Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức

Kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ và thủ trưởng phát hiện vấn đề

nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, làm cho đội ngũ cán bộ, công chức luôn luôn hoạt động đúng địnhhướng, đúng nguyên tắc .

Thực tế cho thấy, khi cán bộ, công chức mới lên nắm quyền lực, thực thi quyền lực thì họ là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực tốt, tận tuỵ, liêm khiết nhưng trong quá trình công tác một số cán bộ không chịu khó rèn luyện, tu

dưỡng bị quyền lực "tha hoá", bị cám dỗ tầm thường của vật chất mà thoái hoá, biến chất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến sự thoái hoá, biến chất cán bộ, công chức. Cho nên, để tránh "rơi vãi", "thất thoát" cán bộ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý cán bộ một cách có hiệu quả

cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

- Cấp uỷ, thủ trưởng và tổ chức Đảng phải trực tiếp quản lý, kiểm tra cán bộ.

Tăng cườngvai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công

chức

- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phải kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo

đức lối sống, công việc chuyên môn, quá trình rèn luyện, phấn đấu... công tác kiểm tra, giám sát quản lý phải làm thường xuyên.

- Kết quả kiểm tra phải chính xác, cụ thể. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm hạn chế tham ô, tham nhũng, cần có cơ chế

quản lý các nguồn chi của cán bộ, công chức. Đánh giá đúng tình trạng tài sản và nguồn gốc tài sản của cán bộ, công chức.

- Lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi làm tổ chức cán bộ. Những người có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý làm công tác kiểm tra, thanh tra. Cần

có cơ chế chính sách phù hợp để những người này công tâm, khách quan khi tiến hành nhiệm vụ tránh tình trạng bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc.

GVHD: Th.S Võ Duy Nam 49 SVTH: Tr

- Cải cách chế độ tiền lương để cán bộ, công chức đủ nuôi sống bản thân và con

cái. Có cơ chế thưởng - phạt nghiêm minh, cán bộ, công chức có công được thưởng nhiều; cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị phạt nặng. Để hạn chế tình trạng sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng tài sản Nhà nước.

KẾT LUẬN

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, là lực lượng nồng cốt, gần rủi với

người dân nhất nên nắm bắt rất nhan và kịp thời mội tâm tư nguyện vọng và hầu như

mội khía cạnh của xã hội. Chính vì thế lực lượng nay luôn đóng vay trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư; trong đảm bảo kỹ cương, và

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nhưng thực trạng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng hiện nay là chưa ngang

tầm với đòi hỏi: Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập về cơ cấu và độ tuổi, một số cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là yếu kém. Trước yêu cầu của

giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý

nhà nước cho cán bộ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Mặc dù, tỉnh Đồng Tháp

đã có chính sách thu hút nhân tài về làm việc ở cơ sở nhưng tình hình cũng chưa cải tiến được nhiều. Trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và chính quyền Đồng Tháp cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trong luận văn nhằm xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đảm bảo hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước ở cơ sở góp phần làm cho Đồng Tháp sớm thoát khỏi tỉnh nghèo vươn lên giàu

Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Hiến pháp 2013

2. Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 4. Luật tổ chức Quốc hội năm 2001.

5. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.

6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

7. Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung năm 2013

8. Luật bầu cử Hội đồng Nhân dân 2003.

9. Thông tư số 02/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định

số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

10.Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012, hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

11.Nghị định 112/2011/NĐ – CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về cán bộ, công chức

xã, phường, thị trấn

12.Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 về xử lý kỷ luật cán

bộ, công chức.

13.Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về chức danh, số lượng, một số

chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

14. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

15.Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2020. 17.Quyết định số 751/QĐ-UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 02/8/2013, bản phụ lục số

01,02 về Thống kê số lượng cơ cấu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Sách, báo, tạp chí:

1. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân tích luật

viết, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.

2. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, phần II, Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010.

3. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2009.

4. Hà Quang Ngọc, Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thuộc nhà nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000.

5. Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

năm 2005.

6. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (đồng chủ biên), Thực hiện quy chế dân chủ

và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003.

Trang thông tin điện tử:

1. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhdo

ngthap/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1358. [Truy cập

ngày 22/7/2014.]

2. http://www.caicachhanhchinh.com.vn/, truy cập ngày 10/8/2014.

3. http://www.noivuqnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=317&NewsViews=98&lang

uage=vi-VN. [ Truy cập ngày 14/8/2014]

4. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Danh-chuong-bao-dong-ve-nang-luc-dao-

duc-cua-can-bo-quan-ly-giao-duc-post150747.gd. [ Truy cập ngày 22/7/2014]

5. http://baosonla.org.vn/News/?ID=8660&CatID=112. [ Truy cập ngày

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)