Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu kè (Trang 51 - 61)

3 năm (2011 – 201)

4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè) Chú thích: HGĐ và CN: Hộ gia đình và cá nhân

Cty CP, TNHH, DNTN: Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân

Chỉ tiêu 2011 Năm Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

HGĐ và CN 211.716 295.659 363.610 83.979 39,67 67.951 22,98 Cty CP, TNHH 1.750 7.075 5.240 5.325 304,29 -1.835 -25,94 DNTN 3.850 11.525 9.755 7.675 199,35 -1.770 -15,36 Tổng 217.316 314.259 378.600 96.943 44,61 64.341 20,47

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè luôn tăng qua các năm. Nhƣng trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế thì doanh số cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân chiếm quy mô lớn hơn do hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình và cá nhân thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế Nông nghiệp của địa phƣơng. Cụ thể từng chỉ tiêu tăng giảm nhƣ sau:

Hộ gia đình và cá nhân

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân tăng liên tục qua 3 năm, năm 2011 doanh số cho vay đạt 211.716 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 295.659 triệu đồng, tăng 83.979 triệu đồng tăng tƣơng ứng 39,67% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng 67.951 triệu đồng, tăng tƣơng ứng 22,98% so với năm 2012 và đạt móc 363.610 triệu đồng. Đây là dấu hiệu chứng tỏ qui mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày đƣợc mở rộng, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, lãi suất mà Ngân hàng áp dụng cho vay cũng thấp hơn so với các Ngân hàng trên địa bàn nên cũng thu hút nhiều khách hàng đến vay tiền. Bên canh đó, việc sản xuất Nông nghiệp của các hộ nông dân còn mang tính tự phát, hàng năm sự biến động của giá cả thị trƣờng về phân bón, con giống, cây giống, thời tiết thay đổi bất thƣờng, dịch bệnh ngày càng nhiều làm ảnh hƣởng rất lớn đến việc sản xuất Nông nghiệp của bà con nông dân và khi đó chi phí sản xuất Nông nghiệp của nông dân sẽ tăng lên theo từng năm nên nhu cầu vốn sản xuất cũng theo.

Công ty Cổ phần và TNHH

Với mục tiêu góp phần năng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo ngƣời lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nƣớc và của doanh nghiệp. Theo nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty Cổ phần. Huyện Cầu Kè có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần kinh tế, các loài hình doanh nghiệp mới đồng lọt ra đời trong đó có công ty Cổ phần và công ty TNHH.

Cụ thể doanh số cho vay đối với loại hình Công ty Cổ phần và TNHH nhƣ sau: năm 2011 doanh số cho vay đối với Cty Cổ phần và TNHH đạt 1.750 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 7.075 triệu đồng, tăng 5.325 triệu đồng tăng tƣơng đƣơng 304,29% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay đối với Cty Cổ phần và TNHH tăng trong năm 2012 là do cùng với chính

sách ƣu tiên của địa phƣơng và ƣu đãi về lãi suất cho vay của Ngân hàng nên các Cty Cổ phần và TNHH của huyện đã đi vào sản xuất sau thời gian dài trì truệ, mặt khác nghị định 61/2010/NĐ-CP về việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào Nông nghiệp đƣợc đƣa ra cũng góp phần giúp các doanh nghiệp mạnh dạng hơn trong việc vay vốn của Ngân hàng để tiến hành sản xuất kinh doanh.

Sang năm 2013 doanh số cho vay đối với Cty Cổ phần và TNHH đạt 5.240 triệu đồng, giảm 1.835 triệu đồng giảm tƣơng đƣơng 25,94% so với năm 2012. Sự tăng lên của nguyên tố đầu vào nhƣng sản phẩm làm ra lại gặp khó khăn rất nhiều trong khâu tiêu thụ khiến các doanh nghiệp không mạnh dạng trong việc đến Ngân hàng vay vốn kinh doanh do đồng vốn sử dụng không hiệu quả. Triệu đồng 211.716 1.750 3.850 295.659 7.075 11.525 363.610 5.240 9.755 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

HGĐ và CN Cty CP, TNHH DNTN

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Cầu Kè

Hình 4.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Cầu Kè

Doanh nghiệp tư nhân

Mặt dù doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn nhƣng lại có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2011 doanh số cho vay đối với DNTN đạt 3.850 triệu đồng, đến năm 2012 là 11.525 triệu đồng tăng 7.675 triệu đồng tƣơng ứng tăng 199,35% so với năm 2011. Sự tăng trƣởng này là do chính sách mở cửa của Nhà nƣớc khuyến khích phát triển kinh tế nên hiện nay trên địa bàn có rất nhiều DNTN đƣợc hình thành và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực: Giao thông – Vận tải, Thƣơng mại – Dịch vụ, xây dựng, … nên nhu cầu về nguồn vốn này là rất cao để đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm để cạnh tranh

Năm 2013 thì doanh số cho vay đối với DNTN lại giảm còn 9.755 triệu đồng, giảm 1.770 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 15,36% so với năm 2012. Cũng giống nhƣ Cty Cổ phần và TNHH, DNTN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn, việc kinh doanh không hiệu quả cũng ảnh hƣởng đến việc trả nợ Ngân hàng, vì vậy mà doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này giảm trong năm 2013.

Qua việc phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế cho thấy kinh tế hộ gia đình và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn và tăng trƣởng khá điều qua 3 năm. Đây có thể nói là sự thành công chung của hộ gia đình và cá nhân lẫn Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn của mình để mở rộng sản xuất kinh doanh. Riêng các loại hình doanh nghiệp tuy còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhƣng cho thấy đã bắt đầu phát triển và có dấu hiệu tăng dần. Mặt dù chịu ảnh hƣởng suy thoái chung của nền kinh tế nhƣng với sự ƣu đãi và phƣơng hƣớng phát triển của Nhà nƣớc nên có thể nới đây có mãn cho vay rất phát triển trong thời gian tới.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 6 tháng đầu năm (2012 – 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 Tháng đầu năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % HGĐ và CN 129.788 172.015 205.248 42.227 32,54 33.233 19,32 Cty CP, TNHH 3.535 3.787 _ 252 7,13 _ _ DNTN 5.865 6.173 _ 308 5,25 _ _ Tổng 139.188 181.975 205.248 42.787 30,74 23.273 12,79

(Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè) Chú thích: HGĐ và CN: Hộ gia đình và cá nhân

Cty CP, TNHH, DNTN: Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân

Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm của NHNoPTNT Cầu Kè tăng trƣởng khá ổn định qua 3 năm. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng cao nhất vẫn là ở hộ gia đình và cá nhân, cụ thể năm 2012 doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt 129.788 triệu đồng, năm 2013 thì đạt 172.015 triệu đồng, tăng 42.227 triệu đồng tƣơng ứng 32,54% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sang năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm đạt 205.248 triệu đồng, tăng 33.233 triệu đồng tƣơng ứng 19,32% so với

6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm của hộ gia đình và cá nhân tăng là do đa số các hộ gia đình và cá nhân đều hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, vì vậy 6 tháng đầu năm là thời điểm ngƣời vay tiến hành đầu tƣ sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn 6 tháng đầu năm thƣờng tăng khá cao.

Riêng các loại hình doanh nghiệp thì 6 tháng đầu năm lại là thời điểm vừa kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh sau tết nguyên đáng. Vì vậy họ thƣờng tập chung vốn chuẩn bị sản xuất kinh doanh vào dịp cuối năm, chính vì vậy mà 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn đối với các loại hình doanh nghiệp không xuất hiện.

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Bảng 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNo&PTNT Cầu Kè qua 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013/2012 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 170.620 240.113 312.811 69.493 40,73 72.698 30,28 Công nghiệp và Xây dựng 900 825 700 -75 -8,33 -125 -15,15 Thủy sản 600 4.310 3.671 3.710 618,33 -639 -14,83 Thƣơng nghiệp và Dịch vụ 38.964 61.648 47.820 22.684 58,22 -13.828 -22,43 Tiêu dùng 6.132 7.363 13.598 1.231 20,08 6.235 84,68 Ngành khác 100 0 0 -100 -100 0 0 Tổng 217.316 314.259 378.600 96.943 44,61 64.341 20,47

(Nguồn: Phòng tín dụng – NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cầu Kè)

Qua bảng số liệu cho thấy, tuy mở rộng đối tƣợng cho vay với mọi ngành kinh tế nhƣng khoản cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm là lĩnh vực Nông nghiệp, điều này cũng là tất yếu vì ngành Nông nghiệp vừa là thế mạnh vừa là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Phần lớn đất đai trong địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tƣ mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất.

Ngành Nông nghiệp

Doanh số cho vay của ngành Nông nghiệp trong 3 năm (2011 – 2013) tăng trƣởng khá ổn định. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 170.620 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 240.113 triệu đồng tăng 69.493 triệu đồng, tăng tƣơng ứng 40,73% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay ngành Nông nghiệp tiếp tục tăng và đạt 312.811 triệu đồng, tăng 72.698 triệu đồng tƣơng đƣơng 30,28% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn ngành Nông nghiệp tăng qua 3 năm là do Ngân hàng áp dụng các phƣơng thức cho vay hợp lý với từng thời điểm trong năm nên rất phù hợp với chu kỳ sản xuất của ngành, chẳng hạn nhƣ phƣơng thức từng lần áp dụng đối với các hộ sản xuất nhỏ có ít đất canh tác, cho vay theo hạn mức đối với khách hàng có quy mô sản xuất lớn hơn hoặc cho vay lƣu vụ đối với khách hàng chuyên sản xuất lúa. Mặt khác, Ngành Nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh đang chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ vì vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất Nông nghiệp của địa phƣơng tăng khá nhanh, mặc dù thị trƣờng tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng đƣợc mùa mất giá thƣờng xuyên xảy ra. Song, với những chính sách ƣu tiên của nhà nƣớc dành cho Nông nghiệp nên ngƣời nông dân đã mạnh dạng hơn trong việc đầu tƣ vào Nông nghiệp. Thêm vào đó, trong những năm qua để sốc lại nền kinh tế và nhằm đƣa vốn đến tận tay ngƣời nông dân nên NHNN liên tục hạ lãi suất khiến cho nhu cầu vay vốn của ngƣời nông dân tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, do ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ đạo và là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân mà trong thời gian qua do thời tiết thƣờng xuyên thay đổi mà trên đồng ruộng dễ xảy ra nạn cháy bìa lá, vàng lùn, bệnh trỗ rồng trên cây nhãn, dịch bệnh trên vật nuôi nhƣ lỡ mồm lông móng trên lợn, do đó cần phải có chi phí phòng ngừa hay để tái đầu tƣ, cùng với sự tăng giá vật tƣ Nông nghiệp thì làm cho chi phí sản xuất tăng lên nên nông dân phải tìm đến Ngân hàng để vay vốn. Chăn nuôi ngày càng đƣợc đẩy mạnh và trở thành nguồn thu nhập chính cho những hộ gia đình có ít ruộng đất, và họ muốn mở rộng thêm quy mô từ nuôi ít trở nên nuôi nhiều hơn nhƣng giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho ngƣời dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao.

Ngành Công nghiệp và Xây dựng

Lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào tài trợ vốn cho các doanh nghiệp tƣ nhân và công ty TNHH trang trải cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhƣ: các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng

tiêu dùng, hàng may mặc, các cơ sở làm gỗ và các công trình xây dựng của nhà nƣớc. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ trọng của ngành này khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn các nghành nghề. Cụ thể, năm 2011 đạt 900 triệu đồng, năm 2012 đạt 825 triệu đồng giảm 75 triệu đồng tƣơng đƣơng 8,33% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay đối với ngành này tiếp tục giảm và đạt 700 triệu đồng, giảm tƣơng đƣơng 15,15% so với năm 2012. Nguyên nhân là do Cầu Kè vẫn là 1 huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh nên các ngành Công nghiệp và Xây dựng ở địa phƣơng chƣa đƣợc phát triển do hạn chế về cơ sở hạ tầng nên chủ các doanh nghiệp cũng không mạnh dạng trong việc đầu tƣ kinh doanh, thêm vào đó mặc dù các loại hình doanh nghiệp tại địa phƣơng tuy có bƣớc phát triển nhƣng những năm gần đây việc giá các nguyên tố đầu vào liên tục tăng mạnh thì sản phẩm đầu ra lại gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến các chủ doanh nghiệp chỉ dám sản xuất cầm chừng.

Bên cạnh đó, các công trình xây dựng ở địa phƣơng lại gặp quá nhiều khá khăn do ảnh hƣởng chung của thị trƣờng bất động sản của cả nƣớc. Các khu dân cƣ trong huyện đƣợc huy hoạch trƣớc đây nhằm xây dựng thành các khu đô thị liên tục đóng băng do thiếu thị trƣờng đầu ra. Chính vì những lý do trên mà doanh số cho vay của Ngân hàng ngành Công nghiệp và Xây dựng liên tục giảm qua 3 năm và chiếm vị trí khá nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

Ngành Thủy sản

Trong nhƣng năm gần đây ngành Thủy sản dần trở thành thế mạnh của huyện, nhƣng qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay ngành này chiếm khá thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, hiện tại trên địa bàn có rất ít ngƣời là dám đầu tƣ nuôi cá da trơn đặc biệt là cá tra nên doanh số cho vay ngành này còn thấp. Nuôi cá da trơn là ngành nghề đang đƣợc phát triển trên địa bàn, nhƣng thị trƣờng này cũng bị điêu đứng trong thời gian qua sau nhiều vụ thƣa kiện của Mĩ và đã ổn định lại trong thời gian gần đây. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngành thủy sản đạt 600 triệu, năm 2012 đạt 4.310 triệu đồng tăng 3.710 triệu đồng tăng tƣơng đƣơng 618,33% so với năm 2012. Đến năm 2013 doanh số cho vay đối vói ngành là 3.671 triệu đồng giảm 639 triệu đồng tƣơng đƣơng 14,83% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kéo theo sự bất ổn của các thị trƣờng xuất khẩu cá da trơn, các thông tin bôi xấu về chất lƣợng cá da trơn của Việt Nam tại các nƣớc nhƣ Nga, Tây Ban Nha, Ai Cập, cộng với sự cạnh tranh không lành mạnh, sản lƣợng nuôi tăng quá nhanh nhiều doanh nghiệp cạnh tranh xuất khẩu bằng cách hạ giá vì thế không ngƣời nuôi nào giám mở rộng sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cầu kè (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)