Doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu kè (Trang 61 - 69)

3 năm (2011 – 201)

4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết đƣợc tình hình quản lý vốn và tính chính xác khi thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng.

4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % HGĐ và CN 210.704 241.130 311.419 30.426 14,44 70.289 29,15 Cty CP, TNHH 1.440 4.575 5.240 3.135 217,71 665 14,54 DNTN 3.160 8.025 8.930 4.865 153,96 905 11,28 Tổng 215.304 253.730 325.589 38.426 17,85 71.859 28,32

Hộ gia đình và cá nhân

Năm 2011 doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân đạt 210.704 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân đạt 241.130 triệu đồng, tăng 30.426 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 14,44% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân đạt 311.419 triệu đồng, tăng 70.289 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 29,15% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đa số ngƣời dân đều sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao, ngƣời nông dân đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ của các ban ngành địa phƣơng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân yên tâm sản xuất, ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các phƣơng pháp sản xuất chăn nuôi hiện đại, chất lƣợng con giống ngày càng cao, năng suất cũng trên cơ sở đó đƣợc tăng cao, giá cả một số mặt hàng nông sản đƣợc Nhà nƣớc ấn định cụ thể tránh đƣợc tình trạng sản phẩm nông dân làm ra bị các thƣơng buôn ép giá, thu nhập cũng trên cơ sở đó đƣợc tăng lên, việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng cũng không qua khó khăn.

Bên cạnh đó, sau khi cho vay cán bộ tín dụng thƣờng xuyên theo dõi, kết hợp chặt chẽ với UBND tại địa phƣơng, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, thƣờng xuyên cập nhật sự biến động giá cả, nắm rõ nhu cầu của thị trƣờng. Từ đó CBTD chủ động cấp tín dụng để đầu tƣ cũng nhƣ có kế hoạch thu hồi vốn thích hợp góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Triệu đồng 210.704 1.440 3.160 241.130 4.575 8.025 311.419 5.240 8.930 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

HGĐ và CN Cty CP, TNHH DNTN

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Kè

Hình 4.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Kè

Công ty Cổ phần và TNHH

Việc mở rộng cho vay trong thành phần kinh tế đối với Cty Cổ phần và TNHH qua 3 năm (2011 – 2013) tuy không cao nhƣng nó cũng làm cho nguồn thu của Ngân hàng từ tín dụng tăng lên qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ ở loại hình kinh tế này là: Năm 2011 doanh số thu nợ là 1.440 triệu đồng, năm 2012 đạt 4.475 triệu đồng tăng 3.135 triệu đồng tăng tƣơng ứng 217,71% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ đạt 5.240 triệu đồng tăng 665 triệu đồng tăng tƣơng ứng 14,54% so với năm 2012. Với đối tƣợng cho vay này chủ yếu là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng mỹ nghệ, công ty sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, nên sản phẩm kinh doanh có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn vòng vốn vay nhanh nên việc thanh toán nợ ở Ngân hàng diễn ra khá thuận lợi. Mặt khác, đƣợc sự hƣớng dẫn cũng nhƣ giám sát của cán bộ tín dụng vì vậy khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, tuân thủ đúng hợp đồng tín dụng, nên sau mỗi chu kỳ sản xuất là có tiền để trả nợ Ngân hàng đúng hạn.

Doanh nghiệp tư nhân

Tình hình thu nợ đối với DNTN cũng đạt đƣợc kết quả khá tốt qua 3 năm. Năm 2011 doanh số thu nợ đat 3.160 triệu đồng, năm 2012 đạt 8.025 triệu đồng tăng 4.865 triệu đồng tƣơng ứng 153,96% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ DNTN đạt 8.930 triệu đồng tăng 905 triệu đồng tƣơng ứng 11,28% so với năm 2012. Điều này cho thấy hoạt động của DNTN trên địa bàn đạt đƣợc hiệu quả khá cao mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn và do họ luôn lấy chữ tín làm đầu nên doanh số thu nợ tăng cao qua các năm. Mặt khác trong những năm qua mặc dù kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhƣng nhƣng doanh nghiệp nhƣ xăng dầu đƣợc nhà nƣớc trợ giá, doanh nghiệp xoay xát gạo làm ăn cũng khá thuận lợi do nông dân đƣợc mùa, các doanh nghiệp vật tƣ Nông nghiệp làm ăn cũng khắm khá do nông dân đƣợc mùa. Đó là nhƣng lý do chung giúp cho doanh nghiệp tƣ nhân huyện tăng doanh số trả nợ Ngân hàng, qua đó cũng góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt hơn.

Bảng 4.10: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 6 tháng đầu năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 Tháng đầu năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % HGĐ và CN 104.430 139.296 180.597 34.866 33,39 41.301 29,65 Cty CP, TNHH 335 3.637 3.500 3.302 985,67 -137 -3,77 DNTN 1.865 5.563 120 3.698 198,28 -5.443 -97,84 Tổng 106.630 148.496 184.217 41.866 39,26 35.721 24,06

(Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè) Chú thích: HGĐ và CN: Hộ gia đình và cá nhân

Cty CP, TNHH, DNTN: Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân

Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng đƣợc thu hồi ngay trong năm phù hợp với vòng quay một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi.

Nhìn vào bảng số liệu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 6 tháng đầu năm của Ngân hàng cho thấy, doanh số thu nợ của Hộ gia đình và cá nhân tăng qua 6 tháng đầu năm của 3 năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 đạt 104.430 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 139.296 triệu đồng, tăng 33,39% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014 đạt 180.597 triệu đồng, tăng 29,65% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do 6 tháng là mùa nắng lúa thu hoạch đạt chất lƣợng nên giá lúa có tăng hơn thời điểm cuối năm nên nông dân có nguồn tiền trả nợ Ngân hàng, các hộ kinh doanh buôn bán thì cũng có lợi nhuận, nên có tiền trả nợ Ngân hàng. Thêm vào đó, là nhờ vào sự nổ lực hết mình của cán bộ nhân viên trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ nhƣ gửi giấy báo đến khách hàng khi nợ đến hạn.

Bên cạnh đó, tuy không chiếm phần lớn trong doanh số cho vay tại Ngân hàng nhƣng các loại hình doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng. Nguyên nhân là do các loại hình doanh nghiệp có nguồn thu ổn định nên có tiền trả nợ Ngân hàng. Cụ thể, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng là 335 triệu đồng, năm 2013 đạt 3.637 triệu đồng, tăng 985,67% so với 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3.500 triệu đồng.

4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Bảng 4.11: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2013 Năm 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 160.484 182.921 259.378 22.437 13,98 76.457 41,8 Công nghiệp và Xây dựng 900 750 625 -150 -16,67 -125 -16,67 Thủy sản 600 2.770 3.461 2.170 361,67 691 24,95 Thƣơng nghiệp và Dịch vụ 39.292 59.149 49.138 19.857 50,54 -10.011 -16,93 Tiêu dùng 14.028 8.040 12.987 -5.988 -42,69 4.947 61,53 Ngành khác 0 100 0 100 100 -100 -100 Tổng 215.304 253.730 325.589 38.426 17,85 71.859 28,32

(Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè)

Ngành Nông nghiệp

Qua 3 năm thực hiện thì doanh số thu nợ của ngành Nông nghiệp là, năm 2011 đạt 160.484 triệu đồng, năm 2012 đạt 182.921 triệu đồng tăng 22.378 triệu đồng tăng tƣơng ứng 13,98% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ ngành Nông nghiệp đạt 259.378 triệu đồng tăng 76.457 triệu đồng tăng tƣơng ứng 41,80% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngành Nông nghiệp ngày càng tăng là do việc thay đổi cơ cấu mùa vụ và chen canh cây công tác ngày càng đƣơc hiệu quả cao nên việc trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng diễn ra đúng hạn.

Mặt khác, tuy trong những năm gần đây, giá cá các các mặt hàng nông sản bị thƣơng lái chèn ép, giá vật nuôi gia súc bấp bênh và các vƣờn cây ăn trái không đạt kết quả cao nhƣ mong đợi nhƣng với sự quan tâm của của chính quyền địa phƣơng cùng toàn thể ban ngành chức năng, chẳng hạn nhƣ sở Nông nghiệp cùng phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với chính huyền địa phƣơng xuống tận địa bàn nơi ngƣời dân sản xuất chỉ đạo, hƣớng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Kết quả là các vƣờn chuyên canh cây có múi của huyện đƣợc ra đời nhƣ cam sành, quýt đƣờng, nhãn da bò cùng các đàn gia súc gia cầm cho hiệu quả kinh tế tƣơng đối cao. Chính nhờ những nguyên nhân trên mà bà con nông dân đã thu đƣợc một khoản lợi nhuận và đã đem trả vốn vay cho Ngân hàng. Từ đó mà doanh số thu nợ đối với ngành

Ngành Công nghiệp và Xây dựng

Bên cạnh việc phát triển của ngành Nông nghiệp thì ngành Công nghiệp và Xây dựng mặt dù đƣợc nhà nƣớc khá quan tâm nhƣng lại gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc các ngành sản xuất công nghiệp của huyện nhƣ lò gạch, lò gốm, đan thẳm, đan lát lục bình, sản xuất hàng tiêu dùng,… gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, hàng làm ra không bán đƣợc khiến đồng vốn bị giam lại làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ tại Ngân hàng.

Bên cạnh đó, do ảnh hƣởng chung của thị trƣờng BĐS Việt Nam mà ngành xây dựng tại huyện cũng gặp nhiều khó khăn. Các công trình xây dựng tại huyện bị trì truệ khiến vật tƣ xây dựng bán không đƣơc, các khu đô thị, dân cƣ mới đƣợc xây dựng nhƣng do kinh tế khó khăn nên khâu tiêu thụ diễn ra chậm chạp. Kết quả là doanh số thu nợ của ngành này tại Ngân hàng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 900 triệu đồng, năm 2012 chỉ đạt 750 triệu đồng giảm 150 triệu đồng tƣơng ứng 16,67% so với năm 2011 và đến năm 2013 chỉ còn 625 triệu đồng giảm 125 triệu đồng tƣơng ứng 16,67% so với năm 2012.

Ngành Thủy sản

Doanh số thu nợ của ngành Thủy sản tăng liên tục qua các năm và đây là ngành chiếm tỷ trọng thu nợ không cao vì có doanh số cho vay thấp nhƣng tỷ trọng thu nợ ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 là 600 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ tăng hơn 21,7 lần so với năm 2011 và đạt 2.770 triệu đồng tăng 2.170 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ Thủy sản đạt 3.461 triệu đồng tăng 691 triệu đồng tƣơng ứng 24,95% so với năm 2012. Nguyên nhân là do thị trƣờng cá tra ngày càng đƣợc sự quan tâm, chú trọng hơn của Chính phủ nên đầu ra của mặt hàng này cũng ổn định hơn về thị trƣờng tiêu thụ lẫn giá, nên doanh số thu nợ ngành thủy sản tăng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay.

Mặt khác, do nghề nuôi tôm gặp khó khăn về môi trƣờng và bất lợi về giá cả. Song nhờ sự chuyển đổi nhạy bén của ngƣời dân kịp thời thả nuôi lƣơng, ếch,… hầu hết hộ nuôi đều có lãi nên đã bù đắp đáng kể phần thiệt hại từ việc thả nuôi tôm. Và cũng chính vì vậy ngƣời dân đã nhanh chóng trả đƣợc nguồn vốn vay của Ngân hàng, không dây dƣa, chây ì. Làm cho doanh số thu nợ ngành thủy sản của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm.

Ngành Thương nghiệp và Dịch vụ

Thƣơng nghiệp và dịch vụ là ngành có doanh số thu nợ qua 3 năm chiếm tỷ trọng xếp thứ hai sau nghành Nông nghiệp trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Doanh số thu nợ của ngành trong năm 2011 là 39.292 triệu đồng, năm 2012 là 59.149 triệu đồng tăng 19.857 triệu đồng, tƣơng đƣơng 50,54% so với năm 2011. Đây là điều đáng mừng cho Ngân hàng, do nhiều chính sách và các gói kích cầu của Chính phủ đƣợc thực hiện nên trong năm 2012 giá cả hàng hóa ổn định trở lại tình hình tiêu thụ sản phẩm có khả quan hơn nên có tiền trả nợ vay Ngân hàng. Chính sự gia tăng này đã nói lên công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho Ngân hàng đồng thời nó cũng cho thấy loại hình hoạt động này đã mang lại đời sống tốt hơn cho ngƣời dân do đó họ đã hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cho thấy việc mở rộng đầu tƣ của Ngân hàng là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng góp phần vào việc CNH, HĐH đất nƣớc.

Năm 2013 doanh số thu nợ ngành Thƣơng nghiệp và Dịch vụ đạt 49.138 triệu đồng giảm 10.011 triệu đồng tƣơng đƣơng 16,93 % so với 2012. Do doanh số cho vay đầu năm 2013 của ngành này thấp nên doanh số thu nợ cuối năm không đƣợc cao. Mặt khác do trong năm 2013 do có dự báo biến động của giá cả nên các thƣơng buôn tại huyện cũng không mạnh dạnh đầu tƣ vào ngành này.

Tiêu dùng

Doanh số thu nợ Tiêu dùng của Ngân hàng có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 14.028 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 8.040 triệu đồng, giảm 5.988 triệu đồng, tƣơng đƣơng 42,69% so với năm 2011, đến năm 2013 doanh số thu nợ đạt 12.987 triệu đồng tăng 4.947 triệu đồng tƣơng ứng 61,53% so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số cho vay Tiêu dùng trong năm 2012 và 2013 tăng cao hơn so với năm 2011. Hơn nữa đây là thành phần có mức thu nhập ổn định trung bình trở lên nên có khả năng hoàn trả nợ, mức vay là tƣơng đối nhỏ nên khách hàng không lo ngại việc trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng giúp ngƣời dân có tâm lý thoải mái, an tâm sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình từ đó làm cho công tác thu nợ tín dụng của Ngân hàng cũng đƣợc tốt hơn. Đạt đƣợc kết quả này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng ở lĩnh vực cho vay Tiêu dùng là rất tốt, đảm bảo vốn vay đƣợc thu hồi đúng hạn và đầy đủ.

Ngành khác

Do doanh số vay trong năm 2011 chỉ là 100 triệu đồng chính vì vậy năm 2012 do khách hàng hoạt động kinh doanh tốt, cùng CBTD nhiệt tình đôn đốc nhắc nhở nên công tác thu nợ diễn ra rất thuận lợi. Năm 2013 doanh số thu nợ ngành này không diễn ra.

Bảng 4.12: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 6 tháng đầu năm (2012 – 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 Tháng đầu năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 81.875 115.215 154.073 33.340 40,72 38.858 33,73 Công nghiệp và Xây dựng 200 250 555 50 25 305 122 Thủy sản 1.100 1.840 979 740 67,27 -861 -46,79

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu kè (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)