Để đổi mới PPDH, GV cần phải nhận thức được việc đổi mới phương pháp trong việc thiết kế bài dạy học (soạn giáo án). Việc thiết kế bài soạn theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực học tập của HS cần chú ý các bước sau:
•Bước 1: Xác định mục tiêu của bài
Mục tiêu của bài là đích đặt ra cho HS cần đạt được sau khi học bài đó. Mục tiêu của bài gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Mục tiêu được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được với ba mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng.
•Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV cần dự kiến được các đồ dùng dạy học học cần thiết cho tiết học. HS cần chuẩn bị gì?
•Bước 3: Xác định PPDH chủ yếu
PPDH đơn giản, phù hợp, giúp HS tự lực ở mức cao nhất để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, đồng thời phù hợp với đối tượng HS.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cụ thể và đặc điểm của mỗi phương pháp và sự phối hợp giữa chúng.
•Bước 4: Thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp. Một bài học có thể chia thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Trong mỗi hoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đề ra.
Hoạt động của GV và HS trong một tiết học có thể được phân thành:
- Hoạt động khởi đầu: mở đầu, nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới hoặc vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài mới…
- Hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học bao gồm: + Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.
+ Hoạt động củng cố.
+ Hoạt động để hình thành kĩ năng.
- Cuối cùng là hoạt động kết thúc tiết học bao gồm: + Hoạt động đánh giá.
+ Ra bài tập, dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
•Bước 5: Ra bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng tri thức. Một số yêu cầu sau: - Bám sát mục tiêu đề ra.
- Đảm bảo kiểm tra đánh giá được kiến thức, kĩ năng cơ bản của tiết học. - Đảm bảo được nhiều HS.
- Đảm bảo được thời gian.
•Một số chú ý
- Không nhất thiết phải có năm bước lên lớp cố định vì các bước lên lớp có thể thực hiện liên hoàn trong mỗi phần của bài giảng.
- Không nhất thiết phải có kiểm tra bài cũ đầu giờ học, củng cố cuối giờ học tùy bài có thể linh hoạt: kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bài mới, vừa dạy bài mới vừa lồng kiểm tra bài cũ…
- Hoạt động khởi động của mỗi phần phải linh hoạt, khéo léo và sáng tạo. Các hoạt động cần ghi rõ cách GV hướng dẫn HS nghiên cứu, tiếp cận, tự lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới, kèm theo các hoạt động tích cực của HS.
- Sử dụng hợp lý, có hệ thống các PPDH thích hợp để kết hợp với việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học.