Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 56)

trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dữ liệu được thu thập từ năm

2011 đến năm 2014. Danh sách các công ty được chọn lọc theo tiêu chuẩn hệ thống

ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01

năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3.5. Phân tích thống kê mô tả

Dữ liệu nghiên cứu gồm 140 quan sát của 35 công ty cổ phần hoạt động

trong ngành thực phẩm từ năm 2011 đến năm 2014 được chọn lọc theo tiêu chuẩn

hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23

tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg, tác giả lấy danh sách các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế

biến, chế tạo: Mã ngành cấp 1 là C, Mã ngành cấp 2 là 10 và 11. Danh sách bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt, thủy sản, nước mắm,

rau quả, dầu, sữa, bột, mì, đồ uống … Trong đó loại trừ doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản vì đây là ngành gián tiếp hỗ trợ cho ngành chăn

nuôi gia cầm, gia súc và thủy hải sản để tạo ra sản phẩm cho ngành thực phẩm.

Bảng 3.3 Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu

Mã niêm

yết Tên công ty Sàn

Vốn hóa

(tỷ đồng)

AAM CTCP Thủy Sản Mê Kông HOSE 111,28

ABT CTCP XNK Thủy sản Bến Tre HOSE 620,85 ACL CTCP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang HOSE 174,80 AGF CTCP XNK Thủy sản An Giang HOSE 483,49

AGM CTCP XNK An Giang HOSE 191,10

ANV CTCP Nam Việt HOSE 557,64

BBC CTCP Bibica HOSE 971,51

BHS CTCP Đường Biên Hòa HOSE 1.033,12

CAN CTCP Đồ hộp Hạ Long HNX 124,00

GIL CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh HOSE 401,03 HAD CTCP Bia Hà Nội – Hải Dương HNX 175,60 HAT CTCP Thương mại Bia Hà Nội HNX 199,56

HHC CTCP Bánh kẹo Hải Hà HNX 262,80

HNM CTCP Sữa Hà Nội HNX 188,00

ICF CTCP Đầu tư Thương mại Thủy sản HOSE 51,23

KDC CTCP Kinh Đô HOSE 5.432,22

KTS CTCP Đường Kon Tum HNX 65,40

LSS CTCP Mía đường Lam Sơn HOSE 602,00

NHS CTCP Đường Ninh Hòa HOSE 947,70

SAF CTCP Lương thực Thực phẩm SAFOCO HNX 295,46 SBT CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh HOSE 1.966,03 SCD CTCP Nước giải khát Chương Dương HOSE 353,52 SEC CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai HOSE 499,20

SGC CTCPXNK Sa Giang HNX 364,53

SJ1 CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu HNX 131,65

SLS CTCP Mía đường Sơn La HNX 193,12

TAC CTCP Dầu Thực vật Tường An HOSE 711,76

THB CTCP Bia Thanh Hóa HNX 317,60

TS4 CTCP Thủy sản số 4 HOSE 147,67

VCF CTCP Vinacafé Biên Hòa HOSE 4.598,19

VDL CTCP Thực phẩm Lâm Đồng HNX 490,65

VHC CTCP Vĩnh Hoàn HOSE 3.280,34

VNH CTCP Thủy hải sản Việt Nhật HOSE 8,83

VNM CTCP Sữa Việt Nam HOSE 117.013,60

Nguồn: Tổng hợp từ website www.hsx.vn; www.hnx.vn

Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm phân bố chủ yếu trên sàn HOSE (23 doanh nghiệp), còn lại 12 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HNX. Trong danh sách các doanh nghiệp này cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Danh sách các công ty loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu

Mã niêm

yết Tên công ty Sàn

Vốn hóa

(tỷ đồng)

ATA CTCP NTACO HOSE 34,8 BLF CTCP Thuỷ sản Bạc Liêu HNX 35 CMX CTCP Chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau HOSE 75,36 NGC CTCP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền HNX 21,26 VLF CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long HOSE 22,72

VTL CTCP Vang Thăng Long HNX 71,55

Nguồn: Tổng hợp từ website www.hsx.vn; www.hnx.vn

Nguyên nhân:

Đây là những công ty bị mất cân đối tài chính nghiêm trọng, sử dụng nguồn

vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, tỷ lệ nợ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

nguồn vốn (khoảng 80%), trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tiêu thụ hàng hóa, luân chuyển hàng tồn kho và thu hồi công nợ chậm nên dòng tiền luân chuyển chậm, khả năng thanh khoản kém. Các công ty này đều gặp khó khăn trong việc thanh toán các

khoản nợ đến hạn, cá biệt có một số doanh nghiệp phải bán tài sản, nhà máy để

thanh toán nợ ngân hàng cũng như cơ cấu lại hoạt động của mình. Doanh thu sụt

giảm, lợi, hoạt động kinh doanh thua lỗ, cổ phiếu của một số công ty thậm chí bị ngưng giao dịch (Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, Công ty Cổ

phần Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau, Công ty Cổ phần Thuỷ sản

Bạc Liêu), hoặc ở diện kiểm soát hay hạn chế giao dịch. Phần lớn không trả cổ tức

cho cổ đông (ngoại trừ Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền

do có sự thay đổi trong cổ đông lớn và bán lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn để cơ cấu lại hoạt động).

Qua bảng 3.1 về danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu tác giả nhận

thấy tỷ trọng vốn hóa của CTCP Kinh Đô (Kinh Đô) và CTCP Sữa Việt Nam

(VINAMIL) chiếm khá lớn trong mẫu nghiên cứu (lần lượt là 4% và 82%). Do đó,

bỏ hai đơn vị này trong mẫu để xem xét kết quả hồi quy với 33 công ty nhằm đánh

giá mức độ ảnh hưởng của hai đơn vị này lên mẫu nghiên cứu.

Đặc điểm các doanh nghiệp ngành thực phẩm:

- Là doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm cho nền kinh tế nên mức độ tăng trưởng khá ổn định, ROA và ROE của ngành bình quân khá cao: ROA khoản 8% và ROE khoảng 13%;

- Ngoại trừ các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải

sản, phần lớn các doanh nghiệp thực phẩm khác đều không có hoạt động xuất khẩu

hoặc nếu có thì không chiếm tỷ trọng lớn và chỉ tập trung tiêu thụ tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản có doanh thu phần lớn từ xuất khẩu,

chịu nhiều tác động từ thị trường quốc tế (biến động tỷ giá, rào cản thuế quan và kỹ

thuật của nước nhập khẩu, các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm …).

Tuy nhiên trong thời gian gần đây khi Việt Nam ký kết các hiệp định kinh tế như

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định thương mại

giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU), Hiệp định Thương mại Tự do

Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và gần nhất là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 05/10/2015 sẽ góp phần hạn chế các rủi ro này, đồng

thời tạo khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ,

Nhật, EU.

- Nợ vay của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn để cung cấp vốn lưu động

cho sản xuất kinh doanh. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp (bình quân khoảng gần 3%

tổng tài sản, cá biệt chỉ có một số doanh nghiệp mía đường có tỷ lệ nợ dài hạn cao

so với mức bình quân của ngành (Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn – bình quân trên 12% tổng tài sản, Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa – bình quân trên 13% tổng tài sản, Công ty Cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai – bình quân trên 20% tổng tài sản). Do đó, tỷ lệ tổng nợ gần như là nợ ngắn hạn.

- Do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nên

lượng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu tài sản - bình quân khoảng

- bình quân khoảng 36%. Do đó, trong trường hợp cần tài sản để thế chấp cho ngân

hàng thì các doanh nghiệp có khuynh hướng thế chấp hàng tồn kho/hàng tồn kho

luân chuyển.

Bảng 3.5 Phân tích mô tả dữ liệu nghiên cứu

stats N Mean P50 Max Min Kurtosis Sd Skewness ROA 140 0.084 0.068 0.379 -0.524 15.030 0.094 -1.183 ROE 140 0.138 0.128 0.606 -1.119 33.258 0.154 -3.460 TD 140 0.435 0.406 0.779 0.107 1.845 0.180 -0.042 STD 140 0.407 0.384 0.779 0.096 2.019 0.170 0.103 LTD 140 0.028 0.008 0.322 0.000 13.639 0.052 3.052 LIQ 140 1.846 1.461 5.169 0.875 4.228 0.948 1.404 TANG 140 0.359 0.345 0.711 0.068 2.808 0.135 0.428 SIZE 140 13.396 13.477 17.065 11.329 3.069 1.228 0.592 GROW 140 0.120 0.079 1.196 -0.686 5.007 0.292 0.854 STATE 140 0.191 0.082 0.661 0.000 1.743 0.225 0.654 AGE 140 9.900 9.500 22.000 3.000 3.400 4.043 0.721

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Stata

Bảng 3.5 thống kê các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Số liệu

tính toán dựa trên mẫu gồm 140 quan sát của 35 công ty trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Kết quả cho thấy giá trị trung bình ROA và ROE của các

doanh nghiệp ngành thực phẩm khá tốt: ROA là 8,4%, ROE là 13,8%. Một số

doanh nghiệp đạt mức ROE và ROA khá cao là 37,9% và 60,6%. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản trung bình của ngành là 43,5%, trong đó có doanh nghiệp tỷ lệ nợ lên đến 77,9%, ngược lại có doanh nghiệp tỷ lệ này chỉ ở mức 10,7%. Nợ ngắn hạn chiếm

khoảng 40,7% tổng tài sản của các doanh nghiệp, trong đó lớn nhất là 77,9% và nhỏ

nhất là 9,6%. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khá ít trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu nợ dài hạn/tổng tài sản trung bình là 2,8%. Khả năng

thanh khoản của các doanh nghiệp là khá tốt: tỷ số khả năng thanh toán hiện hành trung bình ngành ở mức 1,846 lần, trong đó có doanh nghiệp có khả năng thanh

khoản khá tốt ở mức 5,169 lần, nhưng ngược lại cũng có doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản khi chỉ ở mức 0,875 lần.

Tỷ lệ tài sản cố định trung bình của ngành khoảng 35,9%, trong đó lớn nhất

là 71,1%, nhỏ nhất là 6,8%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành khá tốt khi ở

mức trung bình là 12%, trong đó có doanh nghiệp tăng đến gần 120% nhưng cũng

có doanh nghiệp không tăng trưởng được doanh thu.

3.6. Phân tích tương quan

Ma trận hệ số tương quan giữa ROA, ROE và các biến được nêu trong Bảng 3.6 cụ thể như sau:

Bảng 3.6 Ma trận hệ số tương quan

TD STD LTD LIQ TANG SIZE GROW STATE AGE TD 1.000 STD 0.957 1.000 LTD 0.321 0.031 1.000 LIQ -0.835 -0.796 -0.277 1.000 TANG -0.086 -0.237 0.475 -0.286 1.000 SIZE 0.197 0.157 0.166 -0.237 0.193 1.000 GROW 0.112 0.030 0.285 -0.126 0.130 0.196 1.000 STATE -0.333 -0.249 -0.332 0.352 -0.183 -0.360 -0.050 1.000 AGE -0.041 -0.007 -0.117 0.059 -0.124 0.256 -0.123 -0.295 1.000

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu dựa trên phần mềm Stata

Ma trận hệ số tương quan từ bảng 3.6 cho ta thấy: Tỷ lệ tổng nợ (TD) có hệ

số tương quan là 0,931 (gần bằng 1) với tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) cũng như khả năng thanh khoản (LIQ) là -0,835. Khả năng thanh khoản (LIQ) cũng có mối quan

hệ khá chặt chẽ với tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) khi hệ số tương quan ở mức -0,796. Nguyên nhân là do phần lớn nợ của các doanh nghiệp trong ngành là nợ ngắn hạn, do đó tổng nợ của các doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản cũng có mối quan hệ nghịch biến với tỷ nợ ngắn hạn do khả năng

biến này sẽ có mối tương quan cao.

Do đó, để đảm bảo mô hình không bị đa cộng tuyến, tác giả sẽ loại bỏ 2

biến là tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (TD) và tính thanh khoản (LIQ) khi phân tích hồi

quy.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)