6. Kết cấu đề tài
2.4. Ứng dụng mô hình logistic trong xếp hạng doanh nghiệp của ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng mô hình logistic để xếp hạng tín dụng các khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam. Là một mô hình phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu thu thập được trong quá khứ về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau trong nền kinh tế. Từ đó ước lượng được xác suất vỡ nợ của từng doanh nghiệp.
Các biến trong mô hình được cho ở bảng dưới đây.
Bảng 2.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu
Y Tình trạng nợ của khách hàng doanh nghiệp Y= 0 Doanh nghiệp không có nợ xấu
Y = 1 Doanh nghiệp có nợ xấu
X1 Quy mô doanh nghiệp
X1 = 0 Quy mô nhỏ X1 = 1 Quy mô vừa X1 = 2 Quy mô lớn
X2 Báo cáo tài chính đã kiểm toán X2 = 0 Đã kiểm toán
X2 = 1 Chưa kiểm toán X3 Khả năng thanh toán ngắn hạn X4 Khả năng thanh toán tức thời X5 Vòng quay vốn lưu động X6 Vòng quay hàng tồn kho X7 Vòng quay các khoản phải thu X8 Hệ số tự tài trợ
X9 Nợ dài hạn/Vốn CSH
X11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần X12 Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân
X13 EBIT/Chi phí lãi vay
Trong đó, biến phụ thuộc Y là biến giả, nhận giá trị 0 hoặc 1 thể hiện tình trạng nợ của doanh nghiệp (khách hàng không có hoặc có nợ xấu). Các biến độc lập X3 cho đến X13 được lấy từ các chỉ tiêu tài chính mà hệ thống chấm điểm của NHTM Cổ Phần Công Thương Việt Nam tính toán. Cuối cùng biến X1 và X2 được đưa vào với vai trò là 2 biến phi tài chính quan trọng, còn những biến phi tài chính còn lại không được đưa vào mô hình do khó khăn lớn trong việc lượng hóa.
Với bộ dữ liệu trong quá khứ, chuyên đề ước lượng được β. Sau đó, xác suất Y nhận giá trị bằng 1 được đo bằng pi:
pi = 𝑒𝛽1+𝛽2𝑋2𝑖 1+𝑒𝛽1+𝛽2𝑋2𝑖 = 𝑒𝑋𝑖𝛽 1+𝑒𝑋𝑖𝛽 = exp(𝑋𝑖𝛽) 1+exp(𝑋𝑖𝛽) Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau:
k X
pi
= exp(𝑋𝑖𝛽̂)
(1+exp(𝑋𝑖𝛽̂))2𝛽𝑘 = pi(1-pi)βk