2.2.3.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = (y1 / y0 ) x 100% Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Dùng các chỉ số phân tích nghiệp vụ cho vay để đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.
2.2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phƣơng pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phƣơng pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats).
Điểm Mạnh và điểm Yếu, gọi nôm na là sở trƣờng và sở đoản đó là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài sản, kỹ năng hoặc những nguồn lực nào đó của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
Cơ hội và Thách thức là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và Thách thức nảy phát sinh từ môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa.
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí, định hƣớng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, đƣợc sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc, đề ra giải pháp, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Lập một ma trận SWOT bao gồm các bƣớc sau: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức 2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức
4. Liệt kê các thách thức quan trọng bên ngoài tổ chức
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc SO vào ô thích hợp
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WO vào ô thích hợp
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc ST vào ô thích hợp
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc WT vào ô thích hợp
Giải pháp SO
Là chiến lƣợc sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể đƣợc sử dụng để lợi dụng những xu hƣớng và biến cố của môi trƣờng bên ngoài.
Giải pháp WO
Là chiến lƣợc nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội bên ngoài đang tồn tại, nhƣng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản có khai thác những cơ hội này.
Giải pháp ST
Là chiến lƣợc sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài.
Giải pháp WT
Là chiến lƣợc phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức nhƣ vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CẦU KÈ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN CẦU KÈ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè
Tháng 04 năm 1992 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cầu Kè chính thức thành lập trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Trà Vinh theo quyết định số 21/QĐ-NH9 của thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc, lúc đó có tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Cầu Kè. Đến tháng 11/1992 đổi tên lại thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cầu Kè, là Ngân hàng cấp 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Vinh. Trụ sở đƣợc đặt tại khóm 5 thị trấn Cầu Kè. Hiện nay hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cấp vốn cho vay nông nghiệp nông thôn, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối, nghiệp vụ thanh toán.
Mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cầu Kè gồm 10 xã và 01 thị trấn. Tại trung tâm huyện hoạt động giao dịch đối với 07 xã và 01 thi trấn: Hòa Ân, Thông Hòa, Thạnh Phú, Tam Ngãi, An Phú Tân, Hòa Ân, Châu Điền và Thị Trấn Cầu Kè và 01 phòng giao dịch trực thuộc đặt tại xã Phong Phú giao dịch với 03 xã: Phong Phú, Phong Thạnh và Ninh Thới.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cầu Kè tham gia giao dịch với mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cƣ trong địa bàn nhằm góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè
3.1.2.1 Chức năng
- Nhận các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoài tệ của các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế với các kỳ hạn đa dạng và lãi suất linh hoạt hấp dẫn.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cho cá nhân và tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn và trung hạn bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cƣ với lãi suất thõa thuận.
- Cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay đời sống đối với các cán bộ công nhân viên, cho vay ngƣời đi lao động và làm việc ở nƣớc ngoài, cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chiết khấu và các loại chứng từ có giá với mức lãi suất thấp.
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiển và chi trả kiều hối bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, chuyển tiền điện tử nhanh chóng với chi phí thấp và an toàn.
3.1.2.2 Nhiệm vụ hoạt động
Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng là bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Giữ bí mật tài khoản tiền gửi cả tiền vay của khách hàng.
Trong những năm qua Ngân hàng luôn ý thức đƣợc vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình và đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Cầu Kè.
3.1.2.3 Vai trò
Là một chi nhánh của NHNo&PTNT Trà Vinh, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè đảm nhận các vai trò:
- Cấp tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nhận tiền gởi của nhân dân để tạo nguồn vốn cho Ngân hàng.
- Ngoài ra hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn có vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh, góp phần cải tạo xã hội đƣa nền kinh tế huyện Cầu Kè phát triển theo kịp tiến trình của đất nƣớc.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Cầu kè) Chú thích: KT – NQ: Kế toán – Ngân quỹ
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận tổ chức
a. Chức năng Ban giám đốc
Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thiết lập chính sách, đề ra chiến lƣợc kinh doanh cho mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong ban Giám Đốc phân công công tác nhƣ sau: Giám Đốc phụ trách tổ chức và điều hành hoạt động của Ngân hàng, 01 phó giám đốc điều hành phòng kế toán – ngân quỹ, 01 phó giám đốc điều hành phòng tín dụng, 01 phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch phong phú.
b. Chức năng các phòng ban
Phòng tín dụng
- Tổ chức thống kê lƣu trữ dữ liệu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo chế độ qui định.
- Hàng quí, năm xây dựng kế hoạch, tổng kết, sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh và có hƣớng đề xuất, mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. - Xây dựng và thẩm định dự án vốn vay ngắn hạn, trung hạn theo qui trình nghiệp vụ đã qui định.
- Định kỳ họp đánh giá về năng lực, phẩm chất, hiệu suất công tác của cán bộ trong phòng.
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Tín Dụng Phòng KT - NQ Phòng Giao Dịch Phong Phú
Phòng kế toán - ngân quỹ
- Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
- Làm thủ tục phát tiền vay theo quy định hay ngƣời đƣợc ủy quyền. - Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi chuyển tiền.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
- Lƣu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng, hồ sơ pháp lý doanh nghiệp. Phòng giao dịch Phong Phú
Phòng này có nhiệm vụ thực hiện giao dịch với ngƣời dân ở các xã: Phong Phú, Ninh thới và Phong Thạnh bao gồm các hoạt động nhƣ: huy động vốn, nhận chuyển tiền, cho vay….
3.1.4 Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng
3.1.4.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của tất cả các đơn vị tổ chức kinh tế, dân cƣ trong và ngoài tỉnh bằng tiền Việt Nam và Ngoại tệ.
3.1.4.2 Hoạt động tín dụng
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng các yêu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh, dịch vụ và đời sống, thực hiện đầu tƣ vốn cho các dự án, phƣơng án phát triển sản xuất.
3.1.4.3 Các dịch vụ khác
- Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán, chuyển tiền nhanh . - Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ, làm đại lý.
- Thực hiện dịch vụ bảo lãnh : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo& PTNT HUYỆN CẦU KÈ
Ngân hàng tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng nhƣ các tổ chức hoạt động kinh doanh khác, muốn hoạt động có hiệu quả trƣớc hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả, và nó luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Khi lợi nhuận tăng Ngân hàng sẽ có điều kiện trích quỹ dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung vốn tự có. Tuy nhiên, để đạt đƣợc những mục tiêu đó Ngân hàng phải đối đầu với những thử thách to lớn do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố về thị trƣờng. Sau đây là kết quả hoat động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Cầu Kè trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
3.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm (2011 – 2013)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 29.049 39.911 47.861 10.862 37,39 7.950 19,92 Chi phí 103.416 219.155 32.191 115.739 111,92 -186.964 -85,31 Lợi nhuận -74.367 -179.244 15.670 -104.877 141,03 194.914 -108,74
(Nguồn: Phòng Tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè)
Về Thu nhập
Năm 2011 thu nhập của Ngân hàng là 29.049 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 39.911 triệu đồng tăng 10.862 triệu đồng, tƣơng ứng 37,39% so với năm 2011. Đến năm 2013 thu nhập của Ngân hàng tiếp tục tăng lên đạt 47.861 triệu đồng tăng 7.950 triệu đồng so với 2012, tốc độ tăng 19,92% so với năm 2012. Đạt đƣợc kết quả trên là do nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng không ngừng tăng trƣởng, đặc biệt là vốn huy động, chính nhờ sự tăng của nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, đem về nguồn thu
do trong năm 2011 lãi suất trên thị trƣờng còn khá cao làm cho các khoản thu lãi trong năm 2012 cao, qua đó giúp doanh thu từ lãi vay của Ngân hàng cũng tăng.
Ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng thì có nguồn thu từ lãi tiền gửi ở TCTD khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ lãi. Chủ yếu là do các khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM khác nhằm thực hiện thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng với nhau chứ không nhằm mục đích hƣởng lãi. Ngoài ra các khoản thu từ dịch vụ tăng điều đặn qua các năm, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền ngày càng cao của khách hàng chẳng hạn nhƣ thu phí chuyển tiền thanh toán hóa đơn mua hàng, gia đình có con đi học ở xa có thể đến Ngân hàng để gửi tiền, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ bán bảo hiểm con ngƣời, xe máy, xe ôtô. Đồng thời cùng với sự cố gắng của cán bộ tín dụng đã đƣa hoạt động của chi nhánh tốt hơn.
Từ phân tích trên cho thấy hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã từng bƣớc phấn đấu cho phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế hiện đại, phù hợp với mục tiêu là một Ngân hàng hiện đại có nhiều sản phẩm tiện ích, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân nhƣ: cung cấp dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ bán bảo hiểm con ngƣời, xe máy, xe ôtô các loại… kết quả là thu nhập của Ngân hàng đã liên tục tăng qua 3 năm, tuy chiếm tốc độ tăng trƣởng không đều nhƣng cũng góp phần đƣa lợi nhuận của Ngân hàng tăng cao hơn.
Về Chi phí
Năm 2011 chí phí của Ngân hàng là 103.416 triệu đồng, năm 2012 là 219.155 triệu đồng tăng 115.739 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 111,92% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổng chi phí tăng nhanh, mạnh và đột biến đến nhƣ vậy là do tình hình kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động làm ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế huyện Cầu Kè, làm cho các nhà đầu tƣ trong huyện gặp quá nhiều khó khăn trong kinh doanh dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, hậu quả dẫn đến khả