- Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Sở Văn hóa Thông tin
+ Quan tâm đầu tư nghiên cứu, tuyên truyền về tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh
Tín ngưỡng thờ Mẫu có lịch sử lâu đời ở Hưng Yên, nó có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân. Hiện nay tín ngưỡng này ngày càng phát triển rộng rãi, tuy nhiên các tín đồ hiểu biết về vấn đề này còn rất mơ hồ, ngay cả những người làm công tác có liên quan. Vì vậy, tỉnh cần đầu tư về vật chất và nguồn nhân lực để tìm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu, những địa điểm thờ Mẫu, từ đó phát hiện ra những nét độc đáo mới mang màu sắc của tỉnh.
Tập trung phục dựng lại những truyền thuyết, thần thoại bằng những mô hình cụ thể ở những nơi thờ cúng để người hành hương đến không phải tìm hiểu nhiều cũng có thể hiểu sơ qua về đối tượng thờ cúng trong các đền, phủ.
Tuyên truyền phổ biến đối với người dân nói chung, đặc biệt với các tín đồ đạo Mẫu, để họ hiểu được bản chất của tín ngưỡng này qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, đài phát thanh của tỉnh, loa phát thanh ở các xã, phường… Thậm chí có thể đưa vào làm các đề tài ngoại
84
khóa của học sinh các cấp trong tỉnh. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu, thi hát văn… nhằm phát huy những giá trị của nó, đồng thời giáo dục tuyên truyền cho người dân.
Cần giáo dục, phổ biến cho nhân dân nếp sống văn minh, tránh những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Biết phân tích, đánh giá mọi vấn đề trên cơ sở khoa học, nhận thức được đâu là giá trị tín ngưỡng, đâu là hành vi lợi dụng tín ngưỡng, có thái độ đúng đắn đối với những hành vi đó, tránh những hành động dị thường trong xã hội gây ảnh hưởng trật tự công cộng, ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức sai lầm về vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong quần chúng nhân dân là hết sức cần thiết. Điều này cần sự phối hợp của những người am hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu với những người làm tôn giáo, giáo viên trong các trường, những cán bộ quản lý di tích… trong việc phổ biến những kiến thức về tín ngưỡng thờ Mẫu cho quần chúng nhân dân.
+ Các ngành chức năng của tỉnh cần đưa ra các danh sách cụ thể để quản lý hoạt động, nơi thờ tự của tín ngưỡng thờ Mẫu
Ở Hưng Yên, một số cơ sở thờ tự bị xuống cấp nghiêm trọng, bị sử dụng không đúng mục đích, nhiều nghi lễ thờ Mẫu, lễ hội còn chưa chuẩn mực, rườm rà, tốn kém. Do đó cần có biện pháp đúng đắn để khắc phục tình trạng này. Cụ thể, các cơ quan có trách nhiệm, thủ đền, con nhang đệ tử… phải chú trọng đến việc tôn tạo, giữ gìn và bảo vệ các ngôi đền, đặc biệt là những ngôi đền được nhà nước xếp hạng; Các cấp chính quyền, các ban ngành phải chấp hành nghiêm pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa, có những hình thức xử phạt thích đáng trường hợp vi phạm.
Nhà nước đã có quy định về việc cấm đốt vàng mã nơi công cộng nhưng hiện nay tại các cơ sở thờ tự của tình vẫn thường xuyên diễn ra hiện tượng này, tỉnh cần phải phối hợp với các ban ngành đưa ra các chế tài xử phạt hành vi đốt vàng mã và lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để trục lợi, các cán
85
bộ văn hóa cần sát sao hơn nữa công tác quản lý nơi thờ tự, các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tỉnh kết hợp Sở Văn hóa với các Phòng Văn hóa các quận, huyện, xã, phường để tập hợp những ông đồng, bà đồng, những người theo đạo Mẫu thành một tổ chức thống nhất trong từng xã, huyện, tỉnh. Nếu thực hiện được, các ngành chức năng thuận lợi hơn trong quản lý, tuyên truyền chủ trương của Nhà nước, các tín đồ học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh cụ thể.
Quản lý tốt công tác tôn giáo, tín ngưỡng bằng pháp luật, kết hợp với nó là việc tuyên truyền học tập pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đối với những con nhang đệ tử, quần chúng nhân dân, nhằm đưa hoạt động tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đi đúng hướng. Làm tốt việc này sẽ tạo cơ sở để tăng cường tình đoàn kết xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phát huy mặt tích cực và khắc phục những vấn đề tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên cũng như ở Việt Nam, góp phần giữ gìn ổn định chính trị.
Thực hiện chính sách tôn giáo, tín ngưỡng hợp lý. Hạn chế tác động của nền kinh tế thị trường gây nên sự cạnh tranh không đáng có giữa các tôn giáo, tín ngưỡng với nhau. Bởi lẽ, tín ngưỡng hay tôn giáo đều dựa trên nhu cầu đời sống tâm linh của mỗi người, vì vậy đến với tôn giáo, tín ngưỡng nào đều phải dựa trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của các cá nhân.
Ngoài ra, tỉnh ủy và các cơ quan, ban ngành quản lí di tích cũng phải có các quy định về tổ chức lễ hội sao cho an toàn, tiết kiệm mà vẫn giữ được nét đặc sắc trong các lễ hội cần có chính sách bảo vệ môi trường sinh thái tâm linh.
+ Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động in ấn, xuất bản trên địa bàn và trên toàn quốc, đưa ra những biện pháp truy tìm và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tập thể in và xuất bản các sách mê tín dị
86
đoan vi phạm quy định của Nhà nước. Đồng thời phải có quy định chặt chẽ, thậm chí cấm bầy bán những loại sách hiện đang được bày bán trước đền, phủ như: Sách không có tác giả, không nơi xuất bản, không nơi phát hành, không giá bán…
+ Phải có những quy định cụ thể về xây dựng, tôn tạo và hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tư nhân.
- Đối với phòng văn hóa thông tin cấp huyện và các cấp chính quyền địa phương sở tại
Thành lập ban quản lý di tích và lễ hội, thành viên trong ban quản lý cũng phải biết ít nhiều về công tác tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay và họ phải nhận thức đúng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời những người này phải hạn chế đến mức tối đa những sơ xuất về thái độ, cũng như cách thức tiến hành. Từ đó làm cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao.
Đối với ban quản lý di tích và lễ hội, cần có sự quản lý toàn diện cả nội dung và phương thức tiến hành, cả phần lễ, phần hội và kinh phí thu chi. Nhất là vấn đề công khai tài chính.
Đối với các cơ sở thờ tự cần có những phương thức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về thần tích, lịch sử ra đời của di tích, truyền thuyết của các nhân vật được thờ phụng, nội dung văn hóa và những quy định của di tích để khách thập phương hiểu rõ những giá trị nhân văn và thực hiện đúng các hoạt động trong sinh hoạt tín ngưỡng của mình.
Vấn đề “hòm công đức”: Thực hiện mỗi đền, phủ, miếu… chỉ được phép đặt một hòm công đức, có ban quản lý theo dõi nghiêm túc.
- Đối với tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu
Những tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung cần có cách nhìn và thái độ đúng đắn với các hoạt động sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như sự tôn trọng văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc.
87
Hiểu được bản chất của tín ngưỡng; cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về Mẫu: tiểu sử của các vị Mẫu, quá trình trở thành Mẫu, ý nghĩa của việc thờ phụng Mẫu… ngoài ra cũng cần tìm hiểu khái quát về những đền thờ Mẫu trong tỉnh.
Quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về tín ngưỡng thờ Mẫu cho những người xung quanh, để họ hiểu và có sự nhìn nhận đúng đắn về hình thức tín ngưỡng này.
Góp phần bảo vệ, giữ gìn và xây dựng những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng thờ Mẫu; Phản đối và chống lại những luồng tư tưởng lệch lạc về tín ngưỡng thờ Mẫu. Lên án những thành phần phỉ báng hình thức tín ngưỡng này; Nhận thức được hành vi sai trái trong hoạt động thờ Mẫu, kiên quyết không a dua làm theo những việc không đúng với nguyên tắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu; Không tham gia các hoạt động với mục đích lợi ích kinh tế mà làm mất đi mục đích tâm linh ban đầu: bói toán, đốt vàng mã quá nhiều…
Mỗi người dân Hưng Yên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung cần góp phần vào quá trình bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu và các tín ngưỡng khác của dân tộc.
Tóm lại, để phát huy giá trị tích cực, khắc phục những vấn đề tồn tại, cần phải thực hiện các giải pháp cụ thể như: nâng cao dân trí, đặc biệt nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói tiêng, tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Chính quyền các cấp tỉnh Hưng Yên cần đưa ra các chính sách, quy định trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để quản lý cho tốt. bên cạnh đó, cần phải đảm bảo đời sống vật chất cho nhân dân, từ đó mới có đời sống tinh thần lành mạnh, văn minh, các cấp chính quyền có chính sách về tổ chức lễ hội, đối với các quan niệm, tục lễ bái cầu cúng tín ngưỡng thờ Mẫu mang tín chất mê tín dị đoan cần tuyên truyền để dân hiểu. Cuối cùng, các cấp chính quyền địa phương và các tín đồ, người dân phải giữ gìn, bảo vệ các cơ sở thờ tự.
88
Tiểu kết chƣơng 3
Ngày nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang có mặt trên khắp các quốc gia và đất nước ta đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội thì tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đang có những thay đổi cả về mặt lý luận lẫn nhận thức. Tuy nhiên, những thay đổi đó có kèm theo cả xu hướng tiến gần tới những hiện tượng mê tín dị đoan, xu hướng thương mại hóa tín ngưỡng. Do đó, vấn đề bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và văn hóa tín ngưỡng nói chung lại trở nên cấp thiết hơn cả.
Tôn giáo - tín ngưỡng - mê tín dị đoan, là ba khái niệm rất phức tạp, là vấn đề đang được sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành khoa học khác nhau. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cho phép phục hồi một số lễ hội truyền thống, trong đó có cả tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài ra, nhu cầu trở về nguồn cội như một xu thế vừa tự phát lại vừa tự giác đã kéo theo hiện tượng mà trước kia được liệt vào dạng “mê tín dị đoan”, nhưng nay lại đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều di tích và công khai, đó là nghi thức hầu bóng (hầu đồng) trong thờ Mẫu. Vấn đề đặt ra là cần loại bỏ “mê tín dị đoan” nhưng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân được pháp luật bảo vệ. Song đối mặt với thực tế cuộc sống đó là điều hết sức nhạy cảm và phức tạp. Trong Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII), đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” và “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [10, tr. 55]. Để bảo tồn và giữ vững nền văn hóa dân tộc nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng, chúng ta cần quán triệt thực hiện những hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng theo đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
89
KẾT LUẬN
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, chính vì vậy mà nước ta tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, mang đặc trưng riêng của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một loại hình tín ngưỡng phổ biến từ xưa đến nay. Nó có một vị trí to lớn trong thế giới tâm linh của cư dân Việt. Sự ra đời của nó tuy đến nay chưa xác định được thời gian, nhưng nhận thấy nguồn gốc bắt nguồn đó chính là tục thờ Nữ thần từ xa xưa của cư dân nông nghiệp. Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm tín ngưỡng thờ Mẫu đã dần hoàn thiện như ngày nay.
Tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, lối sống của người Việt Nam và đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Nó có nguồn gốc, bản chất giống như những loại hình tín ngưỡng khác song nó có sắc thái riêng với những dấu ấn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước điển hình và phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với cư dân nông nghiệp xưa, mọi sự vần xoay của vũ trụ và tạo hóa đều được giải thích bằng quan niệm Âm - Dương tương khắc, tương sinh và các yếu tố Đất, Nước, Lúa đều mang âm tính, mang tư cách mẹ. Trong tâm thức của người Việt Nam quan niệm cả nước là một đại gia đình, chung huyết thống tất cả đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Sản phẩm của Nho giáo sinh ra luân lý phụ quyền nhưng theo lẽ tự nhiên của Trời Đất thì mẹ sinh ra con cái, không chỉ có sinh vật mà cả những vật vô tri vô giác cũng đều có Mẹ (Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ lúa, Mẹ rừng…) và có lẽ khởi thủy của xã hội loài người là sống bằng “nguyên lý Mẹ”.
Được hình thành từ rất lâu, nên tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình tồn tại và phát triển đã dung nạp, đan xen nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác. Ở Hưng Yên hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng rất gần gũi với mọi tầng lớp dân cư, được nhân dân thờ phụng ở nhiều nơi trong tỉnh. Vì tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính bình dân, tiểu nông dân dã nên
90
ngày càng thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tin và theo thứ tín ngưỡng này. Tín ngưỡng này ngoài những nghi lễ thờ cúng, còn sản sinh nhiều giá trị văn hóa - nghệ thuật, góp phần bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa có giá trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, tín ngưỡng còn đáp ứng nhu cầu không thể thiếu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người.
Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên đã cho thấy những bước tiến không nhỏ của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống tinh thần nhân dân tỉnh nhà. Khảo sát một số cơ sở thờ tự tiêu biểu: đền Mẫu, đền Ghênh, đền Thiên Hậu và đền Bảo Châu, đã cho thấy:mặc dù diện tích các cơ sở thờ tự đều bị thu hẹp lại so với trước kia nhưng đã được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp đáng kể. Hầu hết các cơ sở thờ tự đều khang trang, lộng lẫy hơn xưa. Không gian thờ cũng cũng được trang hoàng với đầy đủ đồ thờ tự. Bên cạnh đó, các nghi lễ thờ cúng và hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi và nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân địa phương và cả những người dân các tỉnh thành lân cận.
Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên vẫn còn tồn tại những hạn chế chưa được khắc phục triệt để: tình trạng mê tín dị đoan vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh, hầu hết các tín đồ vẫn duy trì nạn đốt