5. Kết cấu luận văn
2.1.2. Không gian mặt đất
Ở phần không gian này, do có nhiều không gian khác nhau diễn ra trên hành trình đi Tây thiên của thầy trò Đường Tăng và do nhiều lực lượng gây hấn khác nhau, nhiều hành trạng của nhân vật chồng chéo lên nhau, nên việc trình bày của luận văn xin không trích dẫn nhiều về tác phẩm. Dựa theo sự phát triển dần dần của tác phẩm theo hướng đi Tây thiên, chúng tôi cũng phải sử dụng phương pháp miêu tả cho quá trình ấy. Cũng ở phần không gian này, chúng ta sẽ nhận diện các tính cách nhân vật khác nhau được thể hiện. Những không gian bộ phận như chùa chiền, núi cao, hang động, dòng sông, bến bãi... sẽ là nơi hội tụ của những tính cách nhân vật dị thường. Chắc chắn sẽ có tính cách có quan hệ với hoàn cảnh và có tính cách hầu như không có quan hệ gì. Những không gian, hoàn cảnh ở đây có trường hợp là sự tương sánh hòa điệu với tính cách, có trường hợp như không tác động được gì với những tính cách có vẻ "cố thủ", "bất biến".
Sau khi chia tay với Bá Khâm (hồi 13) tại núi Lưỡng Giới Sơn (nơi chia hai nước Đại Đường và Thát Đát), Đường Tăng Huyền Trang đi một mình và đã nghe tiếng Tề Thiên Đại Thánh...
Đến núi Ngũ hành, Đường Tăng cứu Tôn Ngộ Không, rồi thu nhận làm đệ tử, cùng đi thỉnh kinh. Từ đây, Tôn Ngộ Không bắt đầu một hành trình mới với một nhiệm vụ mới, nhưng con người quái kiệt này vẫn nguyên vẹn một tính cách, một lý tưởng.
Có thể xem hồi thứ 13 là hồi đầu tiên hai thầy trò cùng cất bước trên đường đi thỉnh kinh. Trên con đường tiết tháng chạp rét mướt này, thầy trò phải trên đỉnh cao hiểm trở, chập chùng vách đá cheo leo. Núi cao, rừng rậm, khe hiểm, sông sâu... luôn luôn là những địa điểm, không gian chực chờ trước mặt. Tình trạng không gian như thế chỉ có thể là tai ách rập rình mà thôi. Và quả nhiên, con rồng ở khe Ưng Sầu núi Rắn cuốn muốn toan quắp Đường Tăng, nhưng Tôn Ngộ Không đã kịp thời giải cứu cho sư phụ. Thua keo này, bày keo khác, nó lại nuốt chửng con ngựa bạch của Đường Tăng. Tôn Ngộ Không đi tìm đánh nó và nhờ Quan Âm giúp sức bắt con rồng Ngao Thuận này hóa thành ngựa bạch, mang thồ hành lý cùng theo đoàn đi thỉnh kinh. Đoàn đi đã thêm được một nhân vật nữa. Tuy có Quan Âm giúp sức, nhưng ngay ở hồi xuât phát này của hai thầy trò, phải thấy công lao của Tôn Ngộ Không, Ởkhông gian núi cao, khe hiểm tính chất chiến đấu của Tôn Ngộ Không không hề thay đổi.
Thực ra, hồi thứ 14 liền trước, Tôn Ngộ Không đã giết 6 tên cướp để bảo an sư phụ, tức tính chiến đấu vốn hằng thường trong tính cách Tôn Ngộ Không. Nhưng nếu Tôn Ngộ Không vì nhiệm vụ và cũng là đạo lý mà không thay đổi tính cách mình thì sư phụ Đường Tăng lại mắng nhiếc Tôn Ngộ Không khi Tôn làm nhiệm vụ, gọi là "ác quá, ác quá!" (hồi 14) và mất phương hướng trước "Thiên Sơn Vạn Thủy" (hồi 15), luôn luôn giàn giụa nước mắt. Có thể còn sớm khi nói về tính cách của Đường Tăng ở đây, nhưng dấu hiệu của sự non kém trong bản lĩnh đã lộ ra.
Ba nhân vật tiếp đi đến một không gian ngỡ bình yên là Quan Âm viện, nhưng bọn sư già lại lừa lấy cà sa của Đường Tăng. Thế là tài sức của Tôn Ngộ Không phải trình ra: Tôn đi bằng phép Cân đẩu vân đến núi Hắc Phong đánh nhau cả ngày với Hắc Đại Vương và cuối cùng, bằng Miếng Tứ bình - đánh từ trong bụng Hắc Đại Vương đánh ra, thêm sự giúp sức của Quan Âm, Tôn Ngộ Không chiến thắng, mang áo cà sa về cho sư phụ. Không kể không gian vời vợi của núi Hắc Phong, không gian của những trận đánh từ trong nhà, ra sân, lên núi, về động..., chỉ nói một điểm cũng có ý nghĩa không gian cực hẹp, đó là ổ bụng của Hắc Đại Vương: ở đây, con người phi thường Tôn Ngộ Không hoàn toàn đủ phép lực để vừa thu nhỏ bản thân mình, vừa tung hoành để chiến thắng kẻ thù! Trong những hành trình gian nan về sau, chúng ta còn thấy con người có 72 phép thần thông, nhưng ở hồi thứ 17 này, đó là một điểm thú vị!
Và như vậy, tính cách khổng lồ của Tôn Ngộ Không còn có khả năng ứng hợp một cách phong phú với những không gian khác nhau.
Một trong những loại khônggian mà đoàn thỉnh kinh thường gặp trên lộ trình là trang trại, trang viên, thôn trang. Tác phẩm không tập trung miêu tả về cấu trúc của loại không gian này, mà chủ yếu kể việc bình yên hay bất an đang sẵn sàng ở những nơi ấy. Nếu là bất an thì thường trang trại ấy có yêu quái và có liên hệ với một hành động nào đấy. Đó là trường hợp ởhồi 18,19: Từ trang trại Lão Trang đến động Vân Sạn, Tôn Ngộ Không phải đánh nhau với Trư Cương Liệp, cứu thoát Thúy Lan và Trư Cương Liệp đã quy thuận theo đoàn thỉnh kinh. Đoàn đi thêm được một nhân vật nữa và Đường Tăng đặt tên cho Trư Cương Liệp là Trư Bát Giới. Thêm được một nhân vật cho đoàn, giúp cứu con gái của Cao Lão, như ta thấy, tất cả đều do tài sức của Tôn Ngộ Không, còn Đường Tăng không có vai trò gì. Nếu theo dõi kỹ, ta sẽ thấy, từ khi đi thỉnh kinh, tai nạn đến với Đoàn, chủ yếu là đến với Đường Tăng, nhưng người đứng ra giải quyết, trước sau vẫn là người đệ tử đầu tiên theo phò sư phụ - Tôn Ngộ Không. Tai nạn đầu tiên về bản thân Đường Tăng (từ khi đi thỉnh kinh) là Đường Tăng bị Hồ Tiêm Phong bắt đem về động dâng thịt cho Hoàng Phong Đại Vương. Thế rồi, cũng là tài năng của Tôn Ngộ Không. Nhưng lần này, Tôn Ngộ Không có thêm sự trợ chiến của Trư Bát Giới và chính Trư Bát Giới đã đón đường đánh chết yêu quái Hồ Tiên Phong, trong không gian hang động hiểm trở của Hoàng Phong cùng với những cách cứu sư phụ của mình. Đó là nhờ uy lực của Linh Cát Bồ Tát. Nguyên là con chuột ở núi Linh Sơn tư đắc đạo, Hoàng Phong đã chấp nhận thua cuộc và cùng theo về với Linh Cát. Thế là tính mạng của Đường Tăng được giải cứu. Nếu ở hồi 20, 21 này, Đường Tăng chỉ biết bó tay, thụ động trước tai nạn thì Tôn Ngộ Không đã không ngừng quyền biến để chiến thắng phép kim thuyền thoát xác của Hồ Tiên Phong đã kiên nhẫn chữa bệnh đau mắt vì gió độc của Hoàng Phong mà tìm đường cứu nguy cho sư phụ, trong đó, phần công lao của Trư Bát Giới được ghi nhận. Sự vận động của hành động nhân vật ở đây có tính tăng tiến rõ rệt.
Bốn nhân vật tiếp tục hành trình đến một không gian mới - loại không gian mà người quan trọng bậc nhất về sự bảo an ít có kinh nghiệm, đó là sông, sông nước Lưu Sa (Nhược Thủy), ở đây, yêu Quyển Liêm đại tướng vồ cướp Đường Tăng. Vì đã có thêm người anh em cũng có tài sức, nên Tôn Ngộ Không để cho Trư Bát Giới đánh nhau với con yêu này. Để đảm bảo cho tiến độ cuộc hành trình, Tôn Ngộ Không phải cưỡi mây đi Nam Hải viện đến Bồ Tát và cuối cùng, nhờ một hồ lô đỏ của Bồ Tát, yêu Quyển Liêm đại tướng đã quy thuận rồi theo đoàn đi thỉnh kinh. Đó là Ngộ Tĩnh - Sa Tăng.
Đoàn thỉnh kinh thêm được một nhân vật nữa, tức thành năm và dù "Lưu Sa tám trăm rộng, Nhược Thủy sâu ba nghìn", nhưng Đoàn thỉnh kinh đã dùng hồ lô đỏ của Bồ Tát đặt giữa với 9 sọ người của Quyển Liêm đại tướng làm thuyền qua sông bình yên, chặng đường tiếp theo của Đoàn là đi đến một tu viện. Vì ham mê sắc dục, riêng Trư Bát Giới đã bị nạn, nhưng cũng được thầy trò giải cứu. Từ hồi 24 đến hồi 26, chỉ vì 2 quả nhân sâm ở núi Vạn Thọ mà cả thầy trò Đường Tăng phải một phen khốn khó. Do (anh em Tôn Ngộ Không) hái trộm nhân sâm ăn và làm chết loại cây thuốc quý này, rồi lại lẳng lặng bỏ đi, nên chủ nhân Đại Tiên đuổi theo Đoàn và hai bên đánh nhau kịch liệt. Thầy trò Đường Tăng đã bị Đại Tiên dùng phép lực thu gọn vào tay áo 2 lần, chỉ trừ Tôn Ngộ Không giàu tài biến hóa nên thoát được chân thân. Cũng nhờ thoát được mà Tôn Ngộ Không cứu được cả đoàn. Làm được những kỳ tích này, Tôn Ngộ Không vẫn tiếp tục thể hiện những tài năng kỳ diệu của mình, trong đó, việc biến hình (hóa gốc liễu, hóa sư tử đá), nhất là phép Cân đấu vân đã làm Tôn Ngộ Không có dịp tung hoành trên không gian mênh mông quen thuộc. Đó là việc Tôn Ngộ Không đi Bồng lai tiên cảnh gặp Thọ Tinh, Phúc Tinh, Lộc Tinh, đi núi tiên Phương trượng gặp Đế Quân và đi Đông Dương Đại Hải cầu Quan Âm để tìm cách chữa sống lại cây nhân sâm cho Đại Tiên.
Rời Vạn Thọ Sơn, Đoàn tiếp tục đi. Hầu như bao giờ cũng vậy, mỗi khi thấy núi cao, sông sâu, mỗi khi thấy đói lòng, Đường Tăng thường gọi Tôn Ngộ Không. Chính Tôn Ngộ Không là người chuyên chú nhất quán bảo vệ sư phụ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng công trạng của Tôn vẫn không được Đường Tăng đánh giá đúng mức, thậm chí Đường Tăng còn tức giận và đuổi Tôn Ngộ Không trở về núi Hoa Quả. Đó là trường hợp Tôn đánh chết ba lần con yêu giả gái, hóa bà già, ông già ve vãn Đường Tăng. Tầm nhìn, sự đánh giá của Đường Tăng đối với Tôn Ngộ Không lại trở nên tệ hại và thiếu bản lĩnh hơn khi Đường Tăng nghe lời xúc Xiểm của Trư Bát Giới. Con người chân tu, một lòng theo Phật có khi còn nói năng thề thốt như kẻ phàm tục: "Nếu còn gặp mi, ta sẽ sa xuống địa ngục A Tụy". (TP.II. 99). Ở hồi thứ 27 này, người tường thuật còn kể rằng khi về sắp đến núi Hoa Quả, động Thủy Liêm, Tôn Ngộ Không vẫn còn tấm lòng thương nhớ Đường Tăng! Đó là biểu hiện tình nghĩa của Tôn Ngộ Không - một con người sống có đạo lý chứ không phải là "người xấu" như Đường Tăng đánh giá. Đường Tăng - Tôn Ngộ Không, hai thầy trò cùng mục đích, nhưng tính cách của họ không giống nhau.
Có người đồ đệ tài ba như Tôn Ngộ Không mà Đoàn thỉnh kinh suýt có khi không giải cứu được tai nạn. Giờ đây, đường ai nấy đi, biết sẽ ra sao trong chặng đường sắp tới?
Trong khi Tôn Ngộ Không về "Trùng tu Hoa Quả Sơn, phục chỉnh Thủy Liêm Động" thì thầy trò Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng, ngựa bạch bị nạn yêu quái Hoàng Bào ở núi Hắc Tùng. Không có Tôn Ngộ Không, nên Bát Giới, Sa Tăng phải ra tay đánh yêu quái để cứu Đường Tăng. Nhưng yêu quái Hoàng Bào là con yêu nhiều tài phép hiểm, nên anh em Bát giới, Sa tăng không sao thắng nổi. Đã thế, giữa chừng công việc, Bát Giới lại chui vào bụi ngủ, trong khi Sa Tăng đã bị bọn yêu quái bắt đi. Trước cảnh đau lòng ấy, Long Mã đã biến hình, rồi trực tiếp đánh nhau với yêu quái Hoàng Bào. Cũng không thắng được yêu quái. Long mã bàn với Bát giới và đề nghị Bát Giới đi tìm nhờ Tôn Ngộ Không. Bỏ qua sự tệ bạc, đớn hèn, xấu bụng của Bát Giới, Tôn Ngộ Không nhận lời đi giải cứu Đường Tăng, Sa Tăng. Đánh nhau kịch liệt với Hoàng Bào, Tôn Ngộ Không lừa lấy được ngọc xá lị và lên thẳng Ngọc Hoàng truy tìm tông tích yêu quái. Đó là Khuê Mộc Lang đã xuống hạ giới 13 năm và Ngọc Hoàng sai bản bộ bắt về thượng giới.
Được dịp trở lại thiên đình, Tôn Ngộ Không vẫn ngang tàng như xưa: vào thiên môn, đi thẳng tới điện Thông Minh gặp Ngọc Hoàng hỏi chuyện và khi trở về chỉ chào một câu. Dẫu các thiên sư đòi hỏi bái tạ, Tôn Ngộ Không cũng chẳng làm. Tính cách và tài năng ấy đã làm Ngọc Hoàng phải nói với thiên sư: "cốt sao y được vô sự, trên trời được thanh bình là may"!
Lại nói về việc cứu Sư phụ Đường Tăng. Yêu quái biến Đường Tăng thành một con hổ, không mở mắt, mở miệng được. Tôn Ngộ Không đọc châm ngôn và phun nước giải cứu Đường Tăng trở lại nguyên hình chân thân. Lần này, Đường Tăng xiết bao cảm tạ công đức của Ngộ Không. Nhưng trong lời lẽ ấy, thực ra cũng đã phơi bày cái bất nhất của vị thủ lĩnh Đoàn đi thỉnh kinh, vậy là Tôn Ngộ Không vì nghĩa đạo mà trở lại với Đoàn, cùng tiếp tục đi thỉnh kinh. Lúc có Tôn Ngộ Không cũng như lúc không có người đồ đệ kiệt xuất này, Đoàn thỉnh kinh cứ phải luôn gặp nạn. Họ đi đến núi Bình Đính Sơn. Bát Giới đánh nhau với Ma Vương Kim giấc và Ngân giấc ở động Liên Hoa, rồi bị chúng bắt. Bằng thần thông của mình, Tôn Ngộ Không biết tất cả sự giả - thật của yêu ma ; nhưng phải nghe lời Đường Tăng, nên Tôn Ngộ Không thua phép di sơn của chúng. Kim đẩu yết đế và Thổ địa, Sơn thần đã hợp lực cứu thoát Tôn Ngộ Không. Vừa thoát núi đè, Tôn Ngộ Không đã tính ngay phương kế giải cứu sư phụ và các đệ Bát Giới, Sa Tăng. Biết yêu quái có 2 bửu bối lợi hại là Hồ lô hồng vàng tía và Bình mỡ ngọc dê, Tôn Ngộ Không qua đối thoại, tìm hiểu, rồi lừa đổi hồ lô gọi là gói trời (đổi hồ lô gói người). Tôn Ngộ Không nhanh trí đi báo Ngọc Hoàng, nhờ Natra giúp sức, đến Bắc thiên môn, nhờ thêm Chân vũ và Natra dùng lá cờ đen làm tối cả trời đất, nên yêu ma kinh sợ. Sau đó, Tôn Ngộ Không làm sáng trời đất lại và đổi lấy được hồ lô thật cùng Bình mỡ
ngọc dê, rồi biến đi. Hai yêu ma Quý tinh tế và Trùng linh lợi thí nghiệm hồ lô gói trời thì không có tác dụng, biết ngay là đồ giả. Sợ bị lộ, Tôn Ngộ Không dùng phép thu lại hồ lô giả, nên 2 yêu ma chỉ còn tay không! Khi phải kẹt dưới núi, ngỡ là Tôn Ngộ Không tuyệt đường phò Sư phụ đi thỉnh kinh. Nhưng thoát được rồi thì từ mặt đất, thoắt một cái đã lên thiên đình, chớp một cái lại làm trời đất từ sáng sang tối, biến đổi khôn lường đối với những trở lực diễn ra. Nhưng tài năng ấy vẫn còn phải chiến đấu không ngừng. Ngay như bọn yêu quái đang nói ở đây, chúng còn những ba bảo bối khác, là Kiếm thất tinh, quạt ba tiêu và dây kim tuyến đang ở mẫu thân của tên ma em. Nhờ thần thông, nên Tôn Ngộ Không biết cả địa chỉ, mưu kế công việc của yêu ma và đã giết được mẫu thân ma em là một con Hồ ly chín đuôi. Nhưng ma già đã dùng hồ lô bắt được Tôn nhốt vào bên trong. Tôn lại biến thành con bọ mát, rồi nhân lúc ma em sơ hở đưa hồ lô cho Ý Hải Long tức thì Tôn chớp lấy ngay và biến bù lại hồ lô giả. Tôn Ngộ Không thừa thắng tiến đến động đánh với lão Ma Kim Giới đại vương rồi lấy được quạt ba tiêu. Hồ A Thất, cậu ruột của ma em đến đánh trả thù cho anh em nhà lão ma liền bị Bát Giới bổ đinh ba vào lưng phải đâm đầu bỏ chạy. Trong khi đó, Kim Giới đại vương không cẩn thận lại kêu một tiếng (khi nghe Tôn Ngộ Không gọi tên mình) thì lập tức bị cuốn ngay vào tịnh bình! Tôn Ngộ Không dán ngay bùa Thái Thượng Lão Quân vào đấy cho tuyệt đường phục sinh. Chiến thắng xong, Tôn Ngộ Không lần lượt giải cứu cho Sư phụ, tất cả đều vui mừng tạ ơn rồi lên đường. Trên đường đi, gặp Thái Thượng Lão Quân đòi lại tất cả bảo bối mà Tôn Ngộ Không đã tướt đoạt của nhà lão ma, vì đó là của Thái Thượng mà bọn yêu ma đã ăn cắp. Nhân phê phán Lão Quân, Tôn Ngộ Không biết nguồn gốc các bảo bối có liên quan đến