Cơ chế, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN - TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Cơ chế, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh

Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997. UBND tỉnh đã ban hành các quy định theo phân cấp quản lý trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ trong từng thời điểm khác nhau:

- Quyết định số 2308/1998/QĐ-UB ngày 09/9/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về đền bù và đơn giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Quyết định số 302/2005/QĐ-UBND, ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND, ngày 21/3/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND, ngày 06/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND, ngày 01/4/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND, ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày 13/08/2009 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 18/2011/QĐ- UBND, ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc chính sách bồi thường áp dụng cơ bản như Nghị định số: 69/2009NĐ-CP, ngày 13/08/2009, do tình hình địa phương nên khi xây dựng chính sách bồi thường, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng có một số nội dung áp dụng không hết mức tối đa mà Nghị định69/2009NĐ-CP, ngày 13/08/2009 cho phép như:

- Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó (Điều 26). Diện tích được hỗ trợ không quá 03 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương [32]. Nhưng tại Nghị định số: 69/2009NĐ-CP cho mức hỗ trợ tối đa là 70% giá đất ở của thửa đất đó. Diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương (Điều 21) [10].

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 25, nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của bản quy định này thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 2,0 lần giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với diện tích đất bị thu hồi. Nhưng diện tích được hỗ trợ không vượt quá diện tích giao đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 02/CP, ngày 15/01/1994, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28/8/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999, Nghị định số: 181/2004/ NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại các xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi [32]. Nhưng tại Nghị định số: 69/2009NĐ-CP cho mức hỗ trợ tối đa là 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (Điều 22) [10].

Do chính sách bồi thường của tỉnh Vĩnh Phúc không áp dụng hết mức tối đa đối với Nghị định số 69/2009NĐ-CP dẫn đến trong công tác bồi thường, GPMB còn gặp nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình thực hiện bồi thường GPMB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc đã làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư như các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, tiểu thủ làng nghề: KCN Khai Quang (Vĩnh Yên) KCN Bình Xuyên, KCN Sơn Lôi, KCN Hồng Hải, KCN Bá Thiện I, KCN Bá Thiện II, Cụm Công Nghiệp Hương Canh, Khu đô thị Chùa Hà, Khu đô thị Nam Đầm Vạc (Vĩnh Yên) Đường Cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Đường tỉnh lộ 305, Đường Tôn Đức Thắng kéo dài, Đường 36 m Khu công nghiệp (Bình Xuyên) Đường tỉnh lộ 310 ( Đại Lải đi KCN Tam Dương), nâng cấp tỉnh lộ 303… giải phóng được hơn 4.000 ha đất để giao cho gần 700 dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư của địa phương.

Nhiều dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Quốc lộ 2A (BOT) 2B, Cụm kinh tế xã hội Tân Tiến; KCN Quang Minh, KCN Chấn Hưng; Quốc lộ 2A (BOT) 2B, khu làng nghề Thanh Lãng, Đàm Sáu Vó, Khu du lịch sinh thái Nam Tam Tảo... Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình đúng tiến độ, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, tác động đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chuyển đổi nghề, tái định cư, đất dịch vụ... chưa đồng bộ, chưa có chính sách ổn định, bền vững đối với người bị thu hồi đất tạo nên tâm lý bất an khi thu hồi đất trong nhân dân.

Các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước chưa phù hợp, nhất quán làm giảm lòng tin với nhân dân. Một bộ phận nhân dân chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cố tình dây dưa kéo dài đòi hỏi chế độ gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hơn nữa, chính quyền một số địa phương tham gia chưa tích cực và còn “khoán trắng” cho chủ đầu tư tự thực hiện...

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; tiếp tục hoàn thiện chính sách giao đất dịch vụ cho nông dân; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai

Như vậy ngay sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các quy định trong công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB theo tinh thần các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành nhằm đáp ứng kịp thời trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác bồi thường GPMB nói riêng.

* Nhận xét đánh giá

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường GPMB được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thầm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra

(1) Công tác thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn huyện Bình Xuyên diễn ra như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Đã gặp phải những hạn chế vướng mắc nào trong công tác bồi thường, GPMB tại dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai?

(3) Nguyên nhân nào dẫn đến những tồn tại hạn chế, vướng mắc bất cập đó? (4) Giải pháp nào cho việc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai trên địa bàn huyện Bình Xuyên đúng tiến độ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện được đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

2.2.1. Phương pháp điều tra

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Cục thống kê, Ban quản lý dự án công trình giao thông II (thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Phúc), UBND huyện Bình Xuyên, Phòng Tài nguyên & Môi trường và các xã, thị trấn: Sơn Lôi, Hương Canh, Tam Hợp, Hương Sơn, Gia Khánh trên địa bàn huyện Bình Xuyên nơi có dự án đi qua. Các phòng ban có liên quan để trao đổi, thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia thực hiện công tác GPMB để đánh giá thu thập tài liệu.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp, sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm công tác bồi thường GPMB, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn nơi có đất thu hồi và người có đất bị thu hồi bằng bảng hỏi.

Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phải phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách bồi thường GPMB, có độ tin cậy chính xác cao, các số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phỏng vấn chủ dự án, cán bộ địa chính xã, thị trấn, các hộ có đất bị thu hồi đất, người thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp cụ thể là chọn Hội đồng bồi thường GPMB huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện; các cán bộ xã, thị trấn có dự án đi qua, hộ gia đình có đất bị thu hồi và mang tính chất đại diện. Số phiếu lựa chọn điều tra được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Danh sách khảo sát các đối tƣợng liên quan dự án

TT Đơn vị, địa phƣơng

Phỏng vấn hộ dân bị thu hồi đất Phỏng vấn cán bộ Đảng, UBND, đoàn thể 1 Xã Sơn Lôi 30 5 2 Thị trấn Hương Canh 10 5 3 Xã Tam Hợp 10 5 4 Thị trấn Gia Khánh 20 5 5 Xã Hương Sơn 40 10

6 Hội đồng bồi thường GPMB huyện 5

7 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện 5

Tổng cộng 110 40

- Các chỉ số bình quân, max, min, tỉ lệ tăng giảm .v.v. - Các đồ thị mô tả và so sánh dữ liệu.

- Các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. - Các phân tích, mô tả dữ liệu.

2.2.2.2.

- So sánh theo không gian. - So sánh theo thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cụ thể thực hiện bằng 2 hình thức: - So sánh theo chiều ngang: So sánh biến động trên các báo cáo tài chính, phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính, phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu.

- So sánh theo chiều dọc: So sánh dọc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng cơ bả

, tỉnh... để đưa các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn.

2.3.

Khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu

định tính và định lượ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Diện tích đất đai GPMB thực hiện theo kế hoạch: Chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa diện tích thực hiện so với diện tích kế hoạch.

- Giá trị tiền chi trả GPMB thực hiện so kế hoạch: Chỉ tiêu này là tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC NỘI BÀI

- LÀO CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa của tỉnh Vĩnh Phúc, có cả ba vùng là: đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hướng Tây - Tây Bắc.

Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hương Canh là trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thanh Lãng, thị trấn Gia Khánh và các xã Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân, Sơn Lôi, Tam Hợp, Bá Hiến, Thiện Kế, Trung Mỹ, Hương Sơn, Quất Lưu. Tổng diện tích tự nhiên là 14847,31ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57”đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI - LÀO CAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN - TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 47)