Đặc điểm của Nam Định và ảnh hưởng của chúng đối vớ

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 43)

trị văn hoá truyền thống trong lễ hội hiện nay.

Nam Định là tỉnh nằm ở vùng ven biển, phía Đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Diện tích tự nhiên là 1.641,3 km2 (bằng 0,5% diện tích cả nước), có bờ biển dài 72km, có nền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, hàng năm chia thành bốn mùa rõ rệt, sự biến đổi của khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của đời sống cộng đồng.

Dân số toàn tỉnh gần 2 triệu người (đứng thứ 6 trong số 63 tỉnh, thành cả nước) đa số là người Kinh. Tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính (09 huyện và 01 thành phố), 229 xã, phường, thị trấn. Nguồn thu của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp với 80% dân số làm nông nghiệp, bình quân đất canh tác cho một lao động thấp, thu nhập bình quân khoảng 850 USD/người/năm. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các dịch vụ văn hoá phục vụ cho nông dân, nông thôn còn nhiều thiếu thốn.

Nam Định nằm giữa 2 con sông lớn: sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với 2 tỉnh Thái Bình và Ninh Bình. Sông Đào phân chia Nam Định thành 2 vùng Nam - Bắc. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đa dạng và khá thuận lợi gồm: đường sắt Thống nhất qua tỉnh dài 42 km; đường bộ có quốc lộ 10, quốc lộ 21; đường sông có sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ cùng hệ thống cảng sông, càng biển đang được nâng cấp và xây mới.

40

Địa hình Nam Định được chia là 2 vùng tự nhiên:

- Phía Tây Bắc trước đây là vùng trũng thường bị ngập úng nước quanh năm và có một số đồi núi đá vôi nên rất khó canh tác. Đồi núi của Nam Định không cao và có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo nên cảnh non nước hữu tình. Non Côi - sông Vị là biểu tượng của Nam Định trong lịch sử được cả nước biết đến. Đất ở đây do bị ngập nước lâu năm nên kém độ phì nhiêu, độ PH cao, dần dần về sau được tiếp nhận phù sa của sông Hồng, sông Đáy nên đất có màu nâu tươi, độ phì cao. Song, vẫn có những lòng chảo trũng nằm sâu trong đất liền, nước ngập quanh năm, ít có điều kiện cho phù sa tràn vào nên không thuận lợi cho dân cư sinh sống, canh tác.

- Phía Nam được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng phẳng, mầu mỡ, phì nhiêu. Tuy nhiên, để vùng đất này trở nên hữu ích, người dân nơi đây qua nhiều đời đã tiến hành công cuộc khai khẩn lấn biển, đắp đê ngăn mặn, đào mương tưới tiêu, thau chua rửa mặn.

Lịch sử hình thành cộng đồng dân cư gắn liền với quá trình cư dân người Việt từ vùng tiền châu thổ tràn xuống chiếm lĩnh châu thổ và duyên hải Bắc Bộ. Vì vậy, Nam Định là nơi hội tụ và nơi hợp cư của nhiều bộ phận dân cư khác nhau, trong đó chủ yếu là từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sự hình thành cộng đồng dân cư ở Nam Định cũng đồng thời gắn liền với quá trình phát triển nền nông nghiệp thâm canh trên vùng đất phù sa màu mỡ. Vì thế, mật độ dân số khu vực này khá cao so với cả nước và với đồng bằng Bắc Bộ. Trong lịch sử hình thành cộng đồng dân cư Nam Định đã diễn ra hiện tượng di cư sang các vùng đất khác như các cuộc khẩn hoang ở Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình)… Bên cạnh đó còn có hiện tượng di cư trong nội tỉnh theo hướng mở rộng khai hoang các vùng đất mới, vùng duyên hải trong thời cổ trung đại và sang thời cận đại lại có bộ phận lớn dân cư tụ họp về

41

thành phố Nam Định trong quá trình đô thị hoá. Quá trình xáo trộn dân cư diễn ra cùng với những biến cố chính trị, kinh tế, xã hội đã đẫn đến hiện tượng nhiều xã, thôn, làng bị phiêu tán hoàn toàn. Công cuộc mở đất của cư dân nông nghiệp đã tạo nên kiểu quần cư nông thôn, phản ánh qua các mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cấu trúc làng xã. Trên bản đồ quần cư cho thấy, ở Nam Định các điểm quần cư phân bố khá đồng đều so với nhiều nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh các làng xã được hình thành sớm trong lịch sử, nhiều làng xã hình thành muộn hơn gắn với quá trình khẩn hoang đã mở rộng địa bàn, phát huy có hiệu quả việc khai thác các vùng đất mới và là vấn đề vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược của Nam Định.

Nhìn khái quát, lịch sử hình thành mảnh đất và con người Nam Định đã trải qua 6 thời kỳ: thời tiền sử; thời Hùng Vương; thời Bắc thuộc; thời các triều đại phong kiến; thời kỳ từ khi thực dân Pháp xâm lược đến hoà bình lập lại và thời kỳ từ 1954 đến nay. Trải qua 6 thời kỳ lịch sử, mảnh đất và con người Nam Định đã bồi đắp nên nhiều truyền thống văn hoá như:

- Coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng dân tộc, những người tài cao học rộng, những vị thần có công với nước, những ông tổ làng nghề. Do đó, các ngày giỗ, lễ, tết đều được tổ chức long trọng, trang nghiêm.

- Tín ngưỡng dân gian thờ Thành hoàng của người Việt rất phổ biến ở Nam Định. Theo thống kê, tại 807 làng, xã trên địa bàn Nam Định thờ 2.140 vị thần với đủ các danh hiệu, tên gọi. Bên cạnh các vị thần, thánh là các hiện tượng tự nhiên được nhân hoá, thánh hoá thì các vị thần được gọi là nhân thần chiếm số lượng lớn. Trong số nhân thần, tính theo giới thì nhân thần thuộc giới nữ khá nhiều như Liễu Hạnh, Liễu Hoa, Thượng Ngàn, Hoàng Thái Phi, Hồng Nương, Hồng Hoa, Huyền Trân, Huệ Lan, Hạ Thanh công chúa… Còn

42

tính theo thành tích, công huân của các vị thần thì có: những vị thần có công huân với đất nước, có công với các triều đình phong kiến như Đinh Bộ Lĩnh, Trần Minh Công, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lương Nguyệt, Đặng Dung; những vị là tiên hiền khai khẩn, mở đất, lập làng như Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập, Vũ Duy Hoà (Hải Anh, Hải Hậu), Ngô Miễn (An Cư, Xuân Trường), Phạm Văn Nghị, Nguyễn Điển, Phạm Thanh (Hải Lạng, Nghĩa Hưng); những vị khoa bảng, tài danh đỗ trạng nguyên, tiến sĩ như Phạm Bảo, Phạm Đạo Phú...; những vị thần là tổ nghề như Tô Trung Tự (nghề trồng hoa Vị Khê, Nam Trực), Lê Công Hành (nghề thêu, thành phố Nam Định), Lục vị tổ sư (Vân Chàng, Nam Trực).

- Các tôn giáo ở Nam Định cũng rất phát triển như Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Trong đó, Phật giáo đã xuất hiện ở Nam Định khoảng 2000 năm, nhiều nhà sư rất nổi tiếng, uyên thâm giáo lý như Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đã cùng xây dựng nên chùa Keo tức “Thần Quang Tự”, một trung tâm Phật giáo thời Lý - Trần. Các tôn giáo khác cũng du nhập vào Nam Định rất sớm như đạo Công giáo năm 1533 thời Lê Thánh Tông đã xuất hiện ở vùng Hải Hậu, Trực Ninh, Xuân Trường, dần dần phát triển rộng khắp cả nước. Những nhà thờ đầu tiên ở Việt Nam cũng được xây trên mảnh đất Nam Định và trở thành các trung tâm truyền giáo như Bùi Chu (Xuân Trường), Vĩnh Trị (Ý Yên). Dưới thời Pháp thuộc Bùi Chu cùng với Phát Diệm (Ninh Bình) trở thành trung tâm Công giáo lớn nhất Đông Dương.

- Lễ hội và sinh hoạt lễ hội - một hoạt động văn hoá cộng đồng làng, xã thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức quanh năm. Các lễ hội thường được tổ chức vào dịp ngày sinh, ngày kị của các thành hoàng làng, tổ nghề, nhân thần… Lễ hội tổ chức tại đình, đền, miếu, chùa đã trở thành trung tâm tín ngưỡng và không gian linh thiêng của cộng đồng gắn với các trò chơi dân gian, các cuộc thi tài…

43

Những truyền thống văn hoá trên đây đã góp phần làm cho Nam Định trở thành một trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một vùng đất có bề dầy văn hoá truyền thống, ngàn năm văn hiến.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội ở tỉnh nam định và việc phát huy các giá trị ấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)