiên, lúa hút kali nhiều nhất ở thời kỳ làm địng, từ cuối giai đoạn đẻ nhánh tới trỗ, lúa lai hấp thu kali nhiều hơn lúa thuần. Sau khi trỗ bơng lúa thuần giảm dần hút kali trong khi lúa lai vẫn hấp thu kali mạnh. Thiếu kali lá cĩ màu xanh đậm, cây thấp, lúa trỗ sớm hơn, năng suất giảm. Thiếu kali quá trình tổng hợp protein bị trở ngại, đạm amin và đạm hịa tan trong cây tăng lên, sức chống chịu trong cây bị giảm – Phùng Thị Láng (1960).

Bùi Đình Dinh (1985), cho biết: tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh trưởng tùy thuộc vào giống lúa, giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh là 20 – 21,9%; từ phân hĩa địng đến trỗ là 51,8 – 61,9%; từ vào chắc đến chín là 16,9 – 27,7%.

Theo Vũ Hữu Yêm (1995), cây lúa cần kali trong suốt thời kỳ sinh trưởng và cần nhiều hơn các yếu tố dinh dưỡng khác: gấp 1,5 lần so với đạm, gấp 3,5 lần so với lân. Thời gian lúa hút kali kéo dài hơn lúa hút đạm và lân, lúa hút kali đến cuối thời kỳ sinh trưởng.

Mặc dù cĩ những ý kiến khác nhau về lượng hút kali của lúa ở từng thời kỳ sinh trưởng nhưng trên thực tế sản xuất thì tác hại của việc bĩn thừa kali chưa được nghiên cứu sâu mà chỉ thấy tác hại của việc bĩn thiếu kali.

Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa năng suất lúa với lượng kali bĩn của Võ Minh Kha cho thấy: hiệu lực của kali cịn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất phù sa Sơng Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường khơng rõ; năng suất từ 2,5 – 4,5 tấn/ha bĩn 20 – 30 kg K2O cĩ hiệu lực rõ; năng suất lớn hơn 4,5 tấn/ha nhất thiết phải bĩn kali. Trong vụ Xuân ở miền Bắc, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u nên hiệu lực sử dụng phân kali cao hơn, cho nên cần bĩn kali nhiều ở vụ này.

Một nghiên cứu khác của Võ Minh Kha, trên ruộng lúa năng suất 8 tấn/ha số lượng kali lấy đi trong hạt thĩc khoảng 40 – 50 kg K2O. Nếu vùi trả lại rơm rạ và bĩn 10 tấn phân chuồng thì sự thâm hụt về kali khơng lớn, vì vậy nước tưới cĩ thể là nguồn kali chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40ppm cĩ thể đáp ứng nhu cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha.

Trên thực tế sản xuất đã cĩ nhiều khuyến cáo về mức bĩn phân kali cho lúa. Ở Việt Nam liều lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở đồng bằng sơng Hồng cịn chưa được thống nhất, thường dao động từ 60 – 120 kg K2O/ha đối với lúa thường, 90 – 120 kg K2O/ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bĩn và lượng phân

chuồng sử dụng – Nguyễn Văn Luật, 1998; Nguyễn Văn Bộ, 2003; Võ Minh Kha, 1996.

Theo Trần Phúc Sơn (1995), lượng kali lúa ngắn ngày hút để tạo ra 1 tấn thĩc trên đất phù sa sơng Hồng là 14,2 – 21,8 kg K2O/ha, cịn theo Phạm Tiến Hồng, 1995 cho rằng là 28,4 – 32,7 kg K2O/ha.

Trên đất phù sa sơng Hồng trong thâm canh lúa ngắn ngày, để đạt được năng suất lúa hơn 5 tấn/ha ở vụ Mùa và trên 6 tấn/ ha ở vụ Xuân, nhất thiết phải bĩn Kali. Để đạt năng suất lúa Xuân 7 tấn/ha, cần bĩn 102 – 135 kg K2O/ha/vụ (với mức 193 kg N/ha, 120 kg P2O5) và năng suất lúa vụ mùa đạt 6 tấn/ha cần bĩn 88 – 107 kg K2O/ha/vụ (với mức 160 kg N/ha/vụ, 88 kg P2O5/ha/vụ). Hiệu suất phân kali cĩ thể đạt 6,2 – 7,2 kg thĩc/ kg K2O (Nguyễn Như Hà, 1999).

Cũng theo Nguyễn Như Hà (1999): lượng phân kali bĩn cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bĩn trong thâm canh lúa trung bình là 30 – 90 kg K2O/ha và mức bĩn trong thâm canh lúa cao là 100 – 150 kg K2O/ha, trong đĩ kali của phân chuồng và rơm rạ cĩ hiệu suất khơng kém trong phân hĩa học. Trên đất phù sa sơng Hồng khi đã bĩn 8 – 10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bĩn 30 – 90 kg/ha phân kali khống, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao.

Theo Mai Văn Quyền (2002), cho biết: trên vùng đất xám ở Đức Hịa – Long An, Viện Khoa học Nơng nghiệp miền Nam, 1993, đã thí nghiệm với 2 giống lúa KSB 218 – 9 – 3 và giống 2B cho thấy, ở các cơng thức bĩn từ mức 30 đến 120 kg K2O/ha đều làm cho năng suất lúa cao hơn đối chứng từ 15,8 – 32,4% với giống KSB – 218 và từ 6 – 18,7% đối với giống 2B.

Một phần của tài liệu khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống lúa Bắc thơm 7 và Hương thơm số 6 vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lâm ─ Hà Nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w