Những xu hướng biến đổi của các giá trị văn hoá truyền

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 130)

trong lễ hội ở Nam Định hiện nay

2.1.1.1. Tính tất yếu của sự biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống

Giá trị văn hoá truyền thống luôn gắn chặt với các điều kiện kinh tế - xã hội đã sinh ra nó. Mỗi khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi căn bản thì tất

80

yếu kéo theo những biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống, mặc dù bản thân các giá trị ấy cũng có sự tác động trở lại đối với thay đổi của chính điều kiện kinh tế - xã hội đã sinh ra nó.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia dân tộc buộc phải mở cửa, hội nhập nếu không muốn tụt hậu hoặc thậm chí bị huỷ diệt. Chính đó lại là điệu kiện và cơ hội để các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc được gặp gỡ, giao thoa, được tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tác động lẫn nhau mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Sự giao lưu, tiếp biến văn hoá, các giá trị văn hóa truyền thống giữa các quốc gia, dân tộc là tất yếu khách quan, hơn nữa còn là sự đòi hỏi, là nhu cầu để hội nhập, hợp tác hiệu quả. Sự biến đổi này trước hết là do sự thay đổi của các yếu tố thuộc phương thức sản xuất, sau là ý thức hệ. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: kinh tế có vai trò quyết định đối với chính trị, văn hoá và xã hội; bản thân văn hoá với tư cách là đời sống tinh thần của xã hội lại luôn chịu sự chi phối bởi hệ ý thức của giai cấp cầm quyền. Kinh tế có thể trực tiếp hoặc thông qua chính trị mà tác động, làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn lịch sử, ứng với sự thay đổi của một hình thái kinh tế - xã hội, một hệ ý thức thống trị sẽ có những thay đổi của giá trị văn hoá truyền thống mặc dù nó đã được hình thành từ lịch sử sâu xa trước đó.

Đối với Việt Nam, cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc, với tiến trình dựng nước và giữ nước, các giá trị văn hoá truyền thống đã được hun đúc, kết tinh làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, các giá trị ấy trong mỗi giai đoạn lịch sử tất yếu đều có những biến đối nhất định. Theo Ngô Đức Thịnh: từ sự chuyển đổi kinh tế - xã hội đến sự biến đổi văn hoá ở Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn cơ bản. “Đầu tiên, đó là giai đoạn chuyển đổi xã hội diễn ra trong khoảng các thế kỷ trước sau công nguyên đến thế kỷ X” mà kết quả là “đã sản sinh ra nền văn hoá, văn minh

81

Đại Việt” [49, tr 195, 196] . Lần chuyển đổi thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đến nay. “Đó là sự chuyển biến từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, văn hoá Việt Nam “từ văn hóa Đại Việt

chuyển sang nền văn hóa Việt Nam hiện đại” [49, tr 16]. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986), thực tiễn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ đã làm cho đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội nước ta đều có những thay đổi theo hướng hiện đại. Nông thôn đang từng bước được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị dần thu hẹp. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã ảnh hưởng đến quá trình lao động, từ đó hình thành nhiều tri thức mới, thúc đẩy quá trình sáng tạo văn hoá ở Việt Nam. Quá trình này đã làm cho nhiều giá trị văn hoá truyền thống thay đổi theo hướng hiện đại. Các sản phẩm văn hoá nước ngoài du nhập vào nước ta ngày càng nhiều, mang theo những trào lưu văn hoá khác nhau, có ảnh hưởng khá mạnh cả tích cực và tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của các tầng lớp nhân dân, tác động và làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống. Sự biến đổi đó có thể được thấy rõ ở những dấu hiệu như:

- Sự đan xen, giằng co thậm chí cả đấu tranh giữa nếp sống, nếp nghĩ, tâm lý của xã hội nông nghiệp đã ăn sâu bám dễ hàng nghìn năm với một loạt dấu hiệu của nếp sống, tác phong, ứng xử công nghiệp đang hình thành mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh này sẽ dẫn đến kết quả là sự chiến thắng của cái mới do công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại và sự biến đổi theo chiều hướng tích

cực, phù hợp với thực tiễn của các giá trị văn hoá truyền thống.

- Sự đan xen, giằng co, đấu tranh giữa những giá trị văn hoá tốt đẹp trong đạo lý, phép ứng xử truyền thống lâu đời của người dân ở làng quê, nông thôn với những biểu hiện xấu xa, ngang ngược của lối sống thực dụng, ích kỷ, vị tiền đang nảy sinh trong các đô thị công nghiệp và tràn về nông

82

thôn theo quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ở trường hợp này, giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một và biến

đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Trong bối cảnh của kinh tế thị trường, của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã và đang nảy sinh hai xu hướng biến đổi trái ngược nhau của giá trị văn hoá truyền thống đó là:

+ Xu hướng khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống: do đời sống kinh tế đã có bước phát triển nên hệ thống các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các phong tục tập quán cổ, làm sống lại các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá vốn hàm chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Các dòng họ, dòng tộc tìm lại gốc tích, gia phả, xây dựng mồ mả tổ tiên, nhà thờ… phục hồi hệ thống tôn ti, trật tự cũ. Xu hướng này có biểu hiện phát triển tràn lan và lại khôi phục cả một số hủ tục, một số truyền thống lạc hậu, hoặc lợi dụng việc khôi phục để phát triển mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, đình đám và trục lợi.

+ Xu hướng phai nhạt, mai một các giá trị văn hoá truyền thống: đó là sự thờ ơ, xa lạ, coi thường, quay lưng và dẫn tới không hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống, ý nghĩa của các lễ hội, các di tích, các loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian, đặc biệt là thái độ ứng xử vô trách nhiệm với cộng đồng, với quá khứ. Phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống cho nó là lạc hậu, lỗi thời và thay vào đó là những yếu tố ngoại lai du nhập, đề cao một số yếu tố của lối sống “hiện đại” mặc dù nó chưa qua thử thách, thẩm định. Xu hướng này tạo ra lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền đã tàn phá nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp.

Sự biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống trong bối cảnh hiện nay có tính hai mặt, một mặt các giá trị văn hoá truyền thống chịu sự phản biện khắt

83

khe của những chuyển biến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi đưa vào nội hàm của mình những tính quy định mới, những yếu tố mới, nếu không muốn bị coi là lỗi thời - đó là sự biến đổi tích cực, biến đổi để thích nghi; mặt khác, sự lắp ghép khiên cưỡng truyền thống với hiện đại nhân danh “hiện đại hoá truyền thống” mà phủ nhận giá trị văn hoá truyền thống, nghĩa là phủ nhận cái nguyên bản, cái hồn vốn có của bản sắc dân tộc dưới tác động của toàn cầu hoá và kinh tế thị trường - đó là sự biến đổi tiêu cực.

Việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lịch sử cũng như trong bối cảnh hiện nay dù với những điều kiện nào thì cũng đều phải tuân theo quy luật kế thừa cái truyền thống vốn có và tiếp nhận cái mới nảy sinh hoặc du nhập từ bên ngoài. Kế thừa cái truyền thống là đảm bảo cho tính nhất quán và thống nhất của nền văn hoá dân tộc, để nền văn hoá đó không lẫn lộn với nền văn hoá nào khác. Tiếp nhận cái mới nảy sinh hoặc du nhập từ bên ngoài là thuộc về bản chất của văn hoá để tự làm mới mình. Chắc chắn rằng, một nền văn hoá nào đó nếu việc kế thừa cái truyền thống và tiếp nhận cái mới không được đảm bảo thì nó sẽ khó tồn tại và phát triển. Văn hoá Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác hiện nay, đang chịu sự tác động của quy luật này rất mạnh mẽ, quá trình kế thừa và tiếp nhận diễn ra rất sôi động, mà ở lần chuyển đổi thứ hai này chúng ta đã và đang tự giác nhận thức và thông qua hoạt động có ý thức của mình tác động đến quá trình biến đổi văn hoá. Cũng phải thừa nhận rằng, trong lần chuyển đổi này phần nào đã cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, thay đổi cơ chế tâm lý, tình cảm theo hướng hiện đại, đồng thời khôi phục lại và khẳng định sức sống của các giá trị văn hoá truyền thống. Song sự thay đổi và khôi phục này không phải lúc nào cũng được thuận lợi, mà nhiều lúc, nhiều nơi do sự phát triển đột ngột và không đồng đều của hệ giá trị khiến con người dễ bị choáng ngợp, khó kiểm soát và

84

làm chủ được trong quá trình giao lưu, hội nhập. Nếu hội nhập quốc tế, hiện đại hoá mọi mặt đời sống xã hội mà thoát ly khỏi truyền thống văn hoá dân tộc thì sẽ không còn cơ sở tồn tại, không thể có được thành công. “Một dân tộc nếu đánh mất truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc thì không thể tồn tại với tư cách là dân tộc độc lập và dân tộc ấy sẽ mất tất cả. Hiện đại hoá trên một nền văn hoá du nhập, vay mượn là hiện đại hoá không có sức sống” [21, tr 265]. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không hội nhập, hoặc chỉ hội nhập về kinh tế còn thì đóng cửa, khép kín về văn hoá. Thực tế chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và “nếu chúng ta kiên trì định hướng, một mặt, bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống, mặt khác, chủ động giao lưu, hội nhập văn hoá thì tin rằng nền văn hoá mà chúng ta xây dựng trong tương lai sẽ vừa mang tính dân tộc lại vừa mang tính hiện đại” [49, tr 256]. Nền văn hoá đó với các chân giá trị truyền thống là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực phát triển đất nước.

2.1.1.2. Xu hướng biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam Định

Nam Định qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, ở mỗi làng quê đã sản sinh ra các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc và được giữ gìn, chuyển giao, từ đời này sang đời khác. Đó là hàng ngàn di tích đình, chùa, đền, miếu, cầu ngói, phủ, quán và ở cổng làng, đường làng, luỹ tre, cây đa, bến nước là sự ngưng kết của lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hoá dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo. Dấu ấn văn hoá truyền thống vẫn còn in đậm ở những tên đất, tên làng: làng khoa bảng, làng võ, làng chèo, làng hoa, làng ca trù, làng rối nước... Đặc biệt, trong các lễ hội truyền thống ở Nam Định hàm chứa nhiều giá trị văn hoá tiêu biểu. Sinh hoạt lễ hội những năm qua đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của quê hương, đất

85

nước. Song, hiện nay các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam Định đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: mặt trái của kinh tế thị trường, của đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Điều này làm cho những giá trị văn hoá truyền thống trong các lễ hội ở Nam Định đang có nhiều biến đổi phức tạp. Các giá trị văn hoá truyền thống nói chung, giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam Định đã và đang biến đổi theo hai xu hướng chủ yếu sau:

* Xu hướng khôi phục, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Một điều đáng mừng trên quê hương Nam Định là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội đang dần được khôi phục. Xuất phát từ nhận thức, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường với khuynh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn nhiều hơn về bậc thang giá trị và sự xâm nhập của nhiều luồng văn hoá phương Tây thì việc khôi phục và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội lại càng cần thiết. Từ năm 1995 đến nay lễ hội truyền thống ở Nam Định tăng nhanh về quy mô, về số lượng, trung bình mỗi năm có thêm từ 8 đến 10 lễ hội được khôi phục. Sự gia tăng số lượng lễ hội có nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, là do công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng ta, nhận thức về văn hoá truyền thống nói chung và văn hoá tâm linh nói riêng có bước chuyển đúng hướng và mạnh mẽ. Nhiều nơi thờ tự, đền, phủ, đình, chùa trước kia bị chuyển mục đích sử dụng nay được

86

trả lại để nhân dân quản lý, trùng tu, tôn tạo theo đúng giá trị lịch sử - văn hoá được Nhà nước và chính quyền các cấp công nhận. Cùng với đó là nhiều lễ hội gắn với di tích lịch sử - văn hoá được phục dựng, có lễ hội trước đây bị cấm nay được phép mở trở lại.

Thứ hai, sau những năm đổi mới nền kinh tế của Nam Định có bước

phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày càng cao, mọi người vừa có điều kiện hơn lại vừa có nhu cầu lớn hơn về tham quan, du lịch trong đó đến với lễ hội là sự lựa chọn của nhiều người. Mặt khác, cơ sở hạ tầng về giao thông đươc mở rộng, mở mới, nâng cấp; phương tiện đi lại thuận lợi càng tạo điều kiện cho nhiều người đến với lễ hội và đi lễ, đi hội đã trở thành thói quen, thành nhu cầu không thể thiếu của đông đảo nhân dân.

Thứ ba, những năm gần đây Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (trước

đây là Bộ Văn hoá - Thông tin) luôn dành một khoản kinh phí đáng kể để hỗ trợ tôn tạo nhiều di tích của Nam Định. “Năm 1994 gần 500 triệu đồng, năm 1995 là 455 triệu đồng, năm 1996 là 300 triệu đồng, năm 1997 là 220 triệu đồng, năm 1998 là 320 triệu đồng. Đặc biệt từ năm 2004 - 2007, chương trình mục tiêu quốc gia dành kinh phí khoảng 1 tỷ đồng cho việc tu bổ 8 - 10 di tích mỗi năm. Ngoài ra còn một số dự án lớn (mỗi dự án từ 5 - 10 tỷ đồng) dành cho việc tu bổ các di tích có giá trị như: Chùa Đệ Tứ (Thành phố Nam Định), đình Sùng Văn (huyện Mỹ Lộc), chùa Keo (huyện Xuân Trường)…” [2, tr 14- 15]. Năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá thời Trần tại Nam Định với nguồn vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nguồn công đức,

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)