Mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật với không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu không gian nghệ thuật trong tây du ký (Trang 62 - 74)

5. Kết cấu luận văn

3.1.Mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật với không gian nghệ thuật

Hình tượng văn học nói chung, hình tượng nhân vật trong văn xuôi nói riêng là phương thức biểu hiện và tồn tại của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Chính hình tượng nhân vật là nơi ký gởi tâm sự, quan niệm thẩm mỹ của nhà văn và vì vậy, nó là một trong số ít những tiêu điểm mà nhà văn luôn hướng tới. Để hoàn chỉnh hóa được một hình tượng nhân vật đích thực, xét về phía sinh thành, nhà văn phải dùng hàng loạt yếu tố nghệ thuật và từ đó, nảy sinh các mối quan hệ giữa hình tương nhân vật với các yếu tố ấy. Đọc Tây Du Ký, các hình tượng nhân vật cũng không nằm ngoài giới thuyết này.

Dựa vào lý thuyết Thi pháp học để xem xét vấn đề được đặt ra, thì như đã xác định từ đầu, không gian nghệ thuật là một trong số ít các hình thức nghệ thuật có nghĩa nhất đối với hình tượng nhân vật. Nhân vật trong Tây Du Ký nói riêng, nội dung văn học của toàn tác phẩm nói chung, từ khi trở thành "tài sản văn hóa tinh thần" của bạn đọc đến nay vẫn nguyên vẹn như thế. Tuy nhiên, với tư cách nghệ thuật ngôn từ, với đặc thù thẩm mỹ của hình tượng văn học, nó vẫn cứ mãi mai là mảnh đất cần liên tục được nghiền ngẫm, phát hiện. Và, chính việc nghiên cứu không gian nghệ thuật của tác phẩm như đã trình bày ở các chương trên, cho thấy rằng hình thức nghệ thuật này chỉ làm rạng rỡ thêm ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

Khẳng định điều này, một mặt chúng ta thấy thêm rằng việc chọn lựa, xây dựng kiểu không gian cho quá trình tồn tại, vận động của nhân vật là một việc mang tính quan niệm rất rõ, mặt khác, chúng ta bày tỏ thái độ không đồng tình với các ý kiến cho rằng Tây Du Ký chỉ là truyện hài hước, "đùa cợt với đời", chẳng bao hàm một ý nghĩa sâu xa nào[54/12].

Nói rằng không gian nghệ thuật chỉ làm rạng rỡ thêm ý nghĩa của hình tượng nhân vật thì điều này đúng, nhưng cũng cần nói rõ thêm tính cụ thể của vấn đề.

Về số lượng nhân vật trong Tây Du Ký, tất cả gồm có năm thành viên. Từ hiện thực được phản ánh trong tác phẩm và quá trình vận động của các nhân vật, chúng ta thấy, thực ra, nổi trội hơn trong cả đoàn thỉnh kinh chỉ cớ ba trong năm nhân vật ấy. Đó là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng và Bát Giới. Nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu cũng đều tập trung nói đến ba

nhân vật nói trên. Ba nhân vật này, trong quan hệ với hình thức không gian nghệ thuật của tác phẩm có những điều kiện cụ thể khác nhau.

Ở đây, trong hàm ý của tiêu đề tiểu mục, chúng tôi nghiễm nhiên chấp nhận những nét riêng "có sẵn" của các tính cách nhân vật, trong đó, Đường Tăng và Trư Bát Giới thuộc diện này. Sự chấp nhận những nét riêng có sẵn của hai tính cách nhân vật này nảy ra câu hỏi: chẳng lẽ không gian nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm không có quan hệ gì với hai tính cách nhân vật nói trên hay sao? vấn đề không phải hoàn toàn như vậy. Quan sát tất cả những biểu hiện thuộc tính cách nhân vật đã diễn ra trong suốt quá trình thỉnh kinh, chúng ta thấy cơ bản đều diễn ra ở những không gian cụ thể? Tuy nhiên, các đặc trưng cá thể trong tính cách hai nhân vật này phần lớn đều có tình trạng "cố thủ" trước những tác động nhất định của các không gian. Và như vậy, kinh qua nhiều không gian khác nhau, các tính cách này chủ yếu là tự bộc lộ, hội tụ với các tính cách khác hơn là phù hợp, tương tác và biến sinh như trường hợp Tôn Ngộ Không. Trong trường hợp như thế, có thể nói, tính nghệ thuật của các không gian được xây dựng trở nên ít có ý nghĩa (tức đối với Đường Tăng và Bát Giới),

Dù vậy, sự phân biệt và làm rõ về các tính cách sau đây trong quan hệ với vấn đề không gian nghệ thuật vẫn cứ cần thiết.

Trước hết, nói về Đường Tăng - người thủ lĩnh của đoàn thỉnh kinh, Giáo sư Lương Duy Thứ cho rằng "Đường Tăng là một hòa thượng ngây thơ, muốn thực hiện lý tưởng, song không có biện pháp gì khả thủ [5/16]. Xét về "chiến lược" của một người có lý tưởng muốn đi tìm chân lý một cách thành thật và kiên trì như Đường Tăng thì nhận xét khái quát nói trên rất đúng. Giáo sư Trần Xuân Đề cũng xác định đây là nhân vật "nhu nhược, yếu đuối, vô tài, bất lực, quan liêu với người dưới, khuất phục kẻ trên, mang nặng quan niệm đẳng cấp truyền thống của Tây Thiên phong kiến"[Ì3/116]. Quan sát nhân vật này từ đầu quá trình đi thỉnh kinh cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta thấy ý kiến này càng phong phú về minh chứng. Một vài điều cụ thể sau đây cũng có thể góp phần làm rõ tính cách của nhân vật Đường Tăng. Đọc Tây Du Ký, chúng ta thấy Đường Tăng luôn quan sát các không gian hiện dần lên phía trước của lộ trình. Đường đi của cả đoàn thỉnh kinh hầu như luôn luôn gặp nhiều khó khăn, tai ách. Mỗi lần như thế, Đường tăng thường khóc lóc, sụt sùi. Đứng trước nhiều gian nguy, thử thách không thể kể hết ra đây, nói chung, Đường Tăng "như con rối", hoàn toàn mất phương hướng và không đủ sự vững vàng của bản lĩnh để xử lý công việc. Đã thế mà nhiều khi Đường Tăng vẫn giữ nguyên tính cố chấp của mình. Cũng do cố chấp, không nghe lời nói đúng của Tôn Ngộ Không mà ở hồi 65 chẳng hạn, bọn yêu tinh đã gây đại nạn cho Đường

Tăng. Không những không nghe những lời nói đúng mà Đường Tăng có khi còn nghe nhiều lời xúc xiểm nhớ đến câu chuyện "Đẽo cày giữa đường" trong văn học dân gian Việt Nam. Đọc Tây Du Ký, có lẽ chúng ta đều thấy vai trò thiết yếu của Tôn Ngộ Không trong việc bảo vệ Đường Tăng và giải trừ tất cả những chướng ngại tai ác. Có thể nói rằng Đường Tăng không thể hoàn thành sứ mệnh thỉnh kinh, nếu không có Tôn Ngộ Không. Giáo sư Lương Duy Thứ cho rằng "Nếu không có Tôn Ngộ Không thì một bước ông ta cũng khó đi”[5/16]. Ấyvậy mà Đường Tăng đã nhiều lần đuổi Tôn Ngộ Không và nói những lời thật ác miệng như chúng tôi đã có dịp dẫn ra ở các phần viết trên. Riêng ở điểm này, nếu nghĩ sâu hơn thì chính nhân vật Đường Tăng đã phạm vào lỗi logic học, tức luật "không mâu thuẫn" - Nhưng đây là vấn đề khác. Một trong những biểu hiện đáng trách về nhân cách của Đường Tăng là việc người thủ lĩnh đoàn thỉnh kinh xúi giục linh hồn mấy tên giặc đi kiện Tôn Ngộ Không ở hồi 56. Về việc này, Tôn Ngộ Không từng có lời thưa ôn tồn, phân minh rằng: Tôn có đánh chết chúng cũng là vì sư phụ Đường Tăng - nhưng Đường Tăng vẫn không nghe và cuối hồi này còn đọc chú cẩn cô đối với Tôn Ngộ Không! Ở hồi 49, con Rùa chở cả đoàn qua sông, có nhờ Đường Tăng hỏi Phật Tổ bao giờ Rùa mới hết kiếp, điều lẽ ra phải cần nhớ - như một tri ân - mà Đường Tăng cũng quên bẵng! Những điều trên cho thây rất rõ những nhược tật và sự bất nhất của nhân vật Đường tăng. Ở một cáp độ tổng quan hơn, có lẽ cần nói thêm vấn đề tư tưởng được hàm ẩn trong hình tượng nhân vật này. Đọc Tây Du Ký, xem xét các hành trạng và những phát ngôn của nhân vật Đường Tăng, chúng ta thấy có một điều gì không rõ ràng, dứt khoát. Có ý kiến cho rằng "ở Đường Tăng, tư tưởng phong kiến có truyền thống của Trung quốc cùng tư tưởng nhà Phật đã kết hợp với nhau làm một". Chính sự kết hợp này trong hình tượng nhân vật đã tạo ra nhiều chỗ rắm rối. Vềsự phức hợp này, giáo sư Lương Duy Thứ đã chỉ ra và đánh giá rất rõ: "trong Tây Du Ký thì nhiều chỗ uẩn khúc, làm cho người đọc có lúc không rõ tác giả tán thành cái gì, phản đối cái gì. Ví dụ: một mặt tác giả thể hiện Đường Huyền Trang và Tôn Ngộ Không như những người tự động hành hương đi tìm chân lý, nhưng mặt khác, tác giả lại miêu tả Phật Tổ chủ động phái Quan Âm sang Trung Quốc tìm người truyền đạo về Phương Đông. Việc đi thỉnh kinh cũng còn được mô tả như là sự chấp nhận ý muốn của nhà vua Đường Thái Tông. Như vậy, việc đi tìm chân lý chỉ là thừa hành mệnh lệnh nhà Phật và nhà vua và do đó, mọi sự phản kháng đấu tranh đều trở nên vô nghĩa"[53/19]. Ý kiến đánh giá trong câu văn cuối cùng của Lương Duy Thứ kể trên đây cho phép chúng ta khẳng định thêm: quả thực Đường Tăng là một hình tượng nhân vật được cấu thành bởi hai lực lượng cũng là tư tưởng không nhỏ và phức tạp. Cũng trong ý kiến đánh giá nói trên, Lương Duy Thứ cho rằng - như

thế -thì mọi sự phản kháng đấu tranh đều trở nên vô nghĩa. Có lẽ, phần ý kiến này là xét đất tận cùng vấn đề. Ở một phía khác, phía mục đích hành động của nhân vật, có lẽ chúng ta cũng cần ghi nhận công lao nhất quán của Đường Tăng trong suốt quá trình đi Tây Thiên. Trần Xuân Đề cũng xác nhận điều này: "Việc Đường Tăng không quản trăm cay nghìn đắng cùng Ngộ Không vượt qua biết bao trở ngại khó khăn, trèo đèo lội suối sang tận Tây Thiên để lấy kinh Phật trở về Đông Thổ là điều đáng được khẳng định"[13/119]. Từ tất cả những vấn đề về hình tượng nhân vật Đường Tăng nói trên, có thể thấy rằng, đạo đức, nhân cách, tính cách... của Đường Tăng như là những điều "có sẵn". Những yếu tố này đã bộc lộ trong suốt quá trình thỉnh kinh, trên các không gian địa lý cụ thể. Nó có tính "cố định", "cố thủ" của bản thân nhân vật hơn là được tương tác và bị chi phối của các không gian. Do vậy, các không gian được xây dựng trong tác phẩm trong quan hệ với hình tượng nhân vật Đường Tăng trở nên ít có ý nghĩa. Cùng dạng với hình tượng nhân vật Đường Tăng là hình tượng Trư Bát Giới. Xuất hiện từ hồi thứ mười tám và đi suốt với đoàn thỉnh kinh bằng tất cả những ưu điểm, khuyết điểm, Trư Bát Giới cũng là nhân vật gây nhiều ấn tượng vừa thú vị, vừa trần tục, gần gũi với đời thường. Bàn về nhân vật Trư Bát Giới, Giáo sư Lương Duy Thứ viết: "...ở Trư Bát Giới chúng ta lại tìm thấy tất cả những cái bình thường, thậm chí hèn mọn của con người. Được vũ trang bằng cái cào cỏ, y có dáng dấp một nông dân. Y ham lao động, suy nghĩ đơn thuần, nhưng cũng rất có tư lợi, thích nhàn nhã, dễ bị cám dỗ bởi sinh hoạt vật chất. Không thể coi Trư Bát Giới là "điển hình của dục vọng", là "con lợn lòng của loài người". Hình tượng Trư Bát Giới đa dạng hơn thế và do đó cũng lớn hơn thế"[5/19]. Ý kiến trên đây rất căn bản và bao quát về nhân vật. Xét ý nghĩa của mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một vài khía cạnh cụ thể. Trước hết, có thể thấy từ trong bản chất, Bát Giới luôn có tinh thần dao động. Điều này, rải rác có thể tìm thấy sự xuất hiện của nó trên suốt cuộc hành trình đi Tây Thiên, nhất là khi gặp khó khăn, tai ách. Trong tác phẩm, biểu hiện đầu tiên của tinh thần dao động này xuất hiện ở hồi thứ 19 - đoạn tự phát ngôn của Trư Bát Giới khi giả từ gia đình: "Gởi lời chào mẹ Vợ, dì nhớn, dì bé, anh em rể, cậu cô chú bác, tôi hôm nay đi làm hòa thượng, không kịp đến chào, xin chớ trách. Thưa trượng nhân, bố hãy trông nom nhà con cho cẩn thận, hễ lấy không được kinh, trở về hoàn tục, con lại trở về nhà bố ở rể làm ăn như trước" (TP.T1 - tr.429). Từ nội dung của câu văn thứ hai, ta thấy lộ ra "tính nước đôi" trong ý nghĩ của Trư Bát Giới. Thật ra, đó là tinh thần dao động, hoang mang. Một trong những loại việc của tinh thần hoang mang, dao động thường xảy ra nhất ở Trư Bát Giới là việc đòi chia hành lý, giải tán đoàn thỉnh kinh, ai lo phần nấy. Biểu hiện hoang mang dao

động này, như đã nói, là có từ bản chất của nhân vật, trước khi tham gia cùng đoàn thỉnh kinh. Khi theo đoàn thỉnh kinh, đi qua nhiều không gian địa lý cụ thể thì điều đó vẫn tiếp tục bộc lộ. Nếu so sánh với nhân vật Đường Tăng về việc bộc lộ thái độ trên đường đi thì Trư Bát Giới có khác. Khi gặp bất trắc, gian nguy thì Đường Tăng thường khiếp sợ, khóc sụt sùi và nhiều lần ngã từ trên ngựa xuống đất. Lương Duy Thứ xem nhân vật Đường Tăng là ngây thơ và không có biện pháp gì khả thủ là đúng. Trong khi đó, Trư Bát Giới "có vẻ bình tĩnh" hơn. Đành rằng Trư Bát Giới cứ đòi chia hành lý, giải tán đoàn và có khi đang giao chiến với yêu ma lại trốn vào bụi cây để ngủ, nhưng rõ ràng, những toan tính, dự định của Trư Bát Giới được diễn ra tiệm tiến hơn. Còn Đường Tăng thì dường như là "lập tức" bộc lộ tình trạng mất phương hướng xử lý sự cố. Xét ở chiều không gian tác động tới tính cách nhân vật thì quả những không gian có nội dung khó khăn đã tác động đến tâm lý tính cách của Trư Bát Giới.

Một trong những nét tính cách vốn có khác của Trư Bát Giới là việc ham mê sắc dục. Câu chuyện tiêu biểu hơn cả về vấn đề này trong tác phẩm là chuyện Trư Bát Giới đã vướng phải sắc dục ở trang viên họ Giả. Đọc tác phẩm, chúng ta đều biết là Lê Sơn Thánh Mẫu vâng lệnh Quan Thế Âm Bồ Tát cùng hai vị Phổ Hiền, Văn Thù đến thử lòng thiền của thầy trò Đường Tăng. Nói rằng việc ham mê sắc dục cũng là nét bản chất, vì tácphẩm cho ta biết Trư Bát Giới từng có lỗi say rượu trêu ghẹo tiên nga ở hội bàn đào, phải đầu thai xuống hạ giới làm thân súc vật chịu tội. Do cội nguồn của vấn đề vốn có từ sâu xa như vậy, nên việc vướng phải sắc dục trên đường thỉnh kinh cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh tinh thần hoang mang dao động, tính hiếu sắc dục, Trư Bát Giới còn có lòng tham, tính lười biếng, thích tư lợi. Tính tham ăn, ăn nhiều, ăn uống chẳng kể sĩ diện là nét thường thấy nhất ở Trư Bát Giới. Từ việc ăn quả nhân sâm ở Ngũ Trang Quán, ăn cơm chay nhiều vô kể ở các trang viên cho đến hồi thứ 99, dự tiệc thếch đãi ở gia đình họ Trần Gia Trang, Trư Bát Giới vẫn không thay đổi cố tính tham ăn. Lòng tham của Trư Bát Giới không phải bộc lộ riêng ở mỗi việc ăn uống, mà còn tham lợi về tiền bạc ngay cả trong hoàn cảnh nhiều khó khăn của đoàn thỉnh kinh. Để có lợi cho mình, có khi Trư Bát Giới còn nói lời xúc xiểm đối với Tôn Ngộ Không. Ở hồi thứ 31, lúc Trư Bát Giới sắp bị Tôn Ngộ Không đánh khuyến cáo thì Trư Bát Giới đã nhanh trí lợi khẩu nhằm tránh tội. Ở hồi thứ 49, khi ba anh em cùng đi cứu Đường Tăng ở sông Thiên Hà mà Trư Bát Giới vẫn còn chơi khăm đối với Tôn Ngộ Không. Những nét phẩm chất, tính nết trên đây của Trư Bát Giới thật ra cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Có thể nói, đây là nhân vật phức tạp về mặt tính cách. Nhìn rộng hơn, ta sẽ thấy, ở mỗi tâm lý, mỗi nét tính cách như vậy đều gần như có hai phía tốt và

xấu (hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực). Cả hai phía này thống hợp trong một hình tượng nên có

Một phần của tài liệu không gian nghệ thuật trong tây du ký (Trang 62 - 74)