Một số giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội ở Nam

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)

Trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, các địa phương đều có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời. Mỗi tỉnh có hàng trăm lễ hội thu hút

67

đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Nét đặc trưng tiêu biểu nhất của hoạt động lễ hội trong vùng là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng. Trong hoạt động lễ hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tạo, thưởng thức các giá trị văn hoá tạo nên sự gắn bó, đoàn kết chặt chẽ trong cộng đồng. Đến với lễ hội mọi người có sự đồng cảm, chung một tâm thức hướng về nguồn cội, tri ân, tôn thờ các vị khai quốc, lập làng.

Nam Định là tỉnh có nhiều lễ hội, phần lớn là lễ hội làng và có một số lễ hội mang tính vùng rộng lớn, mang tính đặc thù cao. Các lễ hội đều mang phong cách tín ngưỡng thuần Việt, hàm chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống tiêu biểu.

1. Truyền thống yêu nước:

Truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc là giá trị văn hoá tiêu biểu nhất trong bảng giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Cốt lõi của nó

“chính là tư tưởng, tình cảm thể hiện lòng trung thành và sự yêu thương, gắn bó của con người đối với Tổ quốc, là ý chí và hành động quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân, đem lại những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân mình” [40, tr 178 - 179]. Đây là nguồn mạch, là động lực trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Xét trên phương diện thời gian cho thấy ít có dân tộc nào bị đô hộ dài lâu như dân tộc ta và cũng là dân tộc phải đương đầu, đối đầu với những kẻ xâm lược hung bạo và mạnh hơn mình. Song mọi kẻ thủ cuối cùng đều phải thất bại. Tinh thần yêu nước đã khiến cho một dân tộc, đất không rộng người không đông, tiềm lực kinh tế và quân sự không lớn lại có thể làm nên những kỳ tích, những chiến công hiển hách, vang dội, giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất tổ quốc, tự do cho mọi người. Ở đây không có một sự lí giải nào khác bằng sức mạnh của lòng yêu nước. Lòng yêu nước của

68

dân tộc ta là chất keo dính kết mỗi con người, mỗi thành viên của cộng đồng thành khối đại đoàn kết, nó như những mạch nước ngầm, như những đốm lửa âm ỉ vùi trong tro trấu, khi cần, nó trở thành một dòng thác, một ngọn lửa cuốn phăng, thiêu đốt những trở lực, thế lực hung tàn bạo ngược. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [34, tr 171].

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người Nam Định luôn góp công sức to lớn vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nhất tề hưởng ứng, đặc biệt nhiều phụ nữ tài ba của Nam Định ngày ấy đã trở thành tướng giỏi, ngày nay được nhân dân tôn thờ như: đền thờ Thục Côn công chúa tại làng Thượng Lỗi - Lộc Vượng; các bà Lê Thị Hoa, Mai Hồng ở Vụ Bản đã tập hợp nghĩa binh nổi dậy giết giặc lập nhiều công lớn… Thời dẹp loạn 12 sứ quân, Trần Lãm, người Giao Thuỷ là bố nuôi Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy một sứ quân chiếm giữ cửa biển ở Thái Bình, giúp nhà Đinh thống nhất giang sơn và được phong “Phụ dục quốc chính thượng công”. Thời Lê Hoàn đánh tống, bình Chiêm nhân dân Nam Định đã góp nhiều công sức cùng vua đánh giặc. Đặc biệt, nhân dân ở Kiên Lao (Xuân Trường) đã được Lê Hoàn đến khen thưởng vì nơi đây đóng nhiều chiến thuyền giúp vua cứu nước. Thời nhà Trần ba lần kháng chiến chóng quân Nguyên – Mông, nhân dân Nam Định luôn sát cánh cùng quân dân Đại Việt chiến đấu chông giặc. Khi chiến sự diễn ra ác liệt vua tôi nhà Trần rút về hành cung Thiên Trường tìm kế chống giặc và được nhân dân hết lòng giúp sức. Đến thời kháng chiến chống giặc Minh, đông đảo nhân dân Nam Định lúc đầu đã theo nghĩa quân của Trần Triệu Cơ,

69

giành thắng lợi trong trận chiến nổi tiếng ở Bô Cô (Ý Yên). Nghe tin Lê Lợi dấy nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người Nam Định đã bí mật vượt qua hiểm trở tìm đến tụ nghĩa. Nhiều thợ của làng rèn Vân Tràng (Nam Trực) không quản ngày đêm sản xuất nhiều vũ khí cho nghĩa quân như: đao, kiếm, giáo, mác, lao, pháo lệnh… Ngày nay, làng Vân Tràng còn lưu giữ được ống pháo lệnh nặng 30kg đặt trong đền thờ Lục vị tổ sư nghề rèn...

Truyền thống yêu nước được thể hiện sâu đậm trong các lễ hội truyền thống ở Nam Định. Các lễ hội đều gắn liền với các nhân vật có công dựng nước, đánh giặc giữ nước, mở mang bờ cõi tiêu biểu như: Thiền sư Dương Không Lộ; tướng quân Kiều Công Hãn; Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn… Tuy có sự khác nhau về hình thức lễ và hội ở các lễ hội đền, lễ hội chùa, lễ hội đình cũng như phương thức hành lễ giữa các vùng, miền, làng, nhưng các hoạt động văn hoá, thể thao trong các lễ hội đều tập trung tái hiện những chiến tích oanh liệt, ca ngợi truyền thống thượng võ, trọng đạo của dân tộc. Đặc biệt, lễ hội Trần với một hệ thống quần thể di tích là nơi lưu giữ biết bao giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc, là nơi nuôi dưỡng truyền thống yêu nước hào hùng và là niềm tự hào của mọi người dân Nam Định. Khu di tích đền Trần, chùa Tháp và các hoạt động lễ hội ở đây có ý nghĩa to lớn trong việc lưu truyền những bài học dựng nước, giữ nước của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thời đó. Sử sách còn ghi lại câu chuyện trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258), Thái sư Trần Thủ Độ đã lấy tính mạng của mình để bảo toàn vận nước khi ông nói với vua Thái Tông: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo! Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 (1285) trước thế giặc như chẻ tre, Hưng Đạo vương được vua hỏi: Nên hoà hay nên đánh? Ông đã khảng khái trả lời: Nếu Bệ hạ muốn hoà, xin hãy chém đầu thần trước đã!

70

Truyền thống yêu nước đã thấm sâu vào tâm linh mọi người, qua tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng mà hầu hết là những nhân thần có công dựng nước, giữ nước. Nhiều bản thần phả được bảo lưu ở nơi linh thiêng, được truyền tụng trong nhân dân là những bài học yêu nước sâu sắc cho muôn đời. Các hoạt động lễ hội hiện nay ở Nam Định chính là sản phẩm văn hoá đặc sắc do con người sáng tạo ra, được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Trong lễ hội đền Din, lễ hội chùa Keo, lễ hội Trần, lễ hội chùa Cổ Lễ, lễ hội Phủ Dầy... các lễ rước, lễ dâng hương, dâng lễ vật; các trò chơi chọi gà, đua thuyền, đấu vật, cờ người, thổi cơm thi, hội kéo chữ (Hoa trượng hội)... đã thực sự trở thành sinh hoạt văn hoá dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được lưu giữ ở Nam Định, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, động viên nhân dân hăng say lao động sản xuất, xây dựng và phát triển quê hương.

2. Đạo lý uống nước nhớ nguồn, ý thức cộng đồng:

Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được khái quát từ nhiều mối quan hệ nhân quả trong đời sống xã hội kế tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại tới tương lai, được tổng kết từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như: cây phải có gốc, sông phải có nguồn, núi cao bởi có đất bồi, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, không thầy đố mày làm nên, con người có tổ có tiên v.v… Cái trục xuyên suốt của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn và đền đáp công ơn của con người đối với con người, đối với làng xóm, đối với giang sơn đất nước. Trong đó, cuộc sống của con người hiện tại đều được nảy sinh nhờ được chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi từ tất cả những cái tương ứng trong quá khứ. Cái hiện tại đó lại chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của cái tương lại… Tiếp nối truyền thống các thế hệ sau luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn đối với các thế hệ trước. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” qua các thế hệ được bồi đắp thêm

71

nhờ tác động của tín ngưỡng, tôn giáo, càng làm cho nó được biểu hiện phong phú, sâu sắc.

Hiện nay , Nam Đi ̣nh c òn lưu giữ tín ngưỡng mang đậm phong cách Viê ̣t là tu ̣c thờ Đức thánh Cha và Đức thánh Mẫu . Đức thánh Cha (Đức thánh Trần Hưng Đa ̣o ) là nhân vật anh hùng tro ng li ̣ch sử , đệ nhất công huân làm nên sự nghiê ̣p nhà Trần và bất tử trong thần điê ̣n cũng như trong tâm thức của người dân Nam Đi ̣nh nói riêng , Viê ̣t Nam nói chung . Gần 200 ngôi đền thờ Đức thánh Trần trên địa bàn tỉnh Nam Định là minh chứng cu ̣ thể , sinh đô ̣ng cho tín ngưỡng thờ Đức thánh Cha . Trong không khí trang nghiêm của buổi Lễ dâng hương ngày khai hội đền Trần, những áng văn bất hủ trong “Hịch tướng sỹ” vẫn vang lên khiến ai cũng xúc động, cảm phục và tự hào về trang sử vàng của dân tộc, khơi dậy trong lòng mọi người hào khí Đông A - truyền thống cha ông. Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành vào thế kỷ XVI tại xã Kim Thái, huyê ̣n Vu ̣ Bản . Ở thời kỳ Lê - Trịnh, xã hội Đại Vi ệt khủng hoảng ý thức hê ̣ “ vua chẳng ra vua , tôi chẳng ra tôi ”, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, người dân lương thiê ̣n không còn biết trông đợi vào đâu . Do vâ ̣y, họ đã tìm về cội nguồn tín ngưỡng cổ xưa : Thờ Me ̣ - người Me ̣ sinh ra con rồng chá u tiên, người Me ̣ chở che , nâng đỡ và xoa di ̣u đi bao nỗi nho ̣c nhằn của cuô ̣c sống . Do vi ̣ thế nhỏ bé nên tín ngưỡng thờ Mẫu lúc đầu được phối hợp thờ trong các ngôi chùa thờ Phâ ̣t . Ở hầu hết các ngôi chùa, đằng sau Phâ ̣t điê ̣n là phủ thờ Mẫu . Tục thờ trên đây diễn ra trong thời kỳ nông nhàn . Người nông dân sau khi chăm sóc mùa màng , lúc thảnh thơi là nghĩ tới "công cha, nghĩa mẹ". Hình thành vào hai thời điểm khác nhau của lịch sử , nhưng đó là dấu ấn văn hoá riêng biê ̣t của Viê ̣t Nam , bổ sung cho nhau , liên kết với nhau trong că ̣p pha ̣m trù Cha - Mẹ. Những ngày lễ tro ̣ng chính là ngày mất của Đức Thánh Trần và Đức Thánh Mẫu , cũng như nhiều di tích khác , nhiều

72

lễ hô ̣i k hác đều tưởng niệm ngày mất (ngày giỗ ) của anh hùng dân tộc và những nhà văn hoá.

Nam Định là vùng đất trăm nghề, mỗi làng nghề đều có những di tích tôn thờ các vị tổ - người khai sáng, truyền dạy nghề cho nhân dân. Trong lễ hội thường có các nghi lễ tế, rước Tổ sư, Thánh sư, Thánh tổ và các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian với nội dung giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” để con cháu mãi mãi giữ gìn và phát huy truyền thống của làng nghề. Lễ hội truyền thống ở Nam Định phản ánh quan niệm của người Viê ̣t rất nhân bản: người mất đi về với tổ tiên , đi về thiên đường, về cõi niết bàn mà không bao giờ mất và sống vĩnh viễn với con cháu trên bàn thờ gia tiên.

Ý thức cộng đồng đã trở thành một lẽ sống, một tâm cảm của mỗi người Việt. Đây là ý thức nối kết các thành viên của tộc người Việt từ ngàn xưa đến mai sau. Mỗi cá nhân tìm thấy chính mình trong sức mạnh, trong vẻ đẹp của cộng đồng. Mỗi người không thể sống, không thể tồn tại và phát triển khi tách rời khỏi cộng đồng: cộng đồng gia đình, cộng đồng làng xã, cộng đồng dân tộc. Trong tâm thức người Việt ý thức cộng đồng luôn làm nên sức mạnh phi thường: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hợp lực cộng đồng đã trở thành một lẽ sống và là một trong những giá trị làm nên truyền thống đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Ý thức cộng đồng trở thành ý thức dân tộc sâu sắc trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của cộng động người Việt. Mỗi dịp tổ chức lễ hội truyền thống ở Nam Định, cộng đồng làng xã lại thêm gắn kết trong các công việc từ chuẩn bị lễ hội đến tổ chức các hoạt động của lễ hội. Tham gia lễ hội mọi người đều tự giác thực hiện phần việc được giao, ai cũng mở lòng sẵn sàng giúp nhau, trong thi tài họ không nặng nề thắng hay thua mà quan trọng là được cùng nhau làm nên lễ hội. Hoà vào không khí vui tươi, đầm ấm của lễ hội người ta cũng dễ dàng bỏ qua những xích mích trong cuộc sống đời thường. Bởi vì, mọi người đến lễ

73

hội trước là trở về với nguồn cội, sau là đến với nhau, đồng thời đều thể hiện trách nhiệm của mỗi người với làng xóm, quê hương. Lễ hội không chỉ trở về cội nguồn mà còn là biểu trưng của cộng đồng. Không có lễ hội của một cá nhân mà lễ hội là của một nhóm người, của cộng đồng. Trong lễ hội truyền thống thì cộng đồng tiêu biểu nhất là cộng đồng làng, nhưng tuỳ theo mỗi nơi mà nó trở thành cộng đồng cả một vùng. Tiêu biểu như lễ hội đền Din, ngoài sự tham gia của nhân dân hai xã Nam Dương và Bình Minh còn thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân 20 xã, thị trấn trong huyện Nam Trực và các huyện lân cận. Hay như lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện không chỉ quy tụ nhân dân tại làng mà luôn có sức hút sự quan tâm của nhân dân mọi miền đất nước và người dân Hành Thiện ở cả nước ngoài. Đến lễ hội, họ không chỉ là khách tham dự, mà trực tiếp tham gia nhiều hoạt động tế lễ, trò diễn và luôn tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương mình.

3. Truyền thống hiếu học, yêu lao động:

Do nhâ ̣n biết đă ̣c điể m đi ̣a lý của vùng đất có 2 cửa sông (sông Hồng, sông Đáy), mô ̣t dải bờ biển, mô ̣t vùng đồng bằng trù phú, mô ̣t nguồn nhân lực vô tâ ̣n, nên ở nhiều thời điểm , Nam Đi ̣nh luôn là nơi đầu sóng ngo ̣n gió của các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời cũng là nơi đóng góp sức người, sức của to lớn cho sự nghiê ̣p dựng nước và giữ nước . Vì thế, người Nam Đi ̣nh luôn tâm niê ̣m rằng : " Phi nông bất ổn , phi thương bất phú , phi công bất cường, phi trí bất hưng ". Bao đời nay người Nam Đi ̣nh luôn lấy tri thức là m trọng. Với nhận thức: trí thức và hiền tài là nguyên khí của quốc gia , từ nhiều thế kỷ trước , các vua Trần đã mở học hiệu ở làng Văn Hưng để đào tạo hiền tài cho đất nước . Liên tu ̣c 7 thế kỷ sau , trường thi Nam Đi ̣nh luôn sánh vai cùng với trường thi Hà Nô ̣i và các trường thi xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh, xứ

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 66)