Các kết quả hồi quy từ mẫu nghiên cứu gồm 35 công ty và mẫu 33 công ty sau khi đã lược bỏ hai đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong ngành cho ta thấy biến STD đều cho kết quả quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE, biến LTD không có ý nghĩa thống kê.
Biến kiểm soát SIZE và biến STATE không có ý nghĩa thống kê khi hồi
quy với mẫu là 33 công ty. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quy mô khá lớn của
VINAMIL và Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao trong Kinh Đô. Biến kiểm soát khác
là Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW) có quan hệ đồng biến với ROA và ROE
ở hai lần hồi quyở mức ý nghĩa 1%, biến Thâm niên hoạt động (AGE) không có ý
nghĩa thống kê.
Như vậy, việc loại bỏ hai công ty là Kinh Đô và VINAMIL ra khỏi mẫu
nghiên cứu đã làm cho biến Quy mô (SIZE) và biến Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước
(STATE) không có ý nghĩa thống kê khi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đối với
hai biến độc lập là Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản (STD) và biến Tỷ lệ nợ dài hạn/Tổng tài sản là không thay đổi.
Do đó, trong nghiên cứu này, quan điểm của tác giả hướng về kết quả
nghiên cứu khi đã loại bỏ sự tác động của hai công ty lớn trong ngành là Kinh Đô
và VINAMIL.
Sau đây tác giả sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu khi đã loại trừ 2 công ty
này khỏi mẫu nghiên cứu.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng tài sản (STD)
Tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng tài sản được đại diện bởi biến STD có tác động ngược chiều đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khi đo lường bằng
ROA và ROE ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số tác động khi hồi quy cho ROA là -0,2649 và ROE là -0,234. Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của El-Sayed Ebaid,
I.,2009; Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S., 2012; Mahfuzah Salim,
Dr.Raj Yadav, 2012; Zeitun, R., & Tian, G. G., 2014; Dawar, V., 2014. Do đó tỷ lệ
nợ ngắn hạn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp như giả thuyết 3 đã đặt ra. Bên cạnh đó, do tỷ lệ tổng nợ so với
tổng tài sản của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn nên tỷ lệ tổng nợ cũng sẽ có
quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính như giả thuyết 1 đã đặt ra.
Tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng tài sản (LTD): Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản qua các lần hồi quy cho thấy không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả tài
chính khi đo lường bằng ROA và ROE. Nguyên nhân có thể là nợ dài hạn chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp. Một trong những yếu tố có
thể ảnh hưởng đến nợ dài hạn là chi phí đắt đỏ cũng như các thủ tục để phát hành nợ/vay vốn trung dài hạn ngân hàng còn nhiều phức tạp mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được làm cho doanh nghiệp có khuynh hướng ít/không sử dụng nợ dài hạn.
Tăng trưởng doanh thu (GROW)
Được đại diện bởi biến GROW, tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực
lên ROA và ROE ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy của ROA và ROE lần lượt là 0,143 và 0,265 qua đó cho thấy GROW có tác động đáng kể đối với ROE. Các kết
quả nghiên cứu của Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S., 2012; Mahfuzah
Salim, Dr.Raj Yadav, 2012 cho kết quả tương tự. Tuy nhiên trong nghiên cứu của
Dawar, V., 2014 thì lại cho thấy GROW không có tác động/tác động không đáng kể
lên ROA và ROE. Kết quả hồi quy này cũng phù hợp với giả thuyết 6 đã đặt ra là
Tăng trưởng doanh thu có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp.Khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sau thuế tăng sẽ góp phần cải thiện các chỉ
số ROA và ROE.
Quy mô công ty (SIZE) và Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE)
Biến SIZE đại diện cho quy mô công ty và biến STATE đại diện cho tỷ lệ
sở hữu của Nhà nước. Ở các lần hồi quy cho ROA và ROE, biến SIZE và biến STATE đều thể hiện không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái với giả thiết 4 và giả thiết 8 là SIZE và STATE đồng biến với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3 tác giả trình bày các phương pháp áp dụng cũng như kết
quả hồi quy. Phương pháp được thể hiện trong bài nghiên cứu là phương pháp hồi
quy dữ liệu bảng (data panel) kết hợp với thống kê mô tả và sử dụng kiểm định hausman để chọn mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect Model) hay mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model). Nhằm đảm bảo độ tin
cậy và giả định của mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả sử dụng các kiểm định để
kiểm tra hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và cuối cùng là sử
dụng phương pháp hồi quy Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc
phục nếu xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Trong quá trình hồi quy, tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là ROA và ROE
đại diện cho hiệu quả tài chính, các biến độc lập là Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản - STD, Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản – LTD, Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản
– TD. Các biến kiểm soát gây nhiễu là Quy mô công ty - SIZE, Tính thanh khoản - LIQ, Tài sản hữu hình - TANG, Tốc độ tăng trưởng doanh thu - GROW, Thâm niên hoạt động của công ty - AGE, Tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước – STATE. Sau khi phân
tích tương quan giữa các biến, tác giả đã loại bỏ biến TD và biến LIQ để mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến.
Tác giả tiến hành hồi quy trong hai lần, trong đó lần thứ nhất dữ liệu nghiên cứu là 140 quan sát được thu thập từ 35 công ty cổ phần hoạt động trong ngành thực
phẩm từ năm 2011 đến năm 2014 được chọn lọc theo tiêu chuẩn hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Lần thứ hai, tác giả loại trừ hai công ty chiếm tỷ trọng lớn là Công ty cổ phần Kinh Đô và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Các kết quả hồi quy
và kiểm định được trích xuất từ phần STATA. Kiểm định F được dùng để lựa chọn
giữa phương pháp hồi quy Pool OLS và Fixed Effect Model cho thấy mô hình Pooled OLS là không phù hợp. Kiểm định Hausman được dùng để lựa chọn giữa phương pháp Fixed Effect Model (FEM) và Random Effect Model (REM) cho thấy
mô hình FEM phù hợp hơn. Qua kiểm định Modified Wald test thì cho thấy mô
Wooldridge test thì mô hình không có hiện tượng tự tương quan xảy ra. Do đó, tác
giả đã sử dụng phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để
khắc phục khuyết tật này của mô hình.
Sau khi hồi quy hai lần, tác giả ủng hộ kết quả hồi quy khi đã loại trừ Kinh
Đô và VINAMIL. Kết quả hồiquy theo phương pháp FGLS cho thấy Tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản (STD) có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính khi đo lường bằng ROA và ROE, Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) không có ý
nghĩa thống kê. Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy các biến kiểm soát là Quy mô công ty (SIZE), và Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không có ý nghĩa thống kê, biến
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ