Hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu Hưng Yên hiện nay chịu sự tác động của những điều kiện lịch sử và xã hội hiện tại. Đó là tổng hòa những yếu tố chủ quan và khách quan trong đời sống xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng dân gian bản địa. Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành trong cả nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và lòng yêu nước, yêu nền độc lập, tự do, dân chủ nên nhân dân ta đã có cả tình yêu đối với tất cả các di sản văn hóa quý báu mà ông cha để lại. Vì thế, các giá trị văn hóa truyền thống đã nhanh chóng được phục hồi và khởi sắc khắp nơi.
Đất nước Việt Nam ta đang trên đường đổi mới, hòa nhập và Hưng Yên cũng nằm trong quá trình đó. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, tinh thần thoải mái nên người dân có điều kiện để chăm lo tới các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng. Hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên hiện nay có những biểu hiện không đơn giản. Tín ngưỡng thờ Mẫu bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong xã hội và hiện tại nó đang tồn tại ở trạng thái vận động, biến đổi, đan xen các yếu tố truyền thống - hiện đại, cái tiêu cực - cái tích cực.
- Nghi lễ thờ cúng ngày càng được hiện đại hóa. Quá trình thức hiện nghi lễ có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như: hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy tạo khói… Trong cung cấm của Mẫu cũng được trang hoàng bởi các loại đèn màu sắc rực rỡ; Đồ lễ, vàng mã cũng có bóng dáng của các vật phẩm hiện đại: rượu tây, thuốc lá, nước ngọt, biệt thự, xe hơi, đô la, điện thoại…
70
Hầu đồng ngày càng được phổ biến rộng rãi trong các cơ sở thờ tự. Trong nghi lễ Hầu đồng có những giá trị văn hóa cần quan tâm. Ví dụ, trong lúc lên đồng những trang phục và màu sắc tương ứng với các vị thánh nhập vào các ông đồng, bà đồng thường mặc như: áo, khăn, đồ trang sức… cầu kỳ và đa dạng. Đây cũng là một hình thức lưu giữ những trang phục cổ truyền của dân tộc.
- Chủ thể thờ cúng phong phú và đa dạng cả về thành phần và địa vị xã hội. Trước kia, những ông Đồng, bà Đồng chủ yếu là những người đã lập gia đình ở vùng nông thôn. Ngày nay, có cả những thanh niên chưa lập gia đình, thậm chí là học sinh, sinh viên, thành phần tri thức, công chức, viên chức cũng “bắc ghế” ra hầu Thánh.
- Tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phong phú, đa dạng về số lượng và cả thành phần, địa vị xã hội. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu, phần lớn để cầu bình an, công danh thành đạt, cầu thăng quan tiến chức…
Ngày nay, người dân ở Hưng Yên ngoài việc thờ phụng tổ tiên ở gia đình, họ còn đến các đền, phủ, chùa để lễ “Mẫu” nhất là dịp đầu năm. Về mặt tâm lý, có người quan niệm “có thờ có thiêng”, nên họ đi cúng lễ để thoải mái về mặt tư tưởng. Có quan niệm cho rằng những người buôn bán thì “mê tín” hơn, điều này không đúng hoàn toàn, vì mê tín là tình trạng chung, có ở mọi tầng lớp người trong xã hội không phân biệt giới tính, tộc người và thành phần giai cấp. Trước kia, đến những nơi thờ Mẫu thường chỉ có những người phụ nữ đã có gia đình với công việc làm nông hay buôn bán. Nhưng nay, rất nhiều thanh niên nam, nữ và học sinh, sinh viên, công chức, viên chức nhà nước và cả những quan chức có cấp bậc, địa vị cao trong xã hội cũng tham gia vào tín ngưỡng thờ mẫu. Họ tham gia nghi lễ với mục đích tâm linh cùng những nguyện vọng riêng về cuộc sống hạnh phúc, bình an, công danh, sự nghiệp, học hành…
71
- Các cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có được nhiều sự quan tâm, đóng góp từ phía chính quyền, nhân dân và các tín đồ. Hầu hết, những cơ sở thờ tự đều được giữ gìn, tôn tạo, xây dựng khang trang hơn xưa. Cụ thể: cổng các đền đều đã được xây mới, to và đẹp hơn; bên trong đều được tu sửa, quét sơn, sắm mới những đồ thờ cúng, sơn son thiếp vàng bàn thờ, câu đối… Cung cấm của Mẫu cũng được trang hoàng lộng lẫy hơn xưa.
-Tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh nhân dân trong tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
Tín ngưỡng thờ mẫu một lần nữa khắc sâu truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn” luôn được dân tộc ta tôn thờ từ ngàn đời nay. Đó là sự tôn thờ
của nhân dân đối với những người có công với đất nước, với dân tộc. Đây là đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nét văn hóa đó được thể hiện ở ba cấp độ văn hóa: Gia đình, làng xã, quốc gia dân tộc. Tôn vinh các Nữ thần, các Mẫu trong huyền thoại hay các Mẫu có trong đời thực. Đó là do ý thức về cội nguồn, lòng biết ơn đối với người mẹ. Nó không phải là tôn giáo nó chỉ là một tín ngưỡng mang niềm tin đối với mọi người thôi nhưng là một niềm tin khó thể thay thế và phát triển như đúng những gì nó có.
- Điểm đáng chú ý đang tồn tại trong các lễ hội nói chung và lễ hội thờ Mẫu nói riêng, đó là tính thương mại cũng xuất hiện trong cả phần lễ và phần hội.
Một thực tế đang diễn ra tại các cơ sở thờ Mẫu hiện nay ở Hưng Yên đó là, lợi dụng việc được phép phục hồi và phát triển một số lễ hội dân gian truyền thống nên nhiều nơi đã “nhường” nơi thờ Mẫu thành nơi để mê tín dị đoan tồn tại. Có nhiều người dựa vào chính sách này mà mở điện thờ Mẫu để cúng bái với mục đích ngoài tín ngưỡng thông thường để mưu lợi cá nhân, để làm giàu bất chính, với đủ các ngón nghề từ xem bói, thánh hiển linh, lên đồng, lập phủ. Cũng có nơi do thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng đã gây ra nạn trộm cắp, lửa đảo, bắt chẹt người đến lễ hội. Hoặc có nơi
72
đã biến những khoảng không gian quanh nơi thờ tự thành địa điểm kinh doanh (Trông giữ xe, bán quán…). Đặc biệt, hiện nay ở Hưng Yên còn có hiện tượng khá phổ biến trong hoạt động của tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng, đó là hiện tượng “khấn hộ” trong các cơ sở thờ tự. Đội quân “khấn hộ” này có thể làm dịch vụ “trọn gói” từ sắm sửa lễ vật, viết sớ… khi có yêu cầu của người đi lễ.
Ngoài ra, còn xuất hiện những đội hầu đồng, hầu bóng “chuyên nghiệp” thành đội “dịch vụ” đến các nơi để xin chầu ở các giá đồng làm giảm bớt sự linh thiêng của hình thức sân khấu tâm linh đặc thù vốn có của nó, làm ô nhiễm môi trường văn hóa. Mặt khác, những đội “chuyên nghiệp” này có những màu sắc trang phục tùy ý không theo một quy cách nào. Hơn nữa khi họ thực hiện nghi thức tế hay hầu, giọng họ giống một diễn viên chèo, hay tuồng nên làm cho buổi lễ Hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu mất đi sự trang nghiêm và khác xa với tín ngưỡng truyền thống.